Nhiều dự án giao thông ĐBSCL hoàn thành trong thời gian tới
Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định thời hạn hoàn thành hàng loