Nhiều giải pháp chống rét cho vật nuôi
Các địa phương đã chủ động triển khai nhiều giải pháp phòng chống rét cho đàn vật nuôi trước tình hình thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài.
Tại Hà Nội: Ông Nguyễn Ngọc Sơn – Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội cho biết, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã yêu cầu UBND huyện, thị xã, đơn vị liên quan đề nghị chỉ đạo cơ quan chuyên môn triển khai biện pháp phòng chống đói, rét cho vật nuôi.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cũng vừa có báo cáo về tình hình phòng, chống bệnh viêm da nổi cục ở đàn gia súc trên địa bàn thành phố. Theo đó, từ giữa tháng 12, tại xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội đã phát hiện bệnh viêm da nổi cục tại hộ chăn nuôi nuôi 7 con bò; trong đó, có 1 con kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút gây bệnh viêm da nổi cục. Cơ quan thú y đã phối hợp với chính quyền địa phương tiêu hủy con bò mắc bệnh với trọng lượng 280 kg. Hiện tại, 6 con bò còn lại đã được nuôi nhốt, cách ly, theo dõi chặt chẽ.
Theo nhận định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, thời gian tới, nguy cơ xảy ra bệnh viêm da nổi cục trên đàn gia súc là rất cao do Hà Nội tiếp giáp với các tỉnh Hà Nam, Thái Nguyên, Bắc Ninh đều có ổ dịch và tình hình có chiều hướng diễn biến phức tạp.
Để đảm bảo cho đàn gia súc, gia cầm không bị chết rét và mắc dịch bệnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội yêu cầu xây dựng các biện pháp chủ động, phòng, chống; thành lập tổ kiểm tra việc tổ chức, thực hiện; đôn đốc các cơ sở, trang trại, hộ chăn nuôi cùng thực hiện. Ngân sách dự phòng của địa phương sẽ được sử dụng để đáp ứng kịp thời việc phòng, chống đói, rét cho vật nuôi; tăng cường tuyên truyền…
Hiện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tiếp tục phối hợp với huyện Phú Xuyên quyết liệt phòng, chống bệnh viêm da nổi cục, không để lây lan. Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội có nhiệm vụ giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh tại cơ sở; kịp thời phát hiện và thực hiện phòng, chống dịch, khống chế dịch bệnh đúng quy định. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) hỗ trợ vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục.
*Tại Hải Phòng: Trước đợt rét tăng cường trong một tuần qua, các cơ quan chức năng và bà con nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng đang tích cực tăng cường thực hiện các biện pháp chống rét cho thủy sản.
Người dân phường Tân Thành, quận Đồ Sơn, dựng nhà bạt tránh rét, sản xuất Tôm thẻ chân trắng vụ Đông. Ảnh: Trần Hoàng Ngọc/TTXVN
Hải Phòng là thành phố có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế thủy sản toàn diện về nuôi trồng, khai thác, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá. Hải Phòng được đánh giá diện tích tiềm năng nuôi trồng thủy sản khoảng 42.000 ha; trong đó, nuôi trồng thủy sản nước ngọt 10.200 ha chiếm khoảng 24%, nước lợ là 14.400 ha chiếm 36%, tiềm năng nuôi hải sản nước mặn khoảng 17.400 ha, chiếm 40%. Hiện, Hải Phòng đã nuôi trồng thủy sản trên diện tích hơn 12.000 ha.
Video đang HOT
Chị Trần Thị Văn, người dân vùng nuôi trồng thủy sản nước lợ khu dân cư Tân Hợp, phường Tân Thành, quận Đồ Sơn, một trong những vùng nuôi trồng thủy sản lớn của Hải Phòng đang nỗ lực chống rét cho thủy sản.
Chị Văn đang triển khai làm vòm bạt che chắn chống rét cho diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng của gia đình. Chị Văn cho biết, hơn một năm nay, bà con trong khu vực đang áp dụng nhà bạt để có thể tránh rét, tập trung nuôi tôm cho vụ Đông. Việc làm nhà bạt có tăng chi phí đầu tư nhưng giúp giữ ấm cho khu vực ao nuôi từ 5 – 8 độ C so với ngoài trời, giúp tôm sinh trưởng tốt. Nuôi tôm vụ Đông cũng giúp thu nhập cao hơn khoảng 1,5 lần so với vụ Xuân – Hè. Thời gian tới, gia đình chị Văn sẽ cố gắng làm nhà bạt cho toàn bộ 3ha gia đình đang nuôi tôm.
Theo ông Vũ Bá Công, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng, Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương nhận định dưới tác động của hiện tượng La Nina thời tiết nước ta có những diễn biến phức tạp, mùa đông năm nay có thể sẽ có những đợt rét đậm, rét hại mạnh hơn so với mọi năm, gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi, đặc biệt khu vực Bắc bộ.
Do đó Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng đã chỉ đạo các phòng kinh tế, nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng các đơn vị liên quan đôn tốc, kiểm tra, hướng dẫn các tổ chức cá nhân lên kế hoạch chống rét cả giai đoạn chuyển mùa và trong đợt rét.
Ông Đỗ Đức Thịnh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hải Phòng cho biết, Chi cục Thủy sản Hải Phòng đã thông báo và hướng dẫn bà con cần xem xét, chỉ nuôi tại các khu vực có điều kiện sinh thái, hạ tầng phù hợp (có mái che, có khả năng kiểm soát điều kiện môi trường; duy trì mực nước ao có độ sâu hơn 2m trở lên để ổn định nhiệt độ; đào hố sâu 2.5-3m, rộng 2-3m2 để cá rút xuống trú đông; định kỳ dùng vôi CaO, liều lượng 2-3kg/100m2 (1 lần/tháng) bón xuống ao nuôi để phòng ngừa bệnh nấm, ký sinh trùng cho cá; cho thủy sản ăn đầy đủ, khi nhiệt độ nước ao xuống dưới 15độ C thì ngừng cho ăn, vào thời điểm nắng ấm trong ngày có thể cho ăn bằng thức anh tinh, thức ăn chế biến.
Đối với các đối tượng thủy sản nuôi đã đạt kích thước thương phẩm, có thể tranh thủ thu hoạch tránh rét; các đơn vị sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản chủ động sửa chữa cải tạo cơ sở vật chất, chuẩn bị các điều kiện chủ động cung ứng nguồn giống phục vụ sản xuất năm 2021.
Cao Bằng: Hạn chế thiệt hại trên đàn gia súc trong điều kiện rét đậm, rét hại
Trước tình hình rét đậm rét hại mấy ngày qua, chính quyền và người dân tỉnh Cao Bằng đang có các biện pháp tích cực nhằm giảm thiểu thiệt hại trên đàn gia súc.
Mấy ngày qua, một số nơi ở tỉnh Cao Bằng đã xuống đến dưới 10 độ C, cá biệt có nơi xuống khoảng 5-6 độ như các vùng Phia Oắc - Phia Đén của huyện Nguyên Bình.
Thói quen thả rông gia súc của đồng bào vùng cao là một trong những nguyên nhân khiến đàn trâu bò có thể gặp nguy hiểm khi thời tiết giá rét kéo dài
Trời lạnh kèm mưa mù, khí hậu ẩm ướt ảnh hưởng xấu đến đàn vật nuôi và cũng là điều kiện thuận lợi để các loại dịch bệnh phát sinh. Rút kinh nghiệm qua thiệt hại các năm trước, năm nay người dân tại Cao Bằng đã có sự chủ động hơn so trong việc tích trữ thức ăn, che chắn chuồng trại cho gia súc.
Anh Nông Văn Duy, ở xã Vân Trình, huyện Thạch An cho biết: Gia đình anh có 5 con trâu, để có đủ thức ăn cho trâu trong cả mùa đông kéo dài gia đình đã chuẩn bị từ tháng 9, tháng 10.
Tổng đàn trâu, bò trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có hơn 211.000 con. Mùa đông năm nay tiếp tục được dự báo sẽ có những diễn biến khắc nghiệt, tỉnh Cao Bằng đã đề nghị địa phương sớm chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét và dịch bệnh cho đàn vật nuôi.
Cao Bằng cũng tập trung ngăn chặn dịch viêm da nổi cục trên đàn trâu bò
Trong đó, tập trung đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân; vận động nhân dân sửa chữa, củng cố lại hệ thống chuồng trại, không thả rông gia súc trong những ngày rét đậm, rét hại. Một diện tích không nhỏ cây trồng kém hiệu quả được chuyển sang trồng cỏ phục vụ chăn nuôi.
Bên cạnh việc phòng chống đói rét, hiện Cao Bằng cũng đang tập trung các biện pháp nhằm ngăn chặn dịch Viêm da nổi cục trên trâu bò khi đã có tới 6/10 huyện thành phố xuất hiện loại bệnh này.
Ông Nông Chí Kiên, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Cao Bằng cho biết thêm, phía Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi đã tham mưu cho Sở NN&PTNT ban hành các văn bản chỉ đạo các địa phương phòng chống đói rét cho gia súc và hướng dẫn người dân các biện pháp thực hiện như chuẩn bị thức ăn dự trữ đầy đủ cho ngày mưa rét.
Với chăm sóc, nuôi dưỡng ngày rét cần bổ sung thức ăn tinh để nâng cao sức khỏe gia súc. Về công tác thú y cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và phun tiêu độc khử trùng theo hướng dẫn của cán bộ thú y.
Hà Giang: Rét, dịch bệnh đe dọa đàn gia súc Thời tiết rét đậm, rét hại đang đe dọa sức khỏe của đàn trâu, bò tại các địa phương ở tỉnh Hà Giang. Nhiều vùng núi cao, nhiệt độ chỉ khoảng 3 độ C. Người dân Hà Giang đang chủ động các biện pháp phòng chống đói rét cho đàn trâu, bò trong những ngày thời tiết khắc nghiệt. Ảnh: Đào Thanh. Theo...