Nhiều gia đình Ấn Độ tuyệt vọng vì không thể chứng minh người thân chết vì COVID-19
Chính phủ Ấn Độ đã hứa sẽ đền bù 670 USD cho mỗi gia đình có người thân tử vong vì COVID-19.
Tuy nhiên, rất nhiều gia đình nạn nhân có thể không nhận được số tiền này vì không thể chứng minh người thân chết vì COVID-19.
Người phụ nữ đau buồn sau khi chồng cô qua đời do COVID-19 ở Ahmedabad, Ấn Độ. Ảnh: Reuters
Theo kênh CNN, khi làn sóng COVID-19 thứ hai ập đến và tàn phá Ấn Độ vào mùa xuân năm nay, Ankit Srivastava đã đi hết bệnh viện này đến bệnh viện khác, cố gắng tìm sự giúp đỡ cho người mẹ ốm yếu của mình. Nhưng các bệnh viện ở thành phố Varanasi đã hết chỗ, oxy, thuốc men, xét nghiệm và mọi thứ.
“Họ nói với chúng tôi rằng mọi nơi đều đang rất tệ. Bệnh nhân phải nằm trên sàn bệnh viện, vì không có đủ giường”, người đàn ông 33 tuổi nói. Mẹ anh qua đời trước khi bà được xét nghiệm COVID-19.
Tuần này, Chính phủ Ấn Độ đã công bố chương trình đền bù khoảng 670 USD cho gia đình các nạn nhân COVID-19. Số tiền này bằng hơn một nửa thu nhập hàng năm của phần lớn người dân nước này, theo ước tính gần đây nhất của chính phủ về thu nhập bình quân đầu người năm 2019-2020.
Về lý thuyết, chương trình sẽ hỗ trợ phần nào khó khăn cho những người như Srivastava. Nhưng các chuyên gia tin rằng số người chết thực sự có thể gấp nhiều lần con số thống kê chính thức là 450.000. Do đó, gia đình của một số nạn nhân có thể sẽ không được bồi thường vì họ không có giấy chứng tử hoặc nguyên nhân cái chết không được liệt kê là do COVID-19.
Chính phủ Ấn Độ cam kết sẽ không có gia đình nào bị từ chối bồi thường. Nhưng vài ngày sau khi kế hoạch đền bù được công bố, các quy định đền bù vẫn chưa rõ ràng. Điều đó gây ra nỗi tuyệt vong cho nhiều người đang phải vật lộn nuôi sống gia đình sau khi mất đi trụ cột vì một trong những đợt bùng phát COVID-19 tồi tệ nhất thế giới.
Các nạn nhân COVID-19 được hỏa táng tại Lò hỏa táng Nigambodh Ghat ở New Delhi vào tháng 4. Ảnh: CNN
Các điều kiện bồi thường tương đối đơn giản. Theo hướng dẫn đã được Tòa án Tối cao phê duyệt ngày 4/10, các gia đình có thể nhận được khoản tiền này nếu người thân của họ chết trong vòng 30 ngày kể từ ngày chẩn đoán mắc COVID-19, bất kể chết tại bệnh viện hay tại nhà. Gia đình cũng sẽ được nhận tiền nếu người thân của họ chết trong khi điều trị COVID-19 tại bệnh viện ngay cả thời điểm tử vong cách ngày chẩn đoán quá 30 ngày.
Để được công nhận là chết vì COVID-19, bệnh nhân cần được xét nghiệm dương tính với virus hoặc đã được bác sĩ “xác định lâm sàng”. Để yêu cầu đền bù, gia đình của nạn nhân COVID-19 phải cung cấp giấy chứng tử ghi rõ COVID-19 là nguyên nhân gây ra cái chết.
Nhưng đối với nhiều người ở Ấn Độ, những hướng dẫn này đặt ra một vấn đề lớn. Họ có thể sẽ mất tiền bồi thường vì không có giấy chứng tử hoặc nguyên nhân cái chết không được liệt kê là COVID-19.
Ngay cả trước đại dịch, Ấn Độ cũng đã không thống kê đầy đủ được số người tử vong. Chỉ có 86% trường hợp tử vong trên toàn quốc được khai báo trong hệ thống của chính phủ, do hệ thống y tế công cộng thiếu thốn.
Theo Tiến sĩ Hemant Shewade, chuyên gia y học cộng đồng, chỉ có 22% trong số tất cả trường hợp tử vong được khai báo có ghi rõ nguyên nhân tử vong do bác sĩ chứng nhận. Vấn đề đó đã trở nên nghiêm trọng hơn trong đại dịch, khi các nghiên cứu cho thấy hàng triệu người như mẹ của Srivastava không được tính vào số người chết vì COVID-19.
Một người đàn ông đứng cạnh thi thể của vợ mình, người đã chết do khó thở, bên trong khu cấp cứu của một bệnh viện ở Bijnor, Uttar Pradesh, Ấn Độ, ngày 11/5. Ảnh: AFP
Hồi tháng 7, Trung tâm Phát triển Toàn cầu có trụ sở tại Mỹ ước tính rằng trong đại dịch, Ấn Độ có thể có thêm từ 3,4 đến 4,9 triệu người chết so với những năm trước. Điều này có nghĩa là con số chính thức của chính phủ về Covid-19 có thể thấp hơn nhiều lần so với thực tế. Chính phủ Ấn Độ đã bác bỏ các tuyên bố này.
Video đang HOT
Ngay cả khi nạn nhân có giấy chứng tử, rất nhiều người không được xác nhận rõ ràng nguyên nhân tử vong là COVID-19, vì họ không được chẩn đoán chính thức, ông Jyot Jeet – Chủ tịch của SBS Foundation có trụ sở tại Delhi, tổ chức đã tiến hành hỏa táng miễn phí trong đợt bùng phát dịch thứ hai của Ấn Độ – cho biết. Thay vào đó, nhiều giấy chứng tử của nạn nhân COVID-19 ghi nhận rằng “họ chết vì suy phổi, bệnh hô hấp, ngừng tim”.
Hướng dẫn của chính phủ cho biết các gia đình có thể sửa đổi nguyên nhân tử vong trên giấy chứng tử, khẳng định rằng không gia đình nào bị từ chối đền bù chỉ vì giấy chứng tử của họ không đề cập đến COVID-19.
Một ủy ban cấp huyện sẽ xem xét đơn của họ và kiểm tra hồ sơ y tế của người đã tử vong. Nếu ủy ban này xác định nguyên nhân tử vong đúng là COVID-19, họ sẽ cấp một giấy chứng tử mới ghi rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, không rõ tiêu chí mà ủy ban sẽ sử dụng để đánh giá nguyên nhân tử vong, hay gia đình sẽ cần cung cấp bằng chứng nào.
Pooja Sharma và các con của cô trước bức ảnh của người chồng quá cố đã chết vì COVID-19 vào tháng 4 ở Delhi, Ấn Độ. Ảnh: CNN
Sau khi chồng của Pooja Sharma qua đời vì COVID-19 vào tháng 4, cô cảm thấy bất lực và cô đơn, không biết làm cách nào để nuôi sống 2 cô con gái nhỏ của họ. Chồng cô, một chủ cửa hàng, là trụ cột của gia đình. Nhưng khi tình trạng của anh ngày càng xấu đi, anh đã trăng trối với vợ mình rằng hãy chăm sóc con cái của họ.
“Tôi không biết mình sẽ làm điều đó như thế nào. Tôi không được đi học và không biết mình có thể làm gì để kiếm tiền” bà mẹ 33 tuổi sống ở thủ đô Delhi của Ấn Độ, nghẹn ngào chia sẻ. Sharma nói rằng giấy chứng tử của chồng cô có ghi rõ COVID-19 là nguyên nhân tử vong, nhưng cô vẫn có thể phải đối mặt với một trận chiến khó khăn.
Chương trình hứa hẹn các gia đình sẽ được đền bù trong vòng 30 ngày kể từ khi chứng minh được gia đình họ đủ điều kiện để nhận tiền. Tuy nhiên, các sáng kiến trước đây của chính phủ – cả trước và trong đại dịch – luôn bị bủa vây trong sự trì trệ và các thủ tục hành chính rườm rà.
Jeet, chủ tịch SBS Foundation, cho biết: “Các cộng đồng nghèo hoặc kém may mắn bị ảnh hưởng nặng nề nhất, đầu tiên là từ COVID-19 và thứ hai là từ hệ thống hành chính”. Nhiều người đã ngán ngẩm trước những thủ tục phức tạp, bao gồm việc thu thập giấy tờ thích hợp, điền biểu mẫu, liên lạc với các quan chức cấp huyện, và cung cấp thông tin y tế.
Một người đàn ông được tiêm vaccine COVID-19 tại Guwahati, Ấn Độ hôm 8/5. Ảnh: CNN
Cuộc tra dân số gần đây nhất của đất nước vào năm 2011 cho thấy 73% người Ấn Độ biết chữ. Tại các vùng nông thôn, chỉ hơn 50% phụ nữ có thể đọc và viết. Sharma cho biết cô đã đăng ký một chương trình hỗ trợ khác từ tháng 6.
“Tôi điền vào tất cả giấy tờ với sự giúp đỡ của những người khác. Tôi đến văn phòng chính phủ mỗi ngày. Tôi chưa nghe bất cứ điều gì từ họ. Tôi không nghĩ rằng sẽ được hỗ trợ”, cô nói và cho biết thêm rằng sẽ làm hồ sơ để đăng ký trương trình đền bù mới, nhưng không chắc sẽ nhận được bất kỳ khoản tiền nào.
“Tôi không biết liệu mình có nhận được số tiền đó hay không. 670 USD sẽ không trả lại chồng cho tôi. Cuộc sống của tôi sẽ không như xưa”, Sharma nói thêm.
Nhiều người cũng chia sẻ cảm giác tuyệt vọng giống như Sharma và cảm thấy rằng khoản đền bù là quá ít và quá muộn. Simran Kaur, người sáng lập Pins and Needles, một tổ chức phi lợi nhuận hỗ trợ các góa phụ vì COVID-19 ở Delhi, cho biết một số phụ nữ đang phải đối mặt với các khoản nợ khi chăm sóc con nhỏ và không có người trụ cột trong gia đình.
“Họ đã mắc nợ rất nhiều vì chỉ sau một đêm, từ việc nhận được tiền lương hàng tháng trở thành không có được gì cả. Khoản tiền hỗ trợ một lần từ chính phủ sẽ không giải quyết được mọi thứ. Nó sẽ không giúp họ có tiền cho con cái đi học, trả tiền thuê nhà hay ăn uống. Trên giấy tờ thì có vẻ tốt, nhưng điều đó là không đủ”, bà Simran nói.
Khoản tiền bồi thường có thể hỗ trợ phần nào cho những người nghèo nhất ở Ấn Độ. Tuy nhiên, đối với hầu hết gia đình, đặc biệt là những gia đình đã mất nhiều thành viên vì COVID-19, “670 USD sẽ chẳng làm được gì”, Srivastava, người đã mất mẹ, chia sẻ.
Không chỉ Ấn Độ, thế giới đang ở giữa cuộc khủng hoảng COVID tồi tệ nhất
Ấn Độ hiện không phải là điểm nóng COVID toàn cầu duy nhất. Thổ Nhĩ Kỳ đã bước vào đợt phong toả toàn quốc đầu tiên từ 29/4, trong khi Iran ghi nhận ca tử vong mới cao nhất kể từ khi dịch bùng phát.
Chở củi vào một bãi hoả táng thi thể nạn nhân COVID-19 ở Ấn Độ. Ảnh: AP
Một năm trước, khi đại dịch COVID-19 vẫn còn trong giai đoạn sơ khai, người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nhấn mạnh rằng cách tiếp cận toàn cầu sẽ là cách duy nhất để thoát khỏi cuộc khủng hoảng.
"Con đường phía trước là đoàn kết: đoàn kết ở cấp quốc gia và đoàn kết ở cấp toàn cầu", Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu trong một cuộc họp báo vào tháng 4/2020.
12 tháng đã trôi qua và những cảnh tượng khủng khiếp ở Ấn Độ, nơi các bệnh viện la liệt bệnh nhân, hàng nghìn người chờ chết vì thiếu ôxy, cho thấy những cảnh báo đó đã không được chú ý.
Nhiều điểm nóng toàn cầu
Ấn Độ hiện không phải là điểm nóng COVID toàn cầu duy nhất. Thổ Nhĩ Kỳ đã bước vào đợt phong toả toàn quốc đầu tiên từ 29/4, một bước đi không mong muốn do tỷ lệ lây nhiễm ở nước này đang cao nhất châu Âu.
Iran ghi nhận số ca tử vong hàng ngày cao nhất từ đầu dịch cho đến nay vào đầu tuần trước, trong bối cảnh nhiều thị trấn, thành phố phải đóng cửa để hạn chế dịch lây lan. Tổng thống Hassan Rouhani cho biết đất nước ông đang hứng chịu làn sóng dịch thứ tư.
Chôn cất nạn nhân COVID tại một nghĩa trang ở Brazil. Ảnh: Reuters
Bức tranh trên hầu khắp khu vực Nam Mỹ cũng ảm đạm không kém. Brazil, với trên 14,7 triệu ca nhiễm và trên 400.000 ca tử vong, tiếp tục ghi nhận tỉ lệ tử vong do COVID theo ngày tính trên dân số cao nhất thế giới.
Một số quốc gia đã phải cầu xin thế giới giúp đỡ để đối phó với khủng hoảng. Máy tạo oxy, máy thở và các vật tư y tế khác đã được nhiều nước cứu trợ cho Ấn Độ trong những ngày gần đây, nhằm giúp giải cứu thảm cảnh ở quốc gia đông dân số 2 thế giới.
Nhưng một phản ứng phối hợp toàn cầu phối hợp mà ông Tedros thúc giục một năm trước - và nhiều lần kể từ đó, vẫn chưa đạt được.
Và trong khi một số nước phương Tây đang hướng tới cuộc sống bình thường trở lại trong những tuần tới, thì bức tranh toàn thế giới vẫn còn rất thảm khốc. Đầu tuần này, WHO cho biết số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu đã tăng trong tuần thứ 9 liên tiếp và số ca tử vong tăng tuần thứ 6 liên tiếp.
Người dân chờ tiêm vaccine ở Berlin, Đức. Ảnh: AP
"Nói một cách tổng thể, số ca bệnh trên toàn cầu vào tuần trước gần như nhiều ngang với 5 tháng đầu tiên của đại dịch", Tổng giám đốc WHO Tedros nói.
COVAX, sáng kiến chia sẻ vaccine toàn cầu cung cấp vaccine giảm giá hoặc miễn phí cho các quốc gia có thu nhập thấp, vẫn là cơ hội tốt nhất để hầu hết mọi người được tiêm phòng, giúp kiểm soát đại dịch.
Tuy vậy, COVAX phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của Ấn Độ, thông qua Viện huyết thanh Ấn Độ (SII), nơi sản xuất vaccine AstraZeneca vốn là nền tảng của sáng kiến này.
Ấn Độ đã hứa cung cấp 200 triệu liều vaccine cho COVAX, với các tuỳ chọn lên đến 900 triệu liều để phân phối cho 92 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Tuy nhiên tình hình xấu đi nhanh chóng ở chính nước này đã khiến New Delhi chuyển trọng tâm từ COVAX sang ưu tiên cho công dân trong nước.
Ấn Độ đang thiếu oxy trầm trọng cho bệnh nhân COVID. Ảnh: AP
Phân phối vaccine mất cân bằng nghiêm trọng
Cùng lúc đó, các nước phương Tây đang bị chỉ trích vì tích trữ vaccine. Một số quốc gia như Mỹ, Canada, Anh đã đặt hàng lượng vaccine lớn hơn nhiều so với mức họ cần.
Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock hôm 28/4 cho biết nước này không có vaccine dự phòng để gửi cho Ấn Độ và họ chỉ chia sẻ vaccine thừa ở giai đoạn sau.
SII "đang chế tạo và sản xuất nhiều vaccinehơn bất kỳ tổ chức đơn lẻ nào khác. Và rõ ràng điều đó có nghĩa là họ có thể cung cấp vaccine cho người dân ở Ấn Độ với chi phí rẻ", ông Hancock giải thích. "Ấn Độ có thể sản xuất vaccine của riêng mình, dựa trên công nghệ của Anh, đó là ... đóng góp lớn nhất mà chúng tôi có thể tạo ra nhờ nền khoa học Anh."
Tại Mỹ, mọi người dân từ 16 tuổi trở lên hiện đủ điều kiện tiêm vaccine COVID-19 và 30% dân số đã được tiêm chủng đầy đủ, theo dữ liệu công bố ngày 30/4 từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC). Đầu tuần này, Nhà Trắng cho biết họ sẽ tài trợ tới 60 triệu liều vaccine AstraZeneca cho thế giới nhưng chỉ trong vài tháng tới sau một cuộc đánh giá liên bang.
Tại Israel, hơn một nửa tổng dân số đã nhận được ít nhất một liều vaccine COVID và nước này đang nới lỏng các hạn chế.
Trong khi đó, trên toàn cầu, đến đầu tháng 4, chỉ có 0,2% trong trên 700 triệu liều vaccine đã sử dụng được tiêm ở các nước thu nhập thấp, các nước thu nhập cao và khá chiếm tới trên 87%.
Vận chuyển vaccine theo sáng kiến COVAX cho các nước thu nhập thấp. Ảnh: Getty Images
Ở các nước thu nhập thấp, chỉ 1/hơn 500 người được tiêm một mũi vaccine COVID-19, so với tỉ lệ ở các nước thu nhập cao. Ông Tedros đã gọi đây là "sự mất cân bằng gây sốc".
Một số trong 92 quốc gia thu nhập thấp chưa nhận 1 liều vaccine nào, không một nước nào nhận đủ và một số nước không nhận được liều thứ hai đúng thời hạn", ông Tedros cho biết hôm 15/4.
Chỉ có một giải pháp toàn cầu duy nhất
COVAX được cho là "giải pháp toàn cầu thực sự duy nhất" với đại dịch bằng cách đảm bảo tiếp cận công bằng trên toàn cầu đối với vaccine COVID-19.
Mục tiêu ban đầu của COVAX là 2 tỷ liều vaccine vào cuối năm 2021, đủ để bảo vệ những người có nguy cơ cao và dễ tổn thương ở các nước tham gia.
Nhưng đối mặt với việc các nước giàu tích trữ vaccine và nguồn cung bị gián đoạn, COVAX đã phải vật lộn để theo kịp tiến độ giao hàng.
COVAX đã giao lô vaccine COVID-19 đầu tiên của mình tới Ghana vào ngày 24/2. Và tính đến thời điểm hiện tại, họ đã vận chuyển 49,5 triệu liều vaccine COVID tới 121 quốc gia - kém xa so với kế hoạch ban đầu là phân phối 100 triệu liều vào cuối tháng 3.
Cuộc đấu tranh của COVAX là một ví dụ điển hình về những trở ngại đối với một phản ứng phối hợp toàn cầu, khi các quốc gia ưu tiên lợi ích của chính họ.
Ấn Độ không phong tỏa toàn quốc để đối phó với làn sóng Covid-19 thứ 2 Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết, Ấn Độ sẽ không thực hiện các biện pháp phong tỏa trên toàn quốc mặc dù nước này đang phải đối phó với làn sóng thứ 2 của đại dịch Covid-19. Phát biểu trên Đài truyền hình Quốc gia Ấn Độ ngày 20/4, Thủ tướng Ấn Độ cho rằng, tình hình dịch bệnh hiện nay...