Nhiều Gen Z từ bỏ ‘giấc mơ’ đại học
Từ năm 2010 – 2022, học phí đại học tại Mỹ tăng trung bình 12%/năm. Trong khi đó, lạm phát chung chỉ tăng trung bình 2,6% mỗi năm.
Nhiều sinh viên Mỹ không đủ tài chính theo học đại học.
Đó là lý do nhiều người trẻ quyết định từ bỏ đại học.
Trở ngại từ học phí
Chỉ mất một học kỳ, Rushil Srivastava đã nhận ra rằng, trường đại học không như những gì anh mong đợi. “Khi còn nhỏ, bạn luôn tưởng tượng đại học sẽ là một trải nghiệm thay đổi cuộc đời và năm thứ nhất là thời gian chúng ta có cơ hội khám phá bản thân”, anh nói.
Song, thực tế, nam sinh phải tham gia các lớp học trực tuyến sau đại dịch Covid-19. Đồng thời, phải đối mặt với sự thay đổi trong trường. Trường Đại học Californa (UC Berkeley) – nơi nam sinh theo học đã dừng hoạt động chuyên ngành khoa học máy tính vào mùa Thu năm 2021, chỉ vài tháng sau khi Rushil Srivastava đăng ký.
Ngay sau đó, Srivastava quyết định thành lập một công ty khởi nghiệp để giúp mọi người tìm việc làm. Ngày nay, khi hầu hết bạn bè đều đang bắt đầu năm cuối đại học, anh đã nhận được hơn 1 triệu USD vốn đầu tư mạo hiểm. Srivastava là một trong số lượng lớn Gen Z quyết định bỏ học đại học. Thống kê tại Mỹ cho thấy, số lượng thanh thiếu niên đăng ký vào trường đại học vào năm 2022 ít hơn 4 triệu người so với năm 2012.
Đối với nhiều người, học phí hiện nay đã tăng quá cao để có thể theo học. Chi phí ít nhất là 104.108 USD để theo học 4 năm ở trường đại học công lập và 223.360 USD cho một trường đại học tư. Đồng thời, mức lương mà sinh viên có thể mong đợi kiếm được sau khi tốt nghiệp vẫn chưa theo kịp chi phí học đại học.
Một báo cáo năm 2019 từ Trung tâm Nghiên cứu Pew cho thấy, thu nhập của những người lao động trẻ có trình độ đại học hầu như không thay đổi trong 50 năm qua. Theo dữ liệu gần đây của Cơ quan Giáo dục Đại học, 4 năm sau khi tốt nghiệp, 1/3 sinh viên kiếm được ít hơn 40 nghìn USD. Con số này thấp hơn lương trung bình 44.356 USD mà những người lao động chỉ có bằng tốt nghiệp trung học kiếm được.
Trong khi đó, khoản nợ trung bình của sinh viên sau khi rời trường là 33.500 USD. Không ít sinh viên tốt nghiệp sẽ mất nhiều năm để bắt kịp với những đồng nghiệp không có bằng cấp.
Lỗ hổng tài chính do nợ gây ra đang khiến nhiều sinh viên trẻ mới tốt nghiệp có giá trị tài sản ròng thấp hơn so với các thế hệ trước. Trọng tâm hiện nay, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế có quá nhiều bất ổn, là sử dụng đại học để chuẩn bị cho một mục tiêu quan trọng nhất. Đó là: Có được một công việc tốt.
Một số sinh viên quyết định chọn hình thức học từ xa như một cách để tiết kiệm tài chính.
Quan điểm thay đổi
Video đang HOT
Khoảng cách ngày càng lớn giữa giá trị và học phí đã dẫn tới sự thay đổi thái độ của Gen Z đối với giáo dục đại học. Một cuộc khảo sát năm 2022 của Morning Consult cho thấy, 41% Gen Z cho biết “có xu hướng tin tưởng vào các trường cao đẳng và đại học Mỹ”. Đây là tỷ lệ thấp nhất so với bất kỳ thế hệ nào. Đó là một sự thay đổi đáng kể so với thời điểm thế hệ Millennials cách đây một thập kỷ.
Một cuộc khảo sát của Pew Research năm 2014 cho thấy, 63% thế hệ Millennials đánh giá cao trình độ học vấn đại học hoặc dự định theo đuổi một nền giáo dục đại học. Trong số những người đã tốt nghiệp, 41% coi việc học ở trường là “rất hữu ích” để chuẩn bị cho việc gia nhập lực lượng lao động.
Do đó, những Gen Z quyết định theo học đại học sẽ có một loạt ưu tiên hoàn toàn mới. Họ không quan tâm nhiều đến “trải nghiệm đại học” điển hình. Đại học ngày nay đơn giản là quá đắt cho niềm vui và trò chơi.
Nhiều sinh viên không còn bị thu hút bởi sứ mệnh truyền thống của một nền giáo dục khai phóng. Trọng tâm hiện nay, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế có quá nhiều bất ổn, là sử dụng đại học để chuẩn bị cho một mục tiêu quan trọng nhất. Đó là có được công việc tốt.
Khi Nora Taets đăng ký học tại Trường Đại học bang Iowa hai năm trước, cô bắt đầu với chuyên ngành kinh doanh và tâm lý học vì nó có vẻ là một “ý tưởng thú vị”. Song, nữ sinh này cho rằng, chuyên ngành có thể khiến mình kém hấp dẫn hơn đối với các nhà tuyển dụng trong tương lai.
Bởi, các nhà tuyển dụng có thể nghĩ rằng, Taets sẽ “đến công ty và tiếp thu mọi ý tưởng của họ”. Do đó, nữ sinh này đã chuyển sang lĩnh vực tiếp thị. “Bằng cách chuyển đổi, đây sẽ là cách tốt hơn để dẫn đến việc làm trong tương lai”, Taets chia sẻ.
Sự tập trung duy nhất vào việc làm đang thay đổi những gì các trường đại học thực sự dạy. Những bằng cấp mang đến nghề nghiệp được trả lương cao hơn – khoa học máy tính, kỹ thuật, kinh doanh và khoa học sức khỏe – đang ngày càng phổ biến.
Tại UC Berkeley, khoa học máy tính hiện là chuyên ngành phổ biến nhất, tăng từ vị trí thứ 7 vào năm 2014. Để đáp ứng nhu cầu, trường đại học này gần đây đã thành lập Cao đẳng Máy tính, Khoa học Dữ liệu và Xã hội.
Đại dịch đã làm xáo trộn nền giáo dục.
Những ngành học “lên ngôi”
Ông James Connor – Hiệu trưởng Trường Kinh doanh và Công nghệ thông tin tại Đại học Vịnh San Francisco cho biết: “Sinh viên ngày càng bị thu hút bởi các môn học như trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu, phân tích kinh doanh và truyền thông xã hội. Sự gia tăng này phản ánh sự hiểu biết của họ về tầm quan trọng của những môn học này đối với khả năng cạnh tranh nghề nghiệp và tuổi thọ”.
Sinh viên cũng đang dành thời gian rảnh để tối đa hóa triển vọng nghề nghiệp. Họ tham gia các buổi hội thảo để hiểu rõ hơn về tình hình kinh tế hiện tại. Họ đăng ký tham gia các khóa học bổ sung trực tuyến để hoàn thành bằng cấp nhanh hơn.
Đồng thời, họ liên tục so sánh thị trường việc làm. Ông Connor nhận định, đại dịch buộc sinh viên phải suy nghĩ rộng rãi về cuộc sống và sự nghiệp theo cách lâu dài.
Song, khi số lượng chuyên ngành khoa học máy tính và kỹ thuật tăng vọt thì số lượng chuyên ngành nhân văn lại giảm mạnh. Năm ngoái, chỉ có 7% sinh viên năm nhất tại Trường Đại học Harvard dự định theo học chuyên ngành nhân văn.
Con số này giảm từ mức 20% một thập kỷ trước đó và gần 30% vào những năm 1970. Vào tháng 2, Trường Đại học Marymount đã bỏ phiếu loại bỏ 9 chuyên ngành nghệ thuật tự do, bao gồm tiếng Anh, lịch sử và triết học.
Ông Richard Saller – Giáo sư tại Trường Đại học Stanford đã bày tỏ quan ngại khi thấy giá trị của tính nhân văn trong nền văn hóa rộng lớn hơn bị “pha loãng”. Mặc dù “không có khuynh hướng đưa ra một dự đoán khủng khiếp”, nhưng ông nhận thấy rằng, những chủ đề như vậy ngày càng chỉ được nghiên cứu bởi người có đủ khả năng để theo đuổi một nghề nghiệp có mức lương thấp hơn.
“Mặc dù, tôi rất đau lòng khi phải nói điều này, nhưng sự thật là việc nghiên cứu văn học và các hình thức nhân văn khác đã trở nên phổ biến hơn đối với những sinh viên không có nhu cầu kiếm thu nhập ngay sau khi tốt nghiệp”, Giáo sư Saller chia sẻ.
Đặc biệt, sinh viên đã phải chịu nhiều thay đổi trong giáo dục khi Covid-19 tấn công. Meghan Reinhold, hiện 25 tuổi, nhớ lại quá khứ đau lòng khi cô phải trở về nhà vào tháng 3/2020.
Trong những năm học ở nhà, các vấn đề công nghệ đã làm gián đoạn khả năng tiếp cận và hoàn thành bài tập đúng hạn của nữ sinh này. Đồng thời, khiến cô trở nên khép mình hơn.
Là người theo chuyên ngành tâm lý học, cô nhớ lại: “Tôi ngày càng trở nên mất kết nối với tất cả mọi người ở trường, kể cả các giáo sư. Tôi chỉ nhìn chằm chằm vào màn hình và không có cảm giác như mình đang học đại học nữa”.
Cô cho biết đã mắc chứng “lo lắng quá mức và thường xuyên lên cơn hoảng loạn”. Thậm chí, Reinhold còn nghiện nicotine và hầu như không ăn gì. Kể từ khi tốt nghiệp, cô đã phải vật lộn để tìm việc làm. “Tôi đã cảm thấy kiệt sức vì phải cố gắng học hết đại học. Tôi thậm chí còn chưa bắt đầu cuộc sống của mình”, Reinhold bày tỏ.
Các lớp học trực tuyến được cho là phá hủy trải nghiệm đại học của nhiều sinh viên. Song, một số sinh viên hiện quyết định chọn hình thức học từ xa như một cách để tiết kiệm tài chính.
Trước Covid-19, khoảng 1/3 hoạt động giảng dạy ở trường đại học diễn ra trực tuyến, thông qua các bài giảng được ghi sẵn, video hướng dẫn hoặc tài liệu đọc số hóa. Giờ đây, một số trường đã chuyển sang chỉ học trực tuyến. Trong khi đó, những trường khác đang tận dụng xu hướng hiện tại bằng cách triển khai các chương trình học trực tuyến.
Nhiều Gen Z đang có cái nhìn sâu sắc về “bản chất” của trường đại học. Rushil Srivastava – người bỏ học ở Berkeley cho rằng, sự thay đổi quan điểm “sẽ thúc đẩy động lực cho các lựa chọn thay thế đại học mang tính đổi mới, hướng đến giá trị”. Những lựa chọn thay thế đó có nhiều hình thức. Các tổ chức giáo dục như Đại học Miami của Ohio và bang Arizona hiện cho phép sinh viên danh dự ghép các chuyên ngành do họ thiết kế lại với nhau. Trong khi đó, một số chương trình thương mại lành nghề đã có số lượng tuyển sinh tăng đột biến 40% kể từ đại dịch.
Cất bằng đại học, giới trẻ đổ xô làm công việc giao hàng, livestream
Một báo cáo mới đây tại Trung Quốc chỉ ra rằng nhu cầu về 'việc làm linh hoạt' như lái xe giao hàng và phát trực tiếp (livestreaming) đang tăng mạnh.
Báo cáo được công bố bởi nền tảng tuyển dụng hàng đầu Zhilian Zhaopin và Đại học Tế Nam (Sơn Đông), cho thấy nhu cầu về công việc tự do đã tăng lên trong quý đầu tiên của năm 2023, ngay cả khi nhu cầu thị trường của những công việc như vậy đã giảm dần kể từ đỉnh điểm của đại dịch.
Cụ thể, theo báo cáo, ngày càng nhiều người trẻ tìm việc ở Trung Quốc, bao gồm nhiều người có bằng đại học, đang tìm kiếm "việc làm linh hoạt".
Trong khi khoảng 60% tin tuyển dụng công việc linh hoạt không yêu cầu trình độ học vấn, 45,5% người tìm việc linh hoạt có bằng đại học và 6,2% có bằng thạc sĩ, so với mức 42,6% và 5,4% tương ứng ở những người tìm kiếm việc làm truyền thống.
"Những người tìm việc linh hoạt có nhiều khả năng 'hạ cấp', nghĩa là trình độ vốn nhân lực của họ cao hơn yêu cầu của vị trí họ ứng tuyển, dẫn đến tình trạng không đủ tiêu chuẩn", theo báo cáo.
Trong khi nhu cầu về những công việc linh hoạt này đã giảm sau đại dịch, nhu cầu của giới trẻ Trung Quốc về loại hình làm việc này đã tăng trở lại trong năm nay.
Sự gia tăng này có thể xuất phát từ những nguyên nhân như thay đổi sở thích công việc, tiến bộ công nghệ hay sự không chắc chắn về kinh tế.
Sự gia tăng của ngành thương mại điện tử và các chuẩn mực làm việc từ xa cũng đóng một vai trò quan trọng. Xu hướng này nhấn mạnh một bộ phận ngày càng tăng của lực lượng lao động coi trọng tính linh hoạt trong sắp xếp công việc, thúc đẩy nhu cầu điều chỉnh các chính sách và cơ hội việc làm.
Dựa trên phân tích các tin tuyển dụng và hồ sơ xin việc nộp trên trang web của Zhilian Zhaopin từ tháng 1/2018 đến tháng 5/2023, báo cáo tập trung vào công việc tự do trong nền kinh tế kỹ thuật số của Trung Quốc, bao gồm cả lái xe giao hàng và phát trực tiếp (livestreaming).
Những công việc có thời gian linh hoạt, cạnh tranh vừa phải trở nên phổ biến trong thời kỳ đại dịch khi các ngành công nghiệp truyền thống phải chịu lệnh phong tỏa và hạn chế.
Tuy nhiên, trong khi tỷ lệ những công việc như vậy đã giảm so với tất cả các vị trí tuyển dụng trong quý I năm 2023 sau khi dỡ bỏ các hạn chế về đại dịch, tỷ lệ người tìm kiếm những công việc như vậy đã tăng trở lại từ 21,4% vào cuối năm ngoái, lên 23,2% trong 3 tháng đầu năm nay.
"Sự sụt giảm số lượng tuyển dụng cho công việc linh hoạt về thời gian có thể phản ánh sự phục hồi của nền kinh tế sau đại dịch", theo các nghiên cứu trình bày trong báo cáo.
Trong biểu đồ, đường màu xanh đậm thể hiện % nhu cầu tuyển dụng công việc linh hoạt trong khi đường màu xanh nhạt thể hiện nhu cầu của người tìm kiếm công việc này.
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên thành thị Trung Quốc đã tăng vọt trong năm 2023, khiến chính phủ nước này đã kêu gọi sinh viên tốt nghiệp cởi mở hơn với các kênh tìm việc làm thay thế.
Các chuyên gia đã nhấn mạnh vấn đề "sinh viên tốt nghiệp đại học không thể tìm kiếm việc làm", theo đó sinh viên tốt nghiệp không đủ tiêu chuẩn cho công việc dành cho họ.
Trên thực tế, nhiều trường đại học đang không cung cấp đủ những kỹ năng cần thiết để sinh viên mới tốt nghiệp thành công trên thị trường lao động.
Những loại hình việc làm linh hoạt mới này đặc biệt hấp dẫn đối với giới trẻ Trung Quốc, với khoảng một nửa số người tìm việc linh hoạt dưới 25 tuổi, so với 38% của những người tìm việc truyền thống.
Những công việc như vậy thường mang lại ít lợi ích xã hội hơn so với những công việc truyền thống. Theo báo cáo, chỉ có 19,3% công việc linh hoạt được bảo hiểm xã hội chi trả, so với 55,4% ở thị trường việc làm truyền thống. Trong khi đó, mức độ sinh viên tốt nghiệp phù hợp cho cả công việc truyền thống và công việc linh hoạt đã giảm đáng kể từ khi đại dịch bắt đầu.
Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, số lượng "lao động linh hoạt" đạt xấp xỉ 200 triệu vào năm 2021, bao gồm 4 triệu tài xế giao đồ ăn và hơn 1,6 triệu lao động liên quan đến phát trực tiếp.
Việc làm linh hoạt (flexible employment)/ công việc tự do (gig work) là một loại công việc ngắn hạn, dựa trên dự án, giúp người lao động linh hoạt trong việc lựa chọn lịch trình của riêng họ và thực hiện các nhiệm vụ hoặc dự án khác nhau. Loại việc làm này ngày càng trở nên phổ biến ở Trung Quốc, ngay cả với những sinh viên tốt nghiệp đại học. Tuy nhiên, nó có thể thiếu một số lợi ích của công việc truyền thống như bảo hiểm y tế và thu nhập ổn định.
Gen Z có đang sống hoang phí? Hiện nay có một số ý kiến trên các phương tiện truyền thông đại chúng đặt ra một câu hỏi lớn đối với người trẻ 'Liệu Gen Z (sinh năm 1997-2012) có đang sống hoang phí?' Những ý kiến này khẳng định rằng giới trẻ ngày nay chọn lối sống "nghèo sang chảnh", YOLO (You only live once): tiêu tiền cho mọi thứ...