Nhiều giáo viên sắp có thêm khoản tiền hỗ trợ
Bộ GDĐT đề nghị Sở GDĐT tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ thêm cho giáo viên dạy các lớp chuẩn bị, tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số.
Ngày 13/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) có công văn 1949/BGDĐT-GDTH về thực hiện hoạt động và giải pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số.
Theo nội dung công văn, thực hiện quyết định số 2805/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2016 về việc ban hành kế hoạch thực hiện đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học (HSTH) vùng dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến 2025″ của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Bộ GDĐT đã tổ chức biên soạn tài liệu Hướng dẫn dạy học tăng cường Tiếng Việt cho HSTH vùng DTTS nhằm tăng cường năng lực sử dụng tiếng Việt cho HSTH vùng DTTS.
Tài liệu đã được Bộ GDĐT thẩm định và phê duyệt bao gồm: Hướng dẫn dạy học Em nói tiếng Việt lớp 1 (dành cho giáo viên và học sinh lớp 1 vùng DTTS) theo Quyết định số 631/QĐ-BGDĐT ngày 15/3/2019; Hướng dẫn dạy học Tăng cường tiếng Việt lớp 2 (dành cho giáo viên và học sinh lớp 2 vùng DTTS) theo Quyết định số 189/QĐ-BGDĐT ngày 20/01/2020; Hướng dẫn dạy học Tăng cường tiếng Việt lớp 3 (dành cho giáo viên và học sinh lớp 3 vùng DTTS) theo Quyết định số 733/QĐ-BGDĐT ngày 19/02/2021.
Để thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đảm bảo chính sách đối với HSTH vùng DTTS cũng như đảm bảo chế độ đối với giáo viên dạy học vùng DTTS nhằm nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt cho HSTH vùng DTTS và đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ GDĐT đề nghị các Sở GDĐT triển khai thực hiện các nội dung dưới đây.
Thứ nhất, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lí và giáo viên về tăng cường tiếng Việt cho học sinh lớp 1, lớp 2, lớp 3 vùng DTTS; triển khai dạy học tăng cường tiếng Việt lớp 1, lớp 2, lớp 3 vùng DTTS nhằm tăng cường tiếng Việt cho HSTH vùng DTTS.
Thứ hai, tổ chức rà soát kết quả thực hiện các mục tiêu đề ra trong Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến 2025″ đã được UBND tỉnh phê duyệt để điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với thực tế hiện nay.
Thứ ba, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí tổ chức triển khai các hoạt động tăng cường tiếng Việt cho HSTH vùng DTTS hàng năm, trong đó cần quan tâm bố trí nguồn kinh phí để hỗ trợ, cấp phát miễn phí các bộ tài liệu tăng cường tiếng Việt cho HSTH vùng DTTS được Bộ GDĐT tổ chức biên soạn, thẩm định và phê duyệt để các trường có đủ điều kiện triển khai thực hiện theo đúng quy định.
Video đang HOT
Thứ tư, tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ thêm cho những giáo viên dạy các lớp chuẩn bị, tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, học sinh chưa qua mẫu giáo 5 tuổi trước khi vào lớp 1 trong thời gian giáo viên được nghỉ hè theo quy định và những giáo viên dạy các tiết tăng cường tiếng Việt cho HSTH vùng DTTS trong suốt năm học phù hợp với điều kiện của địa phương.
Thứ năm, tiếp tục thực hiện các giải pháp tăng cường tiếng Việt cho HSTH vùng DTTS linh hoạt, phù hợp với điều kiện của từng địa phương như: Chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ trước khi vào lớp 1; xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Việt trong và ngoài nhà trường; tích hợp rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong các môn học/hoạt động giáo dục khác; dạy học theo hướng tăng thời lượng môn tiếng Việt; xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động thư viện; tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, cha mẹ học sinh và cộng đồng về việc tăng cường tiếng Việt cho HSTH vùng DTTS; xây dựng các cơ sở giáo dục tiểu học điển hình về tăng cường tiếng Việt giúp giáo viên có cơ hội chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm; thực hiện các giải pháp khác: tổ chức thực hiện linh hoạt các hoạt động trải nghiệm, trò chơi học tập, giao lưu tiếng Việt, … nhằm giúp học sinh có cơ hội giao lưu và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt.
Thứ sáu, tăng cường kiểm tra, giám sát, tư vấn, hỗ trợ việc triển khai các hoạt động tăng cường tiếng Việt cho HSTH vùng DTTS, việc dạy học tăng cường tiếng Việt theo các tài liệu đã được Bộ GDĐT tổ chức biên soạn, thẩm định và phê duyệt.
Bộ GDĐT đề nghị các Sở GDĐT triển khai thực hiện hiệu quả các hoạt động tăng cường tiếng Việt cho HSTH vùng DTTS, gửi báo cáo kết quả thực hiện công tác tăng cường tiếng Việt cho HSTH vùng DTTS năm học 2020 – 2021 và kế hoạch triển khai các hoạt động tăng cường tiếng Việt cho HSTH vùng DTTS năm học 2021 – 2022 về Bộ GDĐT trước ngày 15/6/2021.
5 năm tăng 400 nghìn đồng, khi nào giáo viên mới sống được bằng lương?
Đã nhiều năm trôi qua giáo viên vẫn phải sống chật vật bằng đồng lương ít ỏi khiến thầy cô chưa thể yên tâm công tác.
Bức tâm thư của tân Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn gửi đến toàn thể giáo viên cả nước chạm vào trái tim của nhiều người. Bức thư thể hiện sự trăn trở về đời sống, đãi ngộ và vị thế của người thầy trong xã hội. Trong nhiệm kỳ tới đây của tân Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, thầy cô mong mỏi chế độ đãi ngộ cho nhà giáo sẽ được cải thiện để họ yên tâm công tác.
Mong mỏi tăng lương
11 năm trong ngành giáo dục nhưng đến thời điểm này cô Nguyễn Thị Vinh, giáo viên tiểu học (Mường Khương, Lào Cai) vẫn chật vật với mức lương hơn 5 triệu đồng/tháng. Thu nhập thấp nên không dưới 10 lần cô định bỏ nghề, chuyển hướng sang công việc khác. Nhưng vì yêu nghề, mến trẻ, cô Vinh vẫn kiên trì bám trụ đến ngày hôm nay.
Hai ngày trước, khi đọc được bức tâm thư của tân Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn, cô Vinh vô cùng xúc động vì người đứng đầu ngành giáo dục nói đúng và trúng nỗi niềm của nhiều giáo viên. Đó là câu chuyện về chế độ đãi ngộ thấp trong khi áp lực công việc lớn và vị thế của người thầy trong xã hội ngày càng giảm.
Trong nhiệm kỳ của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, cô Vinh bày tỏ mong muốn Bộ GD&ĐT sẽ có những chính sách giảm áp lực trong công việc cho giáo viên, đồng thời có chế độ đãi ngộ, lương thưởng phù hợp để thầy cô yên tâm công tác.
"Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn từng là giáo viên, hơn ai hết thầy rất đồng cảm với đời sống của thầy cô. Chúng tôi mong mỏi trong nhiệm kỳ mới, lương của giáo viên sẽ tăng, đồng thời Nhà nước có chính sách hỗ trợ giáo viên vùng sâu, vùng xa" , cô Vinh bày tỏ.
Mức lương thấp khiến nhiều giáo viên phải "chân trong, chân ngoài". (Ảnh: V.N)
Mong ước của cô Vinh cũng là mong muốn của nhiều giáo viên trên cả nước. Ngày 20/3/2021, chế độ lương mới của giáo viên hiệu lực. Theo đó so với mức lương cũ, lương của thầy cô tăng khoảng trên dưới 400.000 đồng (nhờ sự thay đổi về hệ số lương). Nhiều người cho rằng, mức tăng như vậy không đáng kể, trong khi từ tháng 7/2022 giáo viên còn bị cắt phụ cấp thâm niên.
