Nhiều hãng xe ô tô lớn dính bê bối vì khí độc CO
Hội người tiêu dùng Mỹ vừa đâm đơn kiện 10 hãng ô tô lớn vì vấn đề an toàn khí (CO) trong việc sử dụng những sản phẩm của họ.
Keyless Ignitions (đề nổ không cần cắm chìa khóa) trên ô tô là một công nghệ được trang bị trên một sỗ mẫu xe hiện đại. Khi khởi động ô tô, người dùng không cần cắm chìa khóa vào ổ mà chỉ cần bấm một chiếc nút.
Tuy nhiên, công nghệ hiện đại này đang được cho là có nguy cơ thải ra lượng CO (carbon monocide) rất cao. Theo NBC News, đã có 13 trường hợp lái xe tử vong vì ngộ độc CO khi công nghệ Keyless Ignitions đã có mặt trên 5 triệu phương tiện.
Cũng theo trang tin trên, những hãng xe phải đối mặt với vụ kiện này là: Daimler”s Mercedes Benz; Fiat Chrysler; Ford; General Motors; và Honda, gồm Acura; Hyundai, gồm Kia; Nissan, gồm Infiniti; Toyota, gồm Lexus; and Volkswagen, gồm Bentley.
Thường thì giai đoạn thải ra lượng khí CO nhiều nhất là khi mà người lái xe dừng xe, tắt máy và bỏ túi chiếc chìa khóa điện tử của mình để rời khỏi xe. Mọi người nhầm tưởng là xe đã ngừng hoạt động và không hề có nguy cơ gì với động cơ nhưng trên thực tế, xe ô tô có khả năng bị bao phủ bởi lớp khí CO chết người.
Đề nổ không cần cắm chìa khóa trên ô tô đang được cho là có nguy cơ thải ra lượng CO (carbon monocide) rất cao.
Và theo những gì mà người tiêu dùng Mỹ đưa ra trước tòa, nếu như chiếc xe ô tô đầy khí CO này không được đóng chặt và để trong gara gia đình thì khả năng mà người trong nhà hít phải loại khí không màu, không mùi này là không hề nhỏ.
Khí CO từ ôtô gây chết người như thế nào?
Bên cạnh đề nổ không cần cắm chìa khóa, ông xả cũng là một thủ phạm thải ra CO khiến người hít phải, phá vỡ cấu trúc hồng cầu khiến máu không cung cấp đủ oxi cho các tế bào, dẫn tới hôn mê, tử vong.
Trên xe có hai bộ phận chính thải ra khí trong quá trình hoạt động là động cơ và điều hòa. Nếu điều hòa thải ra CFCs (chlorofluorocarbons), với thành phần gồm clo, flo và carbon, loại khí thải này trực tiếp ảnh hưởng đến tầng ozone, làm trái đất nóng lên.
Tuy nhiên khí thải điều hòa ôtô lại không trực tiếp ảnh hưởng ngay đến sức khỏe con người. Trong khi đó, khí thải từ động cơ đốt trong lại nguy hại. Tùy thuộc động cơ xăng hay diesel mà các chất khí thải khác nhau, nhưng nhìn chung, thoát ra khỏi cổ ống xả gồm ni-tơ oxít NOx (NO, NO2), oxi (O2), carbonic (CO2), nước H2O và carbon mono-oxít (CO).
Nhiều người lầm tưởng CO2 là chất nguy hại nhất trong khí thải, vì con người hô hấp hít O2 và thở ra CO2. Nhưng thực tế, CO2 là chất gây ra hiệu ứng nhà kính (greenhouse), còn để gây ra những trường hợp ngạt khí thì CO (carbon monoxide) lại mới là thủ phạm.
Video đang HOT
Quá trình đốt trong của động cơ ôtô, xe máy là phản ứng hóa học giữa nhiên liệu (xăng, diesel) và không khí. Do lượng không khí đưa vào buồng đốt gấp gáp trong mỗi chu kỳ, không đủ oxi để phản ứng hết với nhiên liệu, do đó nhiên liệu cháy không hết, sinh ra CO. Trong phản ứng này, nếu O2 tăng thì CO sẽ giảm và ngược lại.
Bởi lý thuyết này, mà những xe trước đây với các công nghệ phun xăng, hút gió còn sơ khai nên lượng xăng dầu thường xuyên không được đốt hết, kéo theo đó khí thải có hàm lượng CO cao. Hiện nay công nghệ tiến bộ, cải tiến để lượng xăng phun vào buồng đốt và lượng gió hút vào hợp lý, đủ đốt cháy hết, vì thế lượng CO thải ra giảm đáng kể.
Nếu ở trong không gian kín như cabin ôtô, điều hòa lấy gió mang theo CO vào, con người sẽ trực tiếp hít phải CO. Theo các chuyên gia y tế, CO kết hợp với Hemoglobin trong hồng cầu làm biến đổi cấu trúc Hemoglobin, khiến hồng cầu không thể vận chuyển oxi tới các tế bào cơ thể. Do đó, tế bào thiếu hút oxi, rơi vào trạng thái hôn mê, bất tỉnh thậm chí tử vong. Nếu sống thì di chứng về não là rất lớn bởi não không có oxi trong thời gian dài.
Ở Việt Nam và trên thế giới từng chứng kiến nhiều trường hợp tử vong do nằm ngủ trong xe hơi, đóng kín cửa bật điều hòa, nguyên nhân cũng do hít phải CO. Mới đây hàng chục người ngất xỉu trong siêu thị Big C cũng do hít phải lượng CO tràn ra từ tầng hầm giữ xe.
Để khắc phục, khi ngủ nên để hé cửa số cho không khí lưu thông, đồng thời đặt đồng hồ khoảng mỗi tiếng cách nhau để thức dậy ra ngoài hít thở không khí trong lành. Chi tiết sự nguy hiểm khi ngủ trong cabin xem tại đây.
Đức An (Tổng hợp)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Những siêu xe cảnh sát cực "độc" trên thế giới (P2)
Việc sử dụng các siêu xe đình đám để tuần tra đã không còn là việc hiếm gặp tại một số quốc gia trên thế giới. Cùng điểm những mẫu siêu xe "cưng" được sử dụng trong các lực lượng cảnh sát trên khắp thế giới.
1. Lykan Hypersport
Lykan Hypersport được thiết kế đạt tốc độ tối đa 390km/h, ngoài ra có thể đạt vận tốc từ 0 lên 100km/h trong vòng 2,8 giây. Giá mỗi siêu xe Lykan Hypersport là 2,16 triệu bảng Anh, tương đương với 72 tỷ VND. Nó được hiện diện trong biên chế lực lượng tuần tra cảnh sát Abu Dhabi.
2. Audi R8 GTR
Cảnh sát Đức lại chuộng mẫu Audi R8, với động cơ 5,2 lít V10, công suất 620 mã lực, xe tăng tốc 0-97 km/h sau 3,2 giây, tốc độ tối đa 325 km/h.
3. Ferrari FF
Nổi bật nhất thế giới về độ chịu chơi, cảnh sát UAE cũng sở hữu Ferrari FF với thời gian tăng tốc 0-97 km/h khoảng 3,7 giây, tốc độ tối đa 335 km/h.
4. Brabus Rocket
Phát triển từ Mercedes, hãng độ Brabus làm chiếc Rocket cho cảnh sát Đức. Xe sử dụng động cơ 6,3 lít V12, tăng tốc 0-97 km/h sau 3,2 giây, tốc độ tối đa 362 km/h.
5. Bugatti Veyron
Vị trí dẫn đầu thuộc về Bugatti Veyron của cảnh sát UAE. Siêu xe giá 1,6 triệu USD có khả năng tăng tốc 0-97 km/h sau chỉ 2,5 giây, tốc độ tối đa 431 km/h.
6. Maserati Quattroporte Sport GT
Thường được đi đầu trong các cuộc diễu hành ở Ontario, Canada để gây quỹ cho công việc từ thiện. Tốc độ tối đa 275 km/h, gia tốc 0-100 km/u trong thời gian 5 giây.
7. Porsche 911
Porsche 911 thì được "ưu ái" hơn tại lực lượng cảnh sát Teutonic, Đức. Đây là phương tiện được người Đức lựa chọn đầu tiên khi muốn truy đuổi kẻ phạm tội trên đường bộ.
8. BMW M5
BMW M5 phiên bản trang bị cho cảnh sát Đức sử dụng động cơ V8 4.4 lít, tăng áp kép, mang lại cho xe sức mạnh 560 mã lực và mô-men xoắn cực đại 680 Nm giúp xe tăng tốc từ 0-100 km/h trong 4,4 giây, trước khi đạt vận tốc tối đa 304 km/h.
9. Spyker C8
Hà Lan cũng đưa xe Skyper C8 gia nhập đội quân xe công vụ của mình. Spyker C8 Spyder sử dụng động cơ Audi V8 4,2 lít 400 mã lực có khả năng tăng tốc lên 100km/h trong 4,5s chiếm vai trò quan trọng trong ngành cảnh sát Hà Lan.
10. Volvo S60 Polestar
Nếu bạn là một tên tội phạm ở Úc, bạn sẽ muốn xem xét lại lựa chọn cuộc sống của mình vì những trang bị vững chắc cho cảnh sát như đội xe hung mạnh Volvo S60 Polestar. Bên dưới nắp capô là động cơ tăng áp V6 3,0 lít cho công suất 350 mã lực, hộp số tự động 6 cấp, chỉ mất 4,9 giây để tăng tốc từ 0-100 km/h, và lên đến 200 km/h trong chưa đầy 13 giây sau. Tốc độ tối đa là 250 km/h.
Theo_24h
"Doạ" đánh thêm phí, ô tô "oằn mình" chống đỡ Trước tranh cãi cho rằng, tới đây giá xe ô tô sẽ bị đẩy lên cao hơn khi phải "gánh" thêm phí thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu 16 triệu đồng/xe, Bộ Tài chính khẳng định, loại phí này không bắt buộc. Phí thử nghiệm nhiên liệu là không bắt buộc Bộ Tài chính đang tổ chức lấy ý kiến hoàn thiện...