Nhiều du khách sợ đến thủ đô của Pháp vì mắc “hội chứng Paris” bí ẩn
Nhiều du khách nước ngoài khẳng định sẽ không bao giờ trở lại thủ đô của Pháp sau khi ghé thăm nơi đây bởi họ sốc với “ hội chứng Paris”.
Nổi tiếng với tên gọi Kinh đô ánh sáng, Thủ đô Paris là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất của Pháp. Paris luôn mang một vẻ đẹp xa hoa, lịch lãm với các công trình kiến trúc đầy nghệ thuật và những món ăn tinh tế, sang trọng. Du khách có thể đến tham quan Khải Hoàn Môn, nhà thờ Đức bà Paris, tháp Eiffel, bảo tàng Picasso, đền thờ Trái tim cực thánh hoặc trung tâm Georges Pompidou,… và rất nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn khác tại đây. Tuy nhiên với một số ít du khách, Paris lại trở thành cơn ác mộng bởi họ mắc phải “hội chứng Paris”.
Đây là một căn bệnh hiếm gặp, chỉ xảy ra với một số người khi đến thăm Thủ đô của nước Pháp. Những người mắc phải hội chứng này sẽ có các biểu hiện cực kỳ khó chịu như: Chóng mặt, đổ mồ hôi, tim đập nhanh, nhìn thấy ảo ảnh, tâm trạng trở nên tồi tệ, mất cảm giác. Một số còn ảo giác thấy bản thân bị hành khiến cơ thể mệt mỏi, buồn bã. Thậm chí có những trường hợp phải nhập viện điều trị trong tình trạng sức khỏe bị ảnh hưởng lớn.
Theo thống kê, du khách Nhật Bản là nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng lớn của hội chứng Paris. Từ năm 1998 – 2004, người ta ghi nhận 63 bệnh nhân Nhật Bản phải nhập viện điều trị do mắc phải hội chứng kỳ lạ trên. Sau khi được tiếp nhận điều trị, bệnh nhân hồi phục nhanh chóng.
Trước sự việc này, các nhà khoa học đã bắt tay vào nghiên cứu nhằm tìm ra nguyên nhân gây ra hội chứng Paris. Một vài chuyên gia đưa ra nhận định các yếu tố gây ra chứng bệnh này có thể là sự kiệt sức sau chuyến bay dài, lệch múi giờ hoặc làm việc quá sức, căng thẳng trong các chuyến công tác… Hơn nữa Paris vào những ngày mưa ẩm thấp, u ám sẽ chẳng có gì giống với hình ảnh tươi sáng, thơ mộng như trong những bộ phim lãng mạn chúng ta được xem.
Ngoài ra, khác với phim ảnh hay tiểu thuyết, các du khách đôi lúc vẫn phải đối mặt với “thực tế phũ phàng” như những nhân viên phục vụ chưa thật chuyên nghiệp hay tình trạng tội phạm móc túi có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Nạn móc túi ở Paris tồi tệ đến nỗi nhân viên Bảo tàng Louvre hồi năm 2013 phải đình công yêu cầu chính quyền Paris điều thêm cảnh sát để bảo vệ du khách.
Nhiều du khách Nhật cho biết không muốn quay lại Paris vì giấc mơ về một Kinh đô ánh sáng của họ đã biến thành “ác mộng” khi gặp những tài xế taxi thô lỗ hay bị phục vụ “gốc Paris” nói như hét vào mặt chỉ vì họ không nói rành tiếng Pháp. Thậm chí, Đại sứ quán Nhật Bản ở Paris phải giải quyết cho một bác sĩ và y tá lên cùng chuyến để theo dõi sức khỏe cho 4 du khách bay từ Paris trở về Nhật vì họ sốc do “hội chứng Paris” hồi năm 2006.
“Hội chứng Paris” do ông Hiroaki Ota, bác sĩ ngành tâm thần người Nhật đang làm việc ở Pháp, phát hiện lần đầu tiên vào khoảng 20 năm trước. Trung bình mỗi năm, khoảng 12 du khách Nhật Bản trở thành nạn nhân của hội chứng hiếm gặp này, chủ yếu là phụ nữ trên 30 tuổi. Họ thất vọng và sốc tâm lý vì đã kỳ vọng quá nhiều khi lần đầu tiên đặt chân đến Paris.
“Nhật Bản và Pháp là 2 nền văn hóa hoàn toàn khác nhau. Có nhiều bằng chứng cho thấy việc thích nghi với cuộc sống khi xuất ngoại càng khó khăn khi “khoảng cách văn hóa” giữa quê nhà và đất khách càng cao”, Tiến sĩ Tâm lý học Nicolas Geeraert tại đại học Essex, Anh cho hay.
Video đang HOT
Tất cả những điều trên cùng với rào cản ngôn ngữ đã khiến các vị khách rơi vào tâm trạng thất vọng chưa từng có và vô tình làm gia tăng căng thẳng. Mặc dù vậy chỉ có một tỷ lệ nhỏ du khách gặp phải hội chứng Paris nên nó không ảnh hưởng lớn đến hàng triệu người yêu thích du lịch trên thế giới. Còn rất nhiều người muốn đến thủ đô Paris hoa lệ để có những trải nghiệm du lịch thú vị.
