Nhiều giáo viên hợp đồng mất việc
Tỉnh Thanh Hóa có quyết định chuyển đổi 24 trường THPT bán công sang THPT công lập từ tháng 3/2010. Cũng từ đây, nhiều giáo viên ký hợp đồng giảng dạy đã nhiều năm với các trường trên bỗng dưng mất việc dù quyết định chuyển đổi có ghi rõ “ưu tiên” tuyển dụng họ.
Tỉnh Thanh Hóa có quyết định chuyển đổi 24 trường THPT bán công sang THPT công lập từ tháng 3/2010. Cũng từ đây, nhiều giáo viên ký hợp đồng giảng dạy đã nhiều năm với các trường trên bỗng dưng mất việc dù quyết định chuyển đổi có ghi rõ “ưu tiên” tuyển dụng họ.
Ông Nguyễn Huy Hậy (là thương binh hạng 3/4) ở thôn Trù Ninh, xã Hoằng Đạt, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) phản ánh: “Con gái tôi là Nguyễn Thị Gia, tốt nghiệp Đại học Sư phạm chính quy khoa Địa lý với trình độ khá, được nhận dạy hợp đồng với Trường THPT Lê Viết Tạo từ năm học 2009-2010 đến hết năm học 2010-2011. Thời điểm con tôi được hiệu trưởng trường nhận dạy hợp đồng, trường đang thiếu giáo viên môn Địa lý. Năm học 2011-2012, trường chấm dứt hợp đồng giảng dạy với con gái tôi và nhận một giáo viên địa lý từ trường khác chuyển về”.
Nhiều giáo viên ký hợp đồng giảng dạy đã nhiều năm bỗng dưng mất việc
Bà Phạm Thị Hằng – Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa cho hay, có hơn 200 giáo viên hợp đồng như cô Gia ở 24 trường THPT bán công của tỉnh trước đây. Cô Gia không được chuyển sang công lập là đúng với quy định của UBND tỉnh.
Video đang HOT
Tuyển dụng có đúng quy định?
Trao đổi với PV Tiền Phong ngày 27/2, ông Bùi Khắc Hùng – Hiệu trưởng Trường THPT Lê Viết Tạo cho biết: Sau khi nhà trường nhận quyết định chuyển đổi sang hệ công lập năm 2010, đến năm 2011-2012, ngành chức năng mới cho phép tuyển dụng số giáo viên đang thiếu.
Tuy nhiên, việc tuyển dụng được thực hiện theo hình thức tiếp nhận thuyên chuyển giáo viên đã biên chế từ trường thừa sang trường thiếu. Sau khi tiếp nhận thuyên chuyển xong mà vẫn thiếu thì mới tuyển dụng giáo viên mới.
Thời điểm đó, có 8 giáo viên hợp đồng đang giảng dạy những môn mà theo chỉ tiêu biên chế là đang thiếu giáo viên. Trong đó có những giáo viên đã giảng dạy hơn 5 năm.
Khi thực hiện tuyển dụng giáo viên cho đủ biên chế theo quy định, trường đã chấm dứt hợp đồng với 8 giáo viên trên và đầu năm học 2011- 2012 tiếp nhận 7 giáo viên đã biên chế từ các trường khác chuyển về.
Cụ thể: 1 giáo viên dạy Địa lý từ trường THPT Hậu Lộc 1; 1 giáo viên Tin học từ trường THPT Thạch Thành 4; 2 giáo viên Tiếng Anh từ trường THPT Mường Lát và Thường Xuân 2; 1 giáo viên Kỹ thuật công nghiệp từ trường THPT Cẩm Thủy 2; 1 giáo viên dạy Hóa từ trường THPT Cẩm Thủy 2; 1 giáo viên dạy Giáo dục quốc phòng từ THPT Mường Lát.
Cũng đầu năm 2011-2012, Sở GD-ĐT Thanh Hóa thông báo công khai việc tuyển dụng 315 giáo viên về 57 trường THPT (có chi tiết tuyển dụng từng môn của mỗi trường).
Đối chiếu trên bảng chỉ tiêu mà Sở GD&ĐT thông báo, thấy: THPT Hậu Lộc 1 cần tuyển 1 giáo viên môn Địa lý; THPT Mường Lát cần tuyển 4 giáo viên Tiếng Anh; THPT Thạch Thành 4 cần tuyển 1 giáo viên dạy Tin học; THPT Cẩm Thủy 2 cần tuyển giáo viên môn Hóa học…
Trong khi đó, văn bản số 667 hướng dẫn thuyên chuyển giáo viên năm 2011 của Sở GD-ĐT Thanh Hóa ghi: “Đối với trường giải quyết chuyển giáo viên đi: Không giải quyết thuyên chuyển giáo viên đang trong thời gian thử việc; tập trung giải quyết đối với những bộ môn thừa so với nhu cầu. Đối với các trường ở miền núi và vùng khó khăn, cần quan tâm giải quyết đối với giáo viên đã công tác lâu năm, khi có nhu cầu cá nhân và điều kiện để thuyên chuyển”.
Như vậy, những giáo viên mà Trường THPT Lê Viết Tạo tiếp nhận không phải là thừa từ những trường cho giáo viên chuyển đi. Trong đó có giáo viên chuyển đi đã không giảng dạy ở trường miền núi hoặc trường ở vùng khó khăn…
Ông Bùi Khắc Hùng lý giải thêm: “Trong quyết định chuyển đổi có nói “ưu tiên” tuyển dụng những giáo viên đang hợp đồng với nhà trường, nhưng không có hướng dẫn cụ thể nào nói rõ là “ưu tiên” như thế nào. Chúng tôi buộc phải chấm dứt hợp đồng, và đề nghị các giáo viên này nộp hồ sơ về Sở xét tuyển theo quy định”.
Theo Hoàng Lam (Tiền Phong)
Năm 2013: Cơ hội việc làm ra sao?
Những ngành nghề nào sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ mất việc nhất trong năm 2013? Ngành nghề nào có nhiều cơ hội việc làm cho người lao động? Những tín hiệu mới của thị trường lao động so với năm 2012... là thông tin được các chuyên gia trao đổi trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử Chính phủ ngày 27-2.
Cơ hội lớn tập trung vào ngành cơ khí, tự động hóa, điện...
Thị trường lao động sớm nhộn nhịp
Đánh giá về những tín hiệu mới của thị trường lao động đầu năm nay so với năm 2012, bà Nguyễn Thị Hải Vân, Phó Cục trưởng Cục Việc làm, Bộ LĐ-TB&XH cho biết, thị trường việc làm trong năm 2013 rất sôi động, đặc biệt các tỉnh phía Nam như Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, có nhu cầu lao động rất lớn và cũng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Hải Vân cũng lưu ý, không có nghĩa cung đã hoàn toàn đáp ứng cầu. Theo đó, 2013 vẫn là năm kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, việc mất cân đối cung cầu lao động vẫn diễn ra, mặc dù có thể nhẹ hơn so với năm trước. "Không chỉ về số lượng mà ngay cả trình độ, thể lực, thể chất của lao động Việt Nam hiện nay cũng mới chỉ đáp ứng phần nào. Về thể lực của lao động, chúng ta chỉ đạt mức trung bình, nên khi áp dụng khoa học kỹ thuật, sử dụng máy móc thì cũng còn những hạn chế nhất định" - bà Vân đưa ra ví dụ.
Đại diện cho các tỉnh phía Bắc có nhu cầu lao động lớn, ông Đỗ Thanh Quang, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Ninh khẳng định năm nay, nguồn lao động đối với Bắc Ninh không phải là vấn đề lớn. "Từ năm 2005 đến nay khi tỉnh Bắc Ninh phát triển các khu công nghiệp thì số lao động khoảng hơn 10.000 người nhưng đến nay đã gần 200.000 người, năm 2012, số lao động tăng thêm 29.000 người và năm nay chúng tôi dự báo tăng thêm 28.000 người. Do vậy, nhu cầu lao động việc làm của Bắc Ninh có thể hấp thụ nhiều lao động trong và ngoài tỉnh".
Tuy nhiên, đối với Hà Nội, ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội không quá lạc quan. "Theo nhận định của tôi, thị trường lao động trong năm 2013 chưa có biến động lớn. Kinh tế còn khó khăn nên ổn định nhân sự và việc làm là ưu tiên hàng đầu, chỉ dịch chuyển lao động về trình độ, cơ cấu ngành nghề" - ông Thành phân tích.
Dư thừa lớn với ngành kinh tế, tài chính
Cung cấp những thông tin dự báo quan trọng với người lao động trong năm 2013 về nhóm ngành có nguy cơ mất việc, ông Vũ Quang Thành cho biết, qua hoạt động của Sàn giao dịch việc làm, các nhóm ngành kinh tế, xã hội, kế toán tài chính đang thực sự dư thừa lao động.Trong nhóm ngành này sẽ có sự thay đổi, chuyển dịch lao động. Trong khi đó, những nhóm ngành như cơ khí, điện tử, bán hàng, marketing rất cần lao động và doanh nghiệp có nhu cầu lớn. Tuy nhiên, ông Thành cũng khẳng định tìm được lao động trong những nhóm ngành này lại rất khó.
"Năm 2012, các doanh nghiệp ngành truyền thống như mộc, cơ khí, sản xuất sắt thép hoạt động gặp nhiều
bodyp
khó khăn nên dẫn đến dư thừa một lượng lớn lao động. Năm 2013, khó khăn này vẫn tiếp tục" - ông Đỗ Thanh Quang lưu ý với những ngành nghề truyền thống. Cũng theo ông Quang, thế mạnh của Bắc Ninh là các ngành điện, điện tử, tự động hóa... và đây là những ngành rất cần lao động.
Theo điều tra về tình hình lao động năm 2013 của Cục Việc làm, Bộ LĐ-TB&XH thì các ngành có cơ hội việc làm lớn là chế biến gỗ, xây dựng, sản xuất trang phục, chế biến thực phẩm, bán lẻ, công nghệ thông tin, điện, điện tử... Còn với những nghề mà đòi hỏi yêu cầu cao, kỹ thuật bậc trung như kỹ sư xây dựng, kỹ sư cơ khí, chế tạo... doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng cao.
Theo ANTD
Sợ mất việc, công nhân sớm trở lại nhà máy Năm nay tỉ lệ công nhân bỏ việc sau Tết ít hơn các năm trước. Nguyên nhân là do rất nhiều công nhân không về quê ăn Tết, cộng với tâm lý sợ mất việc và nhiều công ty cho xe về tận quê đưa rước lao động trở lại làm việc sau Tết. Ước vọng đầu xuôi đuôi lọt "Vào đến nhà...