Nhiều hãng hàng không chuyển máy bay chở khách thành chở hàng giữa mùa dịch COVID-19
Nhiều hãng hàng không bắt đầu có xu hướng biến máy bay chở khách cũ thành máy bay vận chuyển hàng hóa ở thời điểm thương mại điện tử phát triển mạnh do dịch COVID-19.
Nội thất chiếc Airbus A321 được chuyển đổi thành máy bay vận chuyển hàng hóa. Ảnh: Reuters
Theo Reuters, hãng hàng không Air Canada dự kiến chuyển đổi công năng của một số máy bay Boeing 767. Việc chuyển đổi này là một trong những bước mà các hãng hàng không áp dụng trong thời kỳ dịch COVID-19 để giảm chi phí.
Đây là cơ hội lớn cho các công ty chuyển đổi công năng máy bay từ chở hành khách sang vận tải hàng hóa (P2F), trong đó có Singapore Technologies, Israel Aerospace Industries (IAI) và Aeronautical Engineers tại Mỹ. IAI có thể chuyển đổi công năng của ít nhất 18 chiếc Boeing 767 và phần lớn đều do trang bán lẻ trực tuyến Amazon sử dụng.
Video đang HOT
Tổng giám đốc IAI Yosef Melamed chia sẻ: “Chúng tôi đã đầu tư rất nhiều để đáp ứng nhu cầu thị trường. Dịch COVID-19 khiến số chuyến bay thương mại giảm mạnh, số chuyến bay quốc tế còn về mức không. Vậy giải pháp là vận chuyển hàng hóa bởi xu thế người dân ở nhà và đặt hàng qua mạng trực tuyến nhiều hơn”.
Công ty phân tích hàng không Cirium dự báo con số chuyển đổi P2F trên toàn cầu sẽ tăng 36% lên 90 chiếc máy bay trong năm 2021 và 109 chiếc trong năm 2022. Xu hướng này cho thấy các hãng hàng không đặt cược tiền bạc vào việc vận tải hàng hóa bằng hàng không khi người tiêu dùng ưu ái thương mại điện tử.
Bên cạnh đó, đây cũng là tin vui với các nhóm doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo trì, sửa chữa máy bay. Nhiều doanh nghiệp đã có thời gian kinh doanh ảm đạm do các máy bay “đắp chiếu” trong dịch COVID-19.
Công ty tư vấn Ishka nhận định giá trị trên thị trường của các máy bay 15 năm tuổi đã giảm từ 20%-40% kể từ đầu năm nay tùy từng mẫu. Các chuyên gia dự đoán phải đến năm 2024, việc di chuyển bằng hàng không mới hồi phục được về mức của năm 2019.
Máy bay đâm chết gấu
Máy bay chở khách Boeing 737-700 đâm chết một con gấu nâu khi hạ cánh ở sân bay Alaska, động cơ trái của phi cơ bị hỏng.
Sam Dapcevich, phát ngôn viên Sở Giao thông và Công cộng bang Alaska, cho biết các nhân viên sân bay đã dọn đường băng sân bay Yukutat khoảng 10 phút trước khi chiếc Boeing 737-700 của hãng Alaska Airline hạ cánh tối 14/11.
Máy bay hạ cánh khi trời tối nên nhân viên tiến hành các thủ tục như thường lệ để kiểm tra đường băng. Họ không phát hiện dấu hiệu nào của động vật hoang dã trong quá trình kiểm tra. Tuy nhiên, phi công trên máy bay đã nhìn thấy hai con gấu chạy ngang qua đường băng trong lúc máy bay giảm tốc sau khi hạ cánh.
"Càng đáp phía trước không va vào hai con gấu, nhưng cơ trưởng sau đó cảm thấy lực va chạm ở bên trái sau khi máy bay băng qua hai con vật", Alaska Airlines cho biết trong một tuyên bố.
Động cơ bên trái chiếc chiếc Boeing 737-700 thuộc hãng Alaska Airlines bị biến dạng sau vụ va chạm tối 14/11. Ảnh: Anchorage Daily News .
Phi công sau đó nhìn thấy con gấu nằm trên đường băng khi máy bay tiến vào chỗ đậu. Gấu mẹ chết trên đường băng, trong khi gấu con hai tuổi không bị thương. Nhân viên sân bay Yakutat sau đó di chuyển xác gấu mẹ khỏi đường băng.
Hiện chưa rõ có bao nhiêu hành khách trên chuyến bay, song cả phi công và hành khách đều không bị thương. Động cơ bên trái của máy bay bị hỏng và phi cơ vẫn ở lại sân bay Yakutat hôm 15/11.
"Các kỹ thuật viên của chúng tôi đang làm việc để sửa chữa chiếc máy bay. Việc này sẽ mất vài ngày", Alaska Airlines cho biết.
Máy bay từng va phải hươu, ngỗng, tuần lộc và các động vật khác ở Alaska, nhưng Dapcevich cho biết đây là lần đầu tiên máy bay đâm phải gấu.
Sinh con trên máy bay Một bé trai đã được sinh ra trên chuyến bay từ Delhi tới Bangalore hôm qua, gây phản ứng trái chiều trên mạng. "Chúng tôi xác nhận một bé trai chào đời trên chuyến bay 6E 122 từ Delhi tới Bangalore. Hiện không có thêm thông tin chi tiết", hãng hàng không IndiGo hôm nay thông báo. Bé trai được sinh ra trên...