PGS Hoàng Thị Tuyết, giảng viên Đại học Mở TP.HCM chia sẻ, nhiều khi cô bật khóc khi nghe tâm sự của các cựu sinh viên về vấn đề lương thấp, không đảm bảo ngay cả mức sống tối thiểu.
"Lâu nay, nhiều giáo viên đang nhận mức lương dưới mức tối thiểu, không đủ để duy trì cuộc sống. Với mức lương khởi điểm chỉ khoảng 2,8 triệu đồng/tháng, tương đương với bậc lương 1,86 (bậc lương cũ), nhiều giáo viên phải cố gắng tiếp tục bám trụ với công việc" , cô Tuyết tâm sự.
Không phân biệt giáo viên chính - phụ
"Làm thế nào để nâng cao vị thế của người thầy trong xã hội khi ngành giáo dục có sự phân biệt giáo viên chính, giáo viên phụ, biên chế và hợp đồng ?", thầy Lê Minh Quý, giáo viên Mỹ thuật tại Nam Định đặt câu hỏi. Theo nhiều chuyên gia, mức lương của giáo viên được coi là dạy môn "phụ" đang rất thấp, nhiều nơi chỉ khoảng hơn 2 triệu đồng/tháng. Chưa kể vai trò của họ đôi lúc còn bị "xem nhẹ".
Bản thân thầy Quý cũng rất buồn khi phụ huynh và học sinh coi những môn học như mỹ thuật, âm nhạc, thể dục, giáo dục công dân, công nghệ...là những môn phụ. Trong khi ở bậc THPT, các môn này có thời lượng tương đương với các môn như lịch sử, địa lý, vật lý, hóa học.
Tại các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến, những môn năng khiếu như âm nhạc, mỹ thuật, thể chất...luôn được coi trọng vì giúp trẻ phát triển toàn diện. Nhưng tại Việt Nam vẫn còn tâm lý phân biệt môn chính - phụ, giáo viên biên chế - hợp đồng.
"Tôi mong ngành giáo dục có sự bình đẳng với chính những giáo viên hợp đồng, giáo viên dạy môn phụ. Nhiều em sinh viên ra trường nhận mức lương hợp đồng chỉ khoảng 1 triệu đồng/tháng thì làm sao mà sống được", thầy Quý nói.
Kỳ vọng lớn nhất của giáo viên trong nhiệm kỳ mới là được tăng lương. (Ảnh: Hà Cường)
TS Nguyễn Tùng Lâm, hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng cho biết, đòn bẩy quan trọng nhất để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trước hết phải giải quyết được chế độ tiền lương thỏa đáng, và làm thế nào để thầy cô sống thật bằng nghề.
Sản phẩm của giáo dục là nhân cách và trí tuệ của học trò. Lao động của nhà giáo không chỉ là trí tuệ mà còn là lao động bằng nhân cách, tình yêu thương. Vì thế cần phải có chế độ đãi ngộ xứng đáng với lao động thầy cô đã bỏ ra.
"Chúng ta muốn có nền giáo dục tốt thì chất lượng sẽ quyết định bởi người thầy. Nhưng vị thế và mức sống của người thầy hiện nay ngày càng thấp thì sao tuyển được những người tâm huyết. Do vậy việc đầu tiên mà ngành giáo dục cần thay đổi đó là nâng cao đời sống của giáo viên" , thầy Nguyễn Tùng Lâm chia sẻ.
'Bắt cá suối, tìm rêu đá để ăn nhưng phải bỏ tiền triệu học chứng chỉ' "Tại trường của chúng tôi, giáo viên hàng ngày phải đi bắt cá suối, tìm rêu đá để cải thiện bữa ăn nhưng phải bỏ ra gần chục triệu đồng đi học các loại chứng chỉ". Tôi là phó hiệu trưởng một trường tiểu học và có hơn 10 năm cắm bản tại những điểm trường khó khăn nhất của tỉnh Lai Châu,...