Nhiều dự án “treo” rất mơ hồ
Vấn đề quy hoạch “ treo” tại TP.HCM từ đầu tháng 9 đến nay lại nóng lên khi HĐND và Ủy ban MTTQ tổ chức nhiều đoàn đi giám sát ở các quận huyện trên địa bàn.
Theo UBND Q.8, hiện có nhiều dự án (DA) được phê duyệt từ lâu nhưng không có kinh phí thực hiện, gây bức xúc vì người dân rất khó khăn trong việc cấp giấy chủ quyền nhà đất, xin phép xây dựng, giao dịch… như: khu tái định cư và công viên văn hóa phía bắc đường Tạ Quang Bửu (P.4), khu D-E Phú Mỹ Hưng (P.7), quy hoạch các công viên cây xanh dọc kênh Đôi – đường Phạm Thế Hiển (P.1 đến P.7).
Khu ấp Doi (Q.Gò Vấp) trở nên hoang tàn cũng chỉ vì dính quy hoạch “treo” – Ảnh: Đình Sơn
Tại H.Nhà Bè, có tới 70 DA đã được chấp thuận địa điểm và có quyết định thu hồi giao đất từ nhiều năm trước với tổng diện tích hơn 14 triệu m2, nhưng hầu hết hiện vẫn còn “treo” hoặc triển khai dở dang.
Thực tế đang có nhiều DA “treo” rất mơ hồ, khó thực hiện. Nhiều hẻm rất nhỏ nhưng được gắn biển lộ giới 8-10 m mà không hề có luận cứ nào để thực hiện
Video đang HOT
GS-TSKH Lê Huy Bá – Viện trưởng Viện Môi trường
Đặc biệt, tại Q.Bình Thạnh, nhiều quy hoạch, DA “treo” kéo dài và cũng không biết đến bao giờ mới có thể chấm dứt. Điển hình nhất là DA khu đô thị sinh thái Bình Quới – Thanh Đa, thuộc P.28 với quy mô 450 ha, mặc dù được UBND TP quy hoạch từ năm 1992 nhưng đến nay cũng vẫn còn “treo”. Ngoài ra, còn có 3 DA dở dang kéo dài gần 20 năm gồm: DA khu nhà ở ven sông Sài Gòn (P.25), DA bắc Đinh Bộ Lĩnh và DA dọc trục Đinh Bộ Lĩnh (P.26).
Tại Q.10, ông Nguyễn Đức Trọng – Phó chủ tịch UBND quận cho biết, trên địa bàn còn nhiều quy hoạch chi tiết được lập và phê duyệt từ năm 2007 – 2008, như DA mở rộng siêu thị Sài Gòn hay một số khu dân cư xen cài nhà cao tầng tại các phường 1, 2, 6, 15 nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện. Việc lập quy hoạch lộ giới hẻm trên địa bàn quận cũng đã thực hiện từ lâu, song khi đưa vào thực tế không còn phù hợp, không khả thi. Tương tự, lãnh đạo UBND Q.7 nhìn nhận trên địa bàn cũng đang có những quy hoạch được duyệt từ năm 1999 nhưng không thực hiện được.
Theo thống kê của Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP.HCM, từ năm 1997 đến nay có 428 đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000. Tuy nhiên đến nay vẫn còn 102 đồ án kéo dài, không khả thi, cần phải điều chỉnh. Trong khi đó, GS-TSKH Lê Huy Bá – Viện trưởng Viện Môi trường, nhận định thực tế đang có nhiều DA “treo” rất mơ hồ, khó thực hiện. Nhiều hẻm rất nhỏ nhưng được gắn biển lộ giới 8-10 m mà không hề có luận cứ nào để thực hiện.
Đại biểu HĐND TP.HCM Lâm Đình Chiến cho rằng, cần tính toán lại lợi ích giữa các bên có liên quan đến vấn đề quy hoạch. Hiện phần lớn giá trị gia tăng từ khâu quy hoạch làm DA kinh doanh lại thuộc về doanh nghiệp, trong khi người dân bị thu hồi đất không được hưởng bao nhiêu dẫn đến sự bức xúc, khiếu kiện.
Theo một lãnh đạo Sở Xây dựng TP, sở dĩ vẫn tồn tại tình trạng các đồ án quy hoạch “treo” kéo dài bởi các địa phương chưa có kế hoạch sử dụng đất rõ ràng. Nếu ở các tỉnh, vùng quy hoạch treo là đất nông nghiệp, có thể sử dụng để canh tác thì ở TP.HCM phần lớn là đất đô thị. Vì vậy, để sửa sai và không lãng phí quỹ đất, tài sản của người dân, TP nên cho người dân sử dụng để kinh doanh, đầu tư như làm nhà xưởng, sân bóng đá, nhà trọ… Và đặc biệt là các quận, huyện phải có kế hoạch sử dụng đất, lộ trình thực hiện rõ ràng trong các đồ án quy hoạch.
Không có khả năng thực hiện thì phải bỏ
Trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Thanh Toàn – Phó giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc, cho biết: “TP sẽ có đợt tổng rà soát quy hoạch, nhất là những đồ án quy hoạch chi tiết 1/2.000. Trong quá trình thực hiện 5 năm có những biến động gì để xác định cái nào “treo”, cái nào không có kinh phí làm, không có khả năng thực hiện thì phải điều chỉnh, thậm chí bỏ”.
Theo TNO
Lấy phiếu tín nhiệm: Cơ hội cho văn hóa từ chức
Xây dựng văn hóa từ chức trong hoạt động chính trị như các nước tiên tiến đã làm... là một trong những kỳ vọng của các ủy viên Thường vụ QH khi thảo luận Đề án quy trình, thủ tục, cách thức thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn, sáng 14/9.
49 hay 430 người?
Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, căn cứ vào yêu cầu của Nghị quyết TƯ 4, Ban chỉ đạo xây dựng Đề án nêu hai phương án đối tượng đưa ra lấy phiếu tín nhiệm:
Thứ nhất, gồm những người giữ các chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn, với tổng số 49 người.
Số lượng ít hơn với HĐND cấp tỉnh, huyện, xã.
Phương án hai, gồm toàn bộ những người giữ các chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn, tổng số lên tới 430 người.
Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân: Nên lấy phiếu tín nhiệm hàng năm. Ảnh: Lê Anh Dũng
Hầu hết ý kiến thảo luận tại Ủy ban Thường vụ QH (UBTVQH) đều tán thành phương án đầu tiên. Cũng có ý kiến cho rằng nên tập trung lấy phiếu tín nhiệm với các thành viên Chính phủ, thành viên UBND.
Tuy nhiên, UBTVQH vẫn chưa ngã ngũ cách thức triển khai sao cho đi vào thực chất.
Gây tranh luận nhiều là tần suất đánh giá tín nhiệm trong một nhiệm kỳ.
Các đại biểu ủng hộ hai năm đánh giá một lần dựa trên lý lẽ là thành quả chỉ đạo, điều hành phải có thời gian để kiểm định, nếu đánh giá hàng năm e rằng cán bộ luôn ở trạng thái "nơm nớp". Thậm chí, Chủ nhiệm UB Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển còn phân tích: "Nếu năm nào cũng lấy phiếu sẽ dẫn đến mặt trái là bản thân người được lấy phiếu nhiều có khi tính quyết đoán, kiên định bị giảm sút. Chúng ta phải lấy phiếu tín nhiệm, nhưng 2 năm một lần là đã đủ khiếp rồi".
Nhưng theo Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc, đánh giá hàng năm "không có gì là ghê gớm". Kết quả lấy phiếu năm đầu tiên thấp biết đâu lại giúp cho vị cán bộ đó rút kinh nghiệm và nỗ lực hơn trong những năm tiếp theo. Bởi, việc lấy phiếu không phải để "trảm" ngay cán bộ mà chỉ là để thăm dò.
Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cũng khẳng định, việc lấy phiếu tín nhiệm nên làm định kỳ hàng năm. Mọi đổi mới đều sẽ khó khăn thời gian đầu nhưng nên được tập dượt dần "chứ nếu e sợ sẽ mãi mãi không thể làm được. Cũng không nên sợ ảnh hưởng đến ý chí tiến công, quyết đoán".
"Từ chức để giữ danh dự"
E ngại lớn nhất của UBTVQH là cách triển khai sao cho thực chất, nếu không, sẽ gây "tác dụng ngược" hoặc thành hình thức. Thậm chí mỗi lần lấy phiếu tín nhiệm lại là dịp để bùng nổ đơn thư tố cáo lãnh đạo. Muốn như vậy, việc lấy phiếu (để thăm dò mức độ tín nhiệm) phải gắn với quy trình bỏ phiếu bất tín nhiệm.
Tinh thần của đề án là lấy phiếu tín nhiệm nhằm thăm dò mức độ tín nhiệm của cán bộ. Bỏ phiếu là để thể hiện quan điểm có giữ cán bộ đó lại làm việc tiếp hay không. Theo dự kiến, nếu các chức danh trên trong hai năm liên tiếp không nhận đủ tín nhiệm thì sẽ phải bỏ phiếu bất tín nhiệm.
Việc bỏ phiếu bất tín nhiệm vốn đã được quy định trong luật nhưng do còn nhiều điểm "vướng" nên chưa phát huy hiệu lực. Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, ĐBQH phải phát huy quyền đại diện của mình ở chỗ có thể bãi nhiệm, miễn nhiệm các chức danh do mình bầu ra. Tuy nhiên, quy trình thế nào phải được nghiên cứu thận trọng, đảm bảo tính khách quan, trung thực, chặt chẽ. Ban soạn thảo có thể nên tính tới cả phương án về việc người bị bất tín nhiệm có thể xin thôi chức trước để tránh bị bỏ phiếu.
Theo nhiều thành viên UBTVQH, đây cũng là dịp để nhắc lại câu chuyện "văn hóa từ chức".
Nói như ông Phùng Quốc Hiển, với những cán bộ khi thăm dò mà tín nhiệm dưới 50%, có thể báo cáo trước QH để xin khắc phục các khuyết điểm. Song, trường hợp không thể tiếp tục thì nên chủ động xin từ chức.
Ông Nguyễn Hạnh Phúc cũng tán thành bổ sung vào đề án nội dung sau: Nếu hai năm liên tiếp lấy phiếu tín nhiệm mà vẫn thấp, mặc nhiên sẽ phải bỏ phiếu bất tín nhiệm, vậy có thể chọn phương án từ chức để "giữ gìn danh dự".
Nhiều ý kiến tán thành đề xuất này. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, người dân cũng đang rất mong sẽ có những trường hợp chủ động xin từ chức, tạo ra được văn hóa từ chức. Phó Trưởng Ban Tổ chức TƯ Trần Văn Minh cũng chia sẻ, nên đánh giá định kỳ hàng năm, ai bị tín nhiệm thấp phải lo phấn đấu. Còn ai đó nếu xét thấy cần thiết sẽ chủ động xin từ chức.
Ngoài ra, một số ý kiến khác cũng đề xuất nên tính đến việc bỏ phiếu bất tín nhiệm trong điều kiện bất thường. Đó là với các chức danh phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra thất thoát lớn cho nhà nước hoặc gây ra những tác động lớn đến an ninh quốc gia.
Trước khi trình QH, Đề án sẽ được Bộ Chính trị cho ý kiến cuối tháng này.
Theo VNN
Chưa thống nhất tần suất lấy phiếu tín nhiệm Vẫn chưa có quan điểm đồng nhất trong TVQH về việc thực hiện lấy phiếu tín nhiệm định kỳ hằng năm hay chỉ nên hai năm một lần đối với những người giữ chức danh do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn. Đề án quy trình, thủ tục, cách thức thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức...