Nhiều dự án y tế miễn phí giúp bệnh nhân nghèo tại thành phố Hồ Chí Minh
Những ngày này, tại thành phố Hồ Chí Minh, nhiều dự án y tế có ý nghĩa cho cộng đồng đang được triển khai, tiếp bước những thành công mà các dự án này đã đạt được trong thời gian qua.
Các bác sĩ thăm khám cho các bệnh nhi bị dị tật khuôn miệng.
Ngày 10-3, Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh thông tin, đang phối hợp với tổ chức Operation Smile Việt Nam triển khai chương trình phẫu thuật nụ cười, khám sàng lọc và phẫu thuật miễn phí cho các bé có hoàn cảnh khó khăn bị dị tật khe hở môi, hàm ếch, giúp các bé tự tin hơn trong cuộc sống. Đợt phẫu thuật này kéo dài từ ngày 9 đến 14-3.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Văn Tấn, Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, tính đến nay, bệnh viện đã cùng Operation Smile Việt Nam tổ chức thành công 54 chương trình phẫu thuật nụ cười, thực hiện khám sàng lọc 4.261 người bệnh, phẫu thuật hơn 3.000 ca miễn phí, mang lại cho các bé cuộc sống mới tốt đẹp hơn.
Cũng trong thời điểm này, Bệnh viện Quân y 175 cùng tổ chức Operation Walk Chicago (OWC) của Hoa Kỳ tiến hành đợt phẫu thuật miễn phí thay khớp háng cho các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn. Đáng chú ý, trong số các bệnh nhân được chọn phẫu thuật, tỷ lệ người trẻ chiếm hơn 50%, trong đó người trẻ nhất chỉ mới 25 tuổi.
Các bác sĩ Việt Nam và Mỹ đã lựa chọn được 50 bệnh nhân để thay khớp háng miễn phí cho họ.
Theo đó, Viện Chấn thương chỉnh hình (Bệnh viện Quân y 175) phối hợp với OWC triển khai khám sàng lọc trong các ngày 7 và 8-3 cho các bệnh nhân hoại tử chỏm xương đùi, thoái hóa khớp háng…
Video đang HOT
Sau đó, các bác sĩ sẽ triển khai phẫu thuật cho 50 bệnh nhân được chọn vào chương trình từ ngày 8 đến 13-3. Chi phí 80-100 triệu đồng/khớp sẽ được miễn phí cho người bệnh.
Thượng tá, Tiến sĩ, bác sĩ Phan Đình Mừng, Phó Giám đốc Viện Chấn thương – Chỉnh hình, Bệnh viện Quân ý 175 thông tin: “Trong đợt phẫu thuật từ thiện lần này, tôi nhận thấy số bệnh nhân bị hoại tử chỏm xương đùi chiếm số lượng lớn, trong đó tỷ lệ bệnh nhân trẻ tuổi chiếm hơn 50%. Đây cũng là điều cần cảnh báo với cộng đồng vì tình trạng trẻ hóa này do nhiều nguyên nhân, trong đó có hút thuốc lá, uống rượu hoặc ít vận động… Đặc biệt, việc sử dụng không đúng các thuốc giảm đau có chứa Corticoid trong thời gian dài cũng gây loãng xương, mất xương, thoái hóa khớp dẫn đến tình trạng nặng phải thay khớp”.
Chi phí thay mỗi khớp háng từ 80-100 triệu đồng.
Từ năm 2019 đến nay, Bệnh viện Quân y 175 và OWC đã triển khai 3 chương trình phẫu thuật khớp háng miễn phí cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn. Hai bên đang nỗ lực để có thể cùng nhau thực hiện chương trình nhiều ý nghĩa này mỗi năm 1 lần.
Hà Nội tăng cường giám sát, phát hiện các trường hợp mắc, nghi ngờ mắc bệnh Đậu mùa khỉ
Hà Nội yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh và các đơn vị liên quan tăng cường giám sát phát hiện các trường hợp mắc, nghi ngờ mắc bệnh Đậu mùa khỉ để kịp thời điều tra, khoanh vùng xử lý triệt để không để dịch phát tán, lan rộng mầm bệnh ra cộng đồng.
Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành Công văn số 507/SYT-NVY về việc tăng cường giám sát phòng chống bệnh Đậu mùa khỉ gửi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội; Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã; các cơ sở khám chữa bệnh trong và ngoài công lập.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, từ tháng 9/2023 đến nay cả nước đã ghi nhận 135 trường hợp mắc đậu mùa khỉ trong đó đã có 6 trường hợp tử vong. Bệnh ghi nhận chủ yếu tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tăng cường giám sát phòng chống bệnh Đậu mùa khỉ
Để chủ động phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ xâm nhập và lây lan trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Y tế yêu cầu CDC Hà Nội theo dõi sát diễn biến tình hình bệnh Đậu mùa khỉ trên thế giới và tại Việt Nam để kịp thời tham mưu cho Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp tình hình thực tiễn; phối hợp với Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và các đơn vị liên quan tăng cường giám sát tại cảng hàng không để phát hiện những trường hợp nghi ngờ tại cửa khẩu, nhất là các trường hợp đi về từ các quốc gia đang lưu hành dịch bệnh Đậu mùa khỉ.