Những điểm tiêm chủng Covid-19 tuyệt đẹp trên thế giới
Để thu hút người dân đi tiêm, nhiều nước đã chọn những nơi đặc biệt làm điểm tiêm chủng, ngoài các bệnh viện hoặc trung tâm y tế thông thường.
Bảo tàng Lịch sử tự nhiên ở New York, Mỹ
Bảo tàng nổi tiếng này đã trở thành điểm tiêm chủng hấp dẫn ở New York từ cuối tháng 4, cung cấp khoảng 1.000 mũi tiêm hàng ngày cho các cư dân thành phố từ 18 tuổi trở lên, phục vụ từ 8h sáng đến 6h chiều, từ thứ Sáu đến thứ Ba hàng tuần.
Những ai tới đây tiêm sẽ nhận được một nhãn dán tiêm chủng có hình cá voi và một phiếu vào bảo tàng miễn phí cho một nhóm tối đa 4 người.
Bảo tàng nghệ thuật ở Naples, Italia
Nằm trong một cung điện trước đây được xây dựng cho các nhà cai trị Bourbon của Vương quốc Naples và Sicily, bảo tàng Museo e Real Bosco di Capodimonte được bao quanh bởi rừng và công viên này được đánh giá là một trong những địa điểm tuyệt vời nhất cho tiêm chủng.
Những người đến đây để tiêm ngừa Covid-19 có thể thoải mái thưởng ngoạn phong cảnh xanh tươi và ngắm nhìn các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng.
Bảo tàng Khoa học ở London, Anh
Ban quản trị Bảo tàng Khoa học London.
Từ khi mở cửa lần đầu tiên năm 1857, bảo tàng đã là một khu hấp dẫn những người yêu thích khoa học. Giờ đây, nơi này được trưng dụng làm điểm tiêm chủng.
Người đến đây có thể xem các bộ sưu tập, từ các lọ vắc xin đã sử dụng đến khẩu trang tự chế, những tấm thiệp mừng theo chủ đề virus corona cùng nhiều vật phẩm liên quan đến đại dịch.
"Bảo tàng của chúng tôi vừa có thể kể câu chuyện về việc tiêm chủng đã cứu sống hàng triệu người như thế nào, vừa đóng một vai trò trong việc đảm bảo vắc xin bảo vệ quốc gia khỏi Covid-19 ", Giám đốc Bảo tàng Ian Blatchford cho biết.
Tu viện Westminster, London, Anh
Nữ công tước xứ Cambridge đến thăm trung tâm tiêm chủng Covid-19 tại Tu viện Westminster hồi tháng 3.
Đây là địa điểm tổ chức các lễ đăng quang và đám cưới Hoàng gia, Tu viện đã lập một trung tâm tiêm chủng ở Góc của Các nhà thơ, nơi chôn cất hoặc tưởng niệm những người nổi tiếng trong lĩnh vực văn học như Charles Dickens, Geoffrey Chaucer và Jane Austen.
Điểm tiêm chủng này mở cửa trong tháng 3 và ít nhất 2 lần mỗi tuần cho đến cuối tháng 6, với công suất tiêm 800 mũi/ngày.
Stade de France, Paris, Pháp
Được chuẩn bị cho World Cup 1998, sân bóng đá ở ngoại ô phía bắc Paris này cũng là nơi tổ chức các buổi hòa nhạc bán hết vé của các nghệ sĩ như Madonna và ban nhạc The Rolling Stone.
Hồi tháng 4, sân vận động 80.000 chỗ ngồi này đã được các nhà chức trách Pháp sử dụng làm điểm tiêm vắc xin khổng lồ, với mục tiêu tiêm cho 10.000 người/tuần.
Một số điểm tiêm chủng đặc biệt khác trên thế giới:
Một phụ nữ tiêm ngừa vắc xin Covid-19 tại một điểm tiêm chủng miễn phí được thiết lập ở một studio TikTok trước đây ở trung tâm mua sắm MEGA Park ở Almaty, Kazakhstan.
Tại thành phố San Juan của Philippines, người dân có thể đến rạp chiếu phim để tiêm vắc xin.
Công nhân một hãng lắp ráp được tiêm vắc xin trên xe buýt ở Ciudad Juarez, Mexico.
Người dân đeo khẩu trang tại một trung tâm tiểm chủng bên trong nhà thờ Salisbury, ở Salisbury, Anh.
Teen Quảng Nam ngất ngây với "Tháp Eiffel" giữa lòng thành phố Tam Kỳ Thời gian gần đây, teen Quảng Nam đang truyền tai nhau một địa điểm check-in có khung cảnh cực giống tháp Eiffel (Paris, Pháp) ở ngay thành phố Tam Kỳ khiến nhiều bạn trẻ thích thú. Được biết tòa tháp hao hao Tháp Eiffel đang được teen xứ Quảng săn lùng này thực chất là trạm phát sóng của Đài truyền hình QRT,...