Nhiều giáo viên đề nghị cách chức Hiệu trưởng vì sai phạm tài chính
Sau khi Thanh tra phát hiện Hiệu trưởng mắc nhiều sai phạm tài chính, Phòng GD&ĐT huyện Chư Pưh ( Gia Lai) đã lấy ý kiến bằng phiếu kín thì đa phần giáo viên đề nghị hình thức xử lý là cách chức.
Trước đó, báo Dân trí đã có bài phản ánh “Rải đơn ở chợ, tố cáo Hiệu trưởng lạm thu”. Cụ thể, rất nhiều lá đơn tố cáo được rải khắp chợ trung tâm huyện Chư Pưh (Gia Lai) phản ánh Hiệu trưởng trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân ( thị trấn Nhơn Hòa) bất minh tài chính, độc tài trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo.
Trước thông tin này, UBND huyện Chư Pưh đã yêu cầu thanh tra xác minh nội dung đơn thư.
Sau khi vào cuộc thanh tra, UBND huyện Chư Pưh cho đã có kết luận bà Hà Thị Lan – Hiệu trưởng trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân đã mắc nhiều sai phạm như tự ý dùng kinh phí xã hội hóa của trường để làm hàng rào chắn phòng hiệu bộ.
Bà Lan giải thích làm hàng rào nhằm ngăn chặn học sinh chạy lên khu vực hiệu bộ chơi đùa. Tuy nhiên, việc làm này là phản cảm, không được sự đồng tình của mọi người nên sau đó buộc phải tháo bỏ.
Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân nơi xảy ra sự việc
Năm học 2018-2019, em V.N.T.V. có thành tích cao trong học tập và rèn luyện và được thưởng giấy khen kèm 7 quyển vở. Do bà Lan đã chỉ đạo: “Nếu học sinh không nộp quỹ khen thưởng thì chỉ nhận giấy khen mà không có vở”, em V. lại không có tiền để đóng quỹ khen thưởng, do đó cô giáo chủ nhiệm của em V. tự bỏ tiền túi ra 70.000 đồng nộp quỹ thay để em V. được nhận thưởng.
Trong khi đó, quỹ khen thưởng của trường năm học này vẫn còn 10,6 triệu đồng. Số tiền này, bà Lan đề nghị trích để khen thưởng cho giáo viên hơn 7 triệu đồng là sai mục đích.
Bà Lan tự khóa cửa phòng vệ sinh nữ của nhà trường để sử dụng riêng mà không cho người khác sử dụng là sai quy định, gây bức xúc trong tập thể giáo viên và nhân viên nhà trường.
Video đang HOT
Hiệu trưởng tự ý làm rào chắn ngăn khu hiệu bộ nhằm ngăn chặn học sinh chạy lên khu vực hiệu bộ chơi đùa nhưng việc làm này gây phản cảm và bị yêu cầu tháo bỏ.
Ngoài ra, bà Lan đã ký chuyển số tiền chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh trong tài khoản của nhà trường sang tài khoản cá nhân mình để mua dụng cụ và vật tư y tế là sai nguyên tắc tài chính.
Ngoài ra, bà Lan còn chuyển gần 20 triệu đồng mà Hội Cha mẹ học sinh đóng góp vào tài khoản cá nhân nhưng khi kiểm tra chỉ có hơn 14,6 triệu đồng.
Trao đổi với chúng tôi, ông Đậu Sỹ Quốc – Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Chư Pưh cho biết: Ngay khi có kết quả Thanh tra huyện, phòng đã phối hợp với nhà trường để tiến hành họp và lấy ý kiến của tập thể giáo viên trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân (thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh), qua đó, để có hình thức kiểm điểm đối với bà Hà Thị Lan, Hiệu trưởng nhà trường.
Việc lấy ý kiến của tập thể giáo viên, cán bộ nhà trường để có sự dân chủ, minh bạch.
Theo đó, kết quả cuộc thăm dò bằng phiếu kín cho thấy có 34/36 cán bộ, giáo viên đã tham gia bỏ phiếu đề xuất hình thức kỷ luật với bà Hà Thị Lan. Kết quả có 23 phiếu đề nghị “cách chức”, 3 phiếu đề nghị “khiển trách”, 1 phiếu đề nghị “giáng chức” và 3 phiếu đề nghị “buộc thôi việc”.
Sau khi lấy ý kiến của các giáo viên, Phòng GD&ĐT huyện Chư Pứh đã có báo cáo đề xuất hình thức kỷ luật hình thức Khiển trách tới Hội đồng kỷ luật của huyện Chư Pưh.
Theo ông Quốc, phần lớn các giáo viên đề xuất cách chức bà Lan chỉ là quan điểm cá nhân của các giáo viên chứ không phải là yếu tố quyết định.
Việc có cách chức bà Lan hay không cần phải dựa trên ý kiến tập thể của cơ quan quản lý nhà nước và kết luận của thanh tra mới đánh giá chính xác được.
“Từ những yếu tố đó, chúng tôi có đề xuất hình thức khiển trách đối với bà Lan, còn kết quả cuối cùng vẫn phải chờ UBND huyện họp hội đồng kỷ luật bỏ phiếu và quyết định”, ông Quốc cho biết.
Hội chứng "ghét lây" trong nhà trường
Hội chứng "ghét lây" thường xảy ra ở những trường mà hiệu trưởng thường chuyên quyền, độc đoán.
Trong một ngôi trường, một tập thể sư phạm, không phải ai cũng được hiệu trưởng thương yêu mà ngược lại, có những trường hợp bị hiệu trưởng ghét.
Lý do bị ghét có rất nhiều, nhưng có những lý do chính của nó. Đó là những giáo viên bị cho là "cứng đầu", luôn phản bác những ý kiến chưa hợp tình hợp lý, chưa đúng của hiệu trưởng.
Hiệu trưởng lộng quyền trong nhà trường (Ảnh minh họa: NOP 16).
Trong khi đa số ngồi im lặng, nhẫn nhục chịu đựng vì sợ bị "đì", bị đưa vào danh sách "luân chuyển", "tinh giản" sắp tới thì cũng có những giáo viên không chịu sự độc đoán, chuyên quyền, gia trưởng của hiệu trưởng đã dám đứng lên có ý kiến...
Mọi người ái ngại, lo cho đồng nghiệp nhưng vì miếng cơm manh áo, đành ngồi im, cầu mong cho cuộc họp mau hết giờ.
Đó là những giáo viên trung trực, thẳng thắn, dám đấu tranh với những sai trái của hiệu trưởng như lạm thu, vi phạm quy tắc ứng xử, chửi giáo viên, nhân viên... Họ mạnh dạn gởi đơn tố cáo đến các cấp có thẩm quyền để kiểm tra, xem xét sực việc...
Những giáo viên này thì hiệu trưởng rất ghét nhưng cũng "chờn", không dám "mạnh tay" vì còn sợ công luận. Đây là những "cái gai" trong con mắt hiệu trưởng nhưng muốn "nhổ" thì cả vấn đề nan giải. Thế là bị ghét cay ghét đắng...
Có trường hợp người bị ghét là hiệu phó vì thường lên tiếng sự chuyên quyền, kẻ cả của hiệu trưởng...
Một khi ai đó bị ghét mà người khác, nhất là phe của hiệu trưởng, không ghét theo thì bị cho là... đứng về phía người bị ghét. Cho nên, họ thường tìm mọi cách cô lập người bị hiệu trưởng ghét để tỏ rõ "lòng trung thành" của mình.
Hội chứng "ghét lây" thường xảy ra ở những trường mà hiệu trưởng thường chuyên quyền, độc đoán.
Vì sao hiệu trưởng coi thường tập thể, coi thường tổ chức, tự tung tự tác như vậy?
Đó là những hiệu trưởng có mối "quan hệ" với cấp trên, có "dây mơ rễ má" với "ông này bà nọ" nên tự cao tự đại, nghĩ là không ai làm gì được mình.
Tôi từng thấy, chứng kiến một cô giáo dạy môn "Giáo dục công dân" bị thầy hiệu trưởng ghét. Lý do là theo hiệu trưởng, môn Giáo dục công dân là "môn phụ" nên phải ra đề kiểm tra dễ, cho điểm cao để học sinh đạt "học sinh giỏi" nhiều.
Nhưng học sinh không chịu học, lười biếng thì làm sao cho điểm cao được? Thế là cô cãi lý với hiệu trưởng và hậu quả là bị "ghét lây".
Ngày trước, có khi đồng nghiệp còn hỏi thăm, trò chuyện, trao đổi với cô nhưng từ ngày "cãi" hiệu trưởng và bị ghét thì ít có người trò chuyện. Hết giờ, cô lủi thủi ra nhà xe và lên xe về nhà...
Nhiều giáo viên cũng muốn trò chuyện với những "nhân vật" bị ghét nhưng cũng ngại vì sợ hiệu trưởng hoặc "tai mắt" của hiệu trưởng nhìn thấy thì bị ghi vào "sổ bìa đen".
Đây là một thực trạng có thật, đang tồn tại trong nhà trường ở mức độ này hay mức độ khác. Vai trò của các đoàn thể trong nhà trường (Đoàn, Đội, Công đoàn, Ban đại diện cha mẹ học sinh...) cũng mờ nhạt nên không có sự giúp đỡ, không có người bênh vực, đấu tranh cho những người trung thực, thẳng thắn, dám đấu tranh...
TRẦN THẢO DÂN
Theo giaoduc.net
Xem xét kỷ luật hiệu trưởng 'lộng quyền' lạm thu, chèn ép giáo viên Huyện Krông Năng (Đắk Lắk) đang tổ chức xem xét xử lý kỷ luật hiệu trưởng trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân vì để xảy ra sai phạm trong quá trình công tác. Ngày 6/12, UBND huyện Krông Năng (Đắk Lắk) cho biết vừa có thông báo về việc tổ chức xem xét xử lý kỷ luật với ông Phạm Trọng Hà -...