Nhiều giải pháp góp phần bảo vệ môi trường nông thôn
Đến nay, huyện Phú Tân (An Giang) đã triển khai các mô hình bảo vệ môi trường ở 10/18 xã, thị trấn, góp phần cải thiện môi trường sống xanh, sạch hơn.
Trong đó có sự phối hợp tích cực giữa các ngành, đoàn thể để thực hiện mô hình phù hợp, góp phần nâng cao nhận thức của người dân và đảm bảo tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới.
Thực hiện phong trào chống rác thải nhựa, từ năm 2018, Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ thực hiện mô hình phát giỏ nhựa đi chợ, tặng thùng rác để phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt. Sau các địa phương tổ chức làm điểm, mô hình bảo vệ môi trường lan tỏa nhanh ở thị trấn Chợ Vàm và các xã: Hiệp Xương, Tân Hòa, Phú Thạnh, Phú Hưng, Bình Thạnh Đông, Phú Bình, Phú Xuân…
Mô hình “Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa”
Năm 2020, Phòng TN&MT sẽ tiếp tục thực hiện ở 4 xã là: Phú Thành, Phú Long, Phú An, Phú Thọ, trong đó 2 xã thực hiện phát tặng giỏ đi chợ, 2 xã tặng thùng rác phân loại rác thải. Khởi đầu, trung bình ở mỗi địa phương thực hiện mô hình có 50 hội viên tham gia và dần nhân rộng. Từ hiểu biết đi đến hành động, mỗi cá nhân tiếp tục vận động người thân, hàng xóm làm theo.
Tại xã Phú Xuân, mô hình “Phân loại rác tại nguồn” đã có hơn 200 hội viên tham gia. Chị em được trang bị kiến thức, tặng sọt rác sử dụng tại nhà để phân loại rác hữu cơ, trong đó có thể tận dụng ủ làm phân bón cây trồng, tăng độ mùn cho đất.
Đồng thời, các chị còn phân loại rác thải nhựa, các phế liệu không phân hủy để gom tập trung bán lấy tiền gây quỹ, lần lượt giúp hội viên nghèo hoặc các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Còn xã Phú Long thành lập được câu lạc bộ phụ nữ hạn chế sử dụng túi ny-lon, xã Hiệp Xương có mô hình phụ nữ đi chợ sử dụng giỏ nhựa.
Video đang HOT
“Ngày chủ nhật xanh” lần thứ 2 của năm nay, Huyện đoàn Phú Tân phối hợp Phòng TN&MT ra mắt thêm mô hình “Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa” tại chợ Bắc Cái Đầm (xã Tân Hòa).
Bí thư Huyện đoàn Phú Tân Lưu Thị Ngọc Huỳnh cho biết, hàng năm, các cấp bộ Đoàn toàn huyện đã tổ chức sổi nổi các hoạt động như: vệ sinh môi trường, xóa các quảng cáo trái phép, thu gom, xử lý rác thải; trồng cây phân tán tạo cảnh quan và bảo vệ đê bao, chống sạt lở; triển khai có hiệu quả các hoạt động “Bảo vệ dòng sông quê hương”, Chiến dịch “Làm cho thế giới sạch hơn”; nạo vét kênh mương, cống rãnh, khai thông dòng chảy, tăng cường công tác truyền thông về bảo vệ nguồn nước, vận động nhân dân thay đổi thói quen hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng 1 lần.
Ra quân thu gom rác thải khu vực dân cư và trồng cây xanh tạo cảnh quan môi trường
Cùng với kết quả đạt được thì vấn đề ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện đang có chiều hướng gia tăng, làm ảnh hưởng tới sức khỏe và đời sống của nhân dân. Đáng quan tâm là nước thải, rác thải sinh hoạt, rác thải nhựa của hộ gia đình, khu vực chợ, khu dân cư chưa được thu gom và xử lý triệt để.
Mô hình “Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa” nhằm từng bước thay đổi thói quen, hành vi gây nguy hại cho môi trường. Người dân được tuyên truyền, phát tặng giỏ vải không dệt kèm theo túi đựng rác bằng nhựa tự hủy sinh học. Mô hình đến nay vẫn tiếp tục duy trì, ra quân phát thêm 300 túi tự hủy sinh học, 80 túi vải không dệt và 1.000 tờ rơi tuyên truyền bảo vệ môi trường cho người dân ra vào khu vực chợ.
Phòng TN&MT huyện Phú Tân còn thực hiện kế hoạch liên tịch với Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh triển khai các mô hình phù hợp tương tự. Điển hình như với Hội Cựu chiến binh, hàng tháng đều sinh hoạt và thực hiện các việc làm giữ gìn, cải tạo môi trường, cảnh quan thông qua các câu lạc bộ bảo vệ môi trường.
Hội Nông dân phát động trong hội viên thực hiện bỏ rác đúng nơi quy định, đặc biệt là rác thải trong nông nghiệp (chai, lọ, vỏ thuốc bảo vệ thực vật, phân bón…) vào các bồn tập trung ngoài đồng ruộng. Mỗi năm, nông dân còn tổ chức các đợt ra quân thu gom rác thải ngoài đồng, làm sạch môi trường sinh thái.