Các bệnh viện chủ động rà soát, chuẩn bị sẵn sàng thuốc, trang thiết bị, nhân lực trong công tác khám, tổ chức tốt phân tuyến, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân mắc bệnh Đậu mùa khỉ. Ảnh minh họa: soyte.hanoi.gov.vn
CDC Hà Nội phối hợp với Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã, các cơ sở khám, chữa bệnh, các cơ sở điều trị ARV, Methadone trên địa bàn thành phố tăng cường giám sát phát hiện các trường hợp mắc, nghi ngờ mắc bệnh để kịp thời điều tra, khoanh vùng xử lý triệt để không để dịch phát tán, lan rộng mầm bệnh ra cộng đồng; phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán xác định đối với các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh.
Chủ động tổ chức tập huấn lại, tập huấn cập nhật về hướng dẫn giám sát, kỹ năng lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán tác nhân gây bệnh cho Trung tâm Y tế và các đơn vị theo hướng dẫn của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ.
Cùng với đó, cung cấp thông tin truyền thông cho các báo, đài, các đơn vị liên quan chính xác, đầy đủ, kịp thời, nâng cao nhận thức cho người dân về bệnh Đậu mùa khỉ và các biện pháp phòng, chống theo khuyến cáo của Bộ Y tế và các cơ quan chuyên môn tuyến trên. Rà soát đảm bảo đầy đủ cơ số vật tư, hóa chất, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống dịch; đảm bảo sẵn sàng triển khai các biện pháp phòng chống dịch và hỗ trợ tuyến dưới trong trường hợp cần thiết.
Các Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác giám sát tại cộng đồng, các cơ sở khám chữa bệnh, phòng da liễu, các cơ sở điều trị ARV, Methadone phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, thông báo ngay cho CDC Hà Nội để phối hợp điều tra xử lý khi phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc bệnh. Phối hợp với CDC Hà Nội, tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức về bệnh Đậu mùa khỉ theo hướng dẫn của Bộ Y tế, cho cán bộ chuyên trách dịch tễ, đội cơ động phòng chống dịch.
Đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng gây dịch, do virus đậu mùa khỉ gây ra. Bệnh có nguồn gốc từ châu Phi, lây truyền từ động vật sang người và từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với tổn thương da, dịch cơ thể, qua quan hệ tình dục, giọt bắn đường hô hấp, vật dụng của người bị nhiễm và lây truyền từ mẹ sang con.
Đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng gây dịch, do virus đậu mùa khỉ gây ra. Ảnh minh họa từ INT
Thực hiện công tác truyền thông cho người dân về bệnh Đậu mùa khỉ
Thực hiện công tác truyền thông cho người dân về bệnh Đậu mùa khỉ để người dân hiểu được tình hình dịch bệnh, các biện pháp phòng, chống; phối hợp với ngành y tế triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, đồng thời không gây tâm lý hoang mang, lo lắng trong nhân dân. Rà soát đảm bảo đầy đủ cơ số vật tư, hóa chất, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống dịch; đảm bảo sẵn sàng triển khai các hoạt động phòng chống dịch trong mọi tình huống dịch.
Các bệnh viện, khoa truyền nhiễm, phòng khám chuyên khoa da liễu, các cơ sở điều trị ARV, Methadone chủ động khám sàng lọc, khai thác kỹ tiền sử, yếu tố dịch tễ phát hiện các trường hợp nghi mắc bệnh Đậu mùa khỉ phải liên hệ ngay với Trung tâm Y tế trên địa bàn và CDC Hà Nội để phối hợp điều tra dịch tễ, thu thập bệnh phẩm và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch. Chủ động rà soát, chuẩn bị sẵn sàng thuốc, trang thiết bị, nhân lực trong công tác khám, tổ chức tốt phân tuyến, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân tại các cơ sở khám, chữa bệnh, tránh lây nhiễm chéo trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, hạn chế thấp nhất tử vong ở người do dịch bệnh; thực hiện tốt công tác quản lý chất thải y tế, không để phát tán mầm bệnh ra cộng đồng.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ
Để ngăn ngừa và giảm nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ cho bản thân và cộng đồng, bạn cần thực hiện các biện pháp sau:
Hạn chế tiếp xúc gần với những người đã nghi ngờ hoặc đã xác nhận mắc bệnh đậu mùa khỉ, hoặc với động vật có thể bị nhiễm bệnh.
Làm sạch và khử trùng môi trường có thể đã bị nhiễm virus từ người có khả năng lây nhiễm thường xuyên.
Nếu phát hiện bản thân hoặc người xung quanh có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ cần đến ngay các cơ sở y tế để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị đúng cách. Đồng thời, cách ly với những người khác cho đến khi được chẩn đoán chính xác.
Người bị bệnh cần tuân thủ nghiêm túc các hướng dẫn của nhân viên y tế trong chăm sóc điều trị cho bản thân, giảm thiểu các biến chứng cũng như thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng lây nhiễm. Đồng thời cần phối hợp truyền thông cho những người tiếp xúc gần với mình (đặc biệt là đã có quan hệ tình dục) để phát hiện sớm triệu chứng bệnh và ngăn chặn sự lây lan.
Hãy sử dụng bao cao su như một biện pháp phòng ngừa trong khi quan hệ tình dục trong 12 tuần sau khi bạn đã bình phục.
Cần thận trọng đề phòng cúm A Cúm A là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, gây ra bởi các chủng của virus cúm A như H1N1, H5N1, H7N9,... đường hô hấp. Bệnh xảy ra hằng năm và lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi. Các triệu chứng bệnh cúm A bao...