Nhiều dữ liệu, thông tin của người dùng Việt bị rao bán trên mạng
Hai tuần trở lại đây, trên một diễn đàn của giới hacker, liên tục xuất hiện những bài đăng rao bán thông tin dữ liệu cá nhân của người Việt.
Cụ thể, khoảng 16.100 dữ liệu được cho là người dùng của Sapo đang bị hacker rao bán. Đây là startup chuyên cung cấp giải pháp bán hàng và bán hàng đa kênh cho các doanh nghiệp.
Theo ghi nhận của VietNamNet, các thông tin của người dùng Sapo bị hacker rao bán gồm tên, email, địa chỉ, số điện thoại,…
Trao đổi với VietNamNet về thông tin này, đại diện Sapo, CTO Nguyễn Minh Khôi cho biết, Sapo đã rà soát tất cả các quy trình bảo mật của công ty và khẳng định thông tin bị mất dữ liệu khách hàng là không chính xác. “Chúng tôi đã kiểm tra và đối chiếu thông tin hacker rao bán trên diễn đàn. Đây không phải dữ liệu thông tin của khách hàng Sapo, mà là thông tin giả lập được sử dụng trong lập trình phần mềm. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường công tác bảo mật để bảo đảm dữ liệu của Sapo được an toàn trên môi trường mạng”, ông Khôi nói.
Nhiều dữ liệu người dùng Việt đang bị hacker rao bán. Ảnh: Trọng Đạt
Chưa dừng lại ở đó, chỉ ít ngày sau, 119.000 dữ liệu được cho là của một công ty bảo hiểm tư nhân tại Việt Nam cũng xuất hiện trên đây. Các thông tin bị rao bán bao gồm email, số điện thoại và mật khẩu của người sử dụng.
Video đang HOT
Đáng chú ý, tính từ đầu tháng 11 đến nay, đã có 3 vụ hacker rao bán dữ liệu của người dùng, doanh nghiệp, tổ chức Việt Nam được thực hiện trên diễn đàn này.
Đặc điểm chung của các vụ việc kể trên là hacker đều dùng một tài khoản nặc danh rao bán dữ liệu. Kẻ xấu chia sẻ một phần dữ liệu mà mình đang nắm giữ nhằm lấy niềm tin của người mua. Sau đó, người mua sẽ được hướng dẫn liên lạc với hacker qua một tài khoản email hoặc telegram để được báo giá và giao dịch.
Việt Nam sẽ có một Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân nhằm ngăn chặn hành vi buôn bán dữ liệu. Ảnh Trọng Đạt
Việc dữ liệu cá nhân bị lộ lọt, đánh cắp rồi rao bán thực tế không phải là vấn đề mới tại Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động này ngày càng có chiều hướng gia tăng và thu hút sự quan tâm chú ý lớn từ phía các cơ quan quản lý.
Trước diễn biến này, Bộ TT&TT đang đề nghị Bộ Công an hoàn thiện, trình ban hành Nghị định quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân, tiến tới xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Thời gian qua, Bộ TT&TT đã tổ chức và tham gia 11 đoàn kiểm tra liên Bộ (Bộ TT&TT, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng) nhằm đánh giá về công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng, trong đó thực hiện kiểm tra các nội dung liên quan đến bảo vệ dữ liệu thông tin cá nhân.
Song song với những hoạt động này, cơ quan chức năng thuộc Bộ TT&TT đã xây dựng, phát hành Cẩm nang Bảo đảm An toàn thông tin, hướng dẫn các biện pháp để bảo vệ thông tin cá nhân, tài khoản và triển khai chiến dịch bóc gỡ mã độc trên toàn quốc nhằm loại bỏ nguy cơ mã độc đánh cắp dữ liệu.
Bộ TT&TT cũng đưa vào hoạt động hệ sinh thái tín nhiệm mạng (tinnhiemmang.vn) để đánh giá, xác nhận các website đảm bảo về an toàn thông tin, trong đó có vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân cho người dùng.
Trong trường hợp gặp phải vấn đề liên quan đến việc lộ lọt dữ liệu cá nhân, người dân có thể kiểm tra và phản ánh thông tin tới kênh trực tuyến tại địa chỉ khonggianmang.vn do Bộ TT&TT quản lý.
Huawei được chứng nhận về bảo vệ dữ liệu cá nhân
Cơ quan Phát triển Truyền thông Infocomm của Singapore (IMDA) vừa trao chứng nhận Tín nhiệm Bảo vệ Dữ liệu (Data Protection Trustmark Certification - DPTM) cho Huawei.
Chứng nhận DPTM được cấp cho các doanh nghiệp có chương trình bảo vệ dữ liệu hoàn toàn tuân thủ Đạo luật Bảo vệ Dữ liệu Cá nhân của Singapore (PDPA).
Huawei vừa được trao chứng nhận tín nhiệm quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân
DPTM của Singapore được xem là mô hình quản trị dữ liệu cá nhân xuyên biên giới hàng đầu thế giới dựa trên công cụ pháp lý dành cho khu vực tư nhân. Cho đến nay, chỉ có hơn 80 công ty được cơ quan đánh giá trao chứng nhận uy tín này, khẳng định cơ chế và biện pháp thực tiễn bảo vệ dữ liệu cá nhân cho các bên liên quan.
Trong hai thập kỷ qua, Huawei đã hợp tác chặt chẽ với các nhà khai thác viễn thông địa phương ở Singapore để hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng mạng đẳng cấp thế giới, thúc đẩy hành trình số hóa quốc gia và giới thiệu hàng loạt thiết bị thông minh cho người tiêu dùng nơi đây. Thông qua các công nghệ mới như điện toán đám mây, dữ liệu lớn... được hoàn thiện và tích hợp sâu hơn vào cơ sở hạ tầng truyền thông, Huawei ngày càng tăng cường khả năng cung cấp các dịch vụ đám mây ổn định, đáng tin cậy, an toàn và bền vững cho các doanh nghiệp địa phương.
Bằng cách đặt trụ sở hoạt động kinh doanh đám mây và giải pháp doanh nghiệp cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Singapore, Huawei cũng hướng tới mục tiêu giúp nhiều doanh nghiệp địa phương nhanh chóng số hóa và toàn cầu hóa.
Đặc biệt, nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, Huawei còn đang tận dụng các công nghệ năng lượng số và hợp tác chặt chẽ với các đối tác địa phương để thúc đẩy thực thi Kế hoạch Xanh 2030 hướng đến phát triển bền vững quốc gia của Singapore.
Tầm quan trọng của mã hóa đầu cuối đối với tin nhắn Ngày nay, các nền tảng nhắn tin là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày và việc mã hóa đầu cuối không chỉ là trào lưu hay một thuật ngữ đơn thuần. Mã hóa đầu cuối được thiết kế nhằm ngăn các cuộc trò chuyện và thông tin cá nhân bị nền tảng nhắn tin khảo sát vì lợi nhuận...