Các giải pháp, mô hình khởi đầu từ thay đổi nhận thức, chuyển biến những thói quen nhỏ đã dần nhân rộng thành các phong trào thiết thực ở địa phương với nhiều giải pháp giảm ô nhiễm, bảo vệ môi trường ngày càng tốt hơn.
Cà Mau: Bí quyết nuôi tôm 3 giai đoạn, cứ 1ha bắt lên 48 tấn, dân trúng lớn
Sau gần 3 tháng thả nuôi, 2 hộ tham gia dự án sản xuất thử nghiệm "Nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh 3 giai đoạn theo quy trình công nghệ Semi-biofloc tại xã Phú Tân, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau" đã thu hoạch với năng suất đạt mục tiêu dự án đề ra.
Dự án được thực hiện từ nguồn vốn Khoa học và Công nghệ.
Tham gia dự án, sau 22 ngày dèo tôm, tiếp tục nuôi tôm 2 giai đoạn với 66 ngày, hộ ông Lư Trần Hải Đăng, ấp Cống Đá, xã Phú Tân (Cà Mau) thu hoạch tôm đạt kích kỡ 38 con/kg, năng suất 7,2 tấn, tỷ lệ sống 80%.
Năng suất tôm nuôi bình quân của dự án nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh 3 giai đoạn thực hiện tại xã Phú Tân, huyện Phú Tân (Cà Mau) đạt tới 48 tấn/ha.
Trừ chi phí, ông Đăng lợi nhuận gần 500 triệu đồng. Còn hộ ông Ngô Văn Thắng, ấp Cái Nước, xã Phú Tân, huyện Phú Tân thu hoạch tôm đạt 39 con/kg, sản lượng thu được 7,5 tấn sau 66 ngày nuôi, lợi nhuận trên 400 triệu đồng.
Ông Lư Trần Hải Đăng cho biết: "Khi nuôi theo dự án của Sở Khoa học và Công nghệ, có khác biệt hơn so với nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trước là nuôi 3 giai đoạn, nên tôm phát triển nhanh hơn, ao nuôi sạch và tôm không có hiện tượng chậm lớn. Nhờ vậy đỡ tốn nhân công vệ sinh ao, tôm màu đẹp hơn so với các vụ nuôi trước".
Anh Lư Trần Hải Đăng, ấp Cống Đá, xã Phú Tân, huyện Phú Tân (Cà Mau) phấn khởi với thành công của dự án "Nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh 3 giai đoạn theo quy trình công nghệ Semi-biofloc" mang lại.
Có được vụ nuôi thuận lợi này là nhờ tác động của các yếu tố kỹ thuật, nhất là quy trình nuôi áp dụng công nghệ Semi-biofloc. Semi-biofloc là quy trình kỹ thuật nuôi thuỷ sản thân thiện với môi trường, hướng đến mục tiêu phát triển thuỷ sản bền vững.
Kỹ sư Bùi Trung Quân, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Cà Mau, Chủ nhiệm dự án, cho biết: "Triển khai dự án này, khi tạo được các hạt bio-floc sẽ giúp ổn định môi trường nước trong ao nuôi. Nó cũng hạn chế thức ăn dư thừa, các loại khí độc phát sinh trong quá trình nuôi như: NH3, H2S...
Từ đó, khi triển khai nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh 3 giai đoạn sẽ giúp tăng tỷ lệ sống của tôm nuôi, nuôi đạt kích cỡ lớn; giảm áp lực về môi trường ao nuôi. Mô hình này giúp giảm chi phí, tăng hiệu quả tôm nuôi".
Cán bộ Sở Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Khuyến nông và chính quyền địa phương luôn quan tâm, kiểm tra dự án từ khi thực hiện đến thu hoạch tôm nuôi.
Phó chủ tịch UBND xã Phú Tân Huỳnh Văn Lớn cho biết: "Dù chỉ có 2 hộ dân tham gia, nhưng mô hình còn được rất nhiều nông dân nuôi tôm quan tâm từ giai đoạn đầu thực hiện đến thu hoạch. Mặc dù thu hoạch tôm trong thời điểm giá thấp do ảnh hưởng dịch Covid-19, nhưng với lợi nhuận mỗi hộ trên 400 triệu đồng sau hơn 2 tháng nuôi cho thấy dự án này rất thành công. Sẽ có nhiều nông dân thực hiện theo mô hình này cho ao nuôi của mình".
Dự án sản xuất thử nghiệm "Nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh 3 giai đoạn theo quy trình công nghệ Semi-biofloc" nhưng bước đầu mang lại tín hiệu tích cực về quy trình, kỹ thuật và công nghệ. Dự án đang được ngành chuyên môn tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy trình để nhân rộng ra các hộ nuôi trên địa bàn huyện Phú Tân nói riêng, tỉnh Cà Mau nói chung nhằm tăng năng suất, thu nhập của nông dân.
Vứt một cọng rác xuống đường cũng tự thấy áy náy Nhân ngày môi trường thế giới 5/6, Phóng viên Báo BR-VT đã có cuộc trao đổi với ông Lê Ngọc Linh (ảnh), Giám đốc Sở TN-MT về sự cải thiện ý thức gìn giữ môi trường sống cũng như các vấn đề khác liên quan đến công tác BVMT. Ông Lê Ngọc Linh cho biết: Các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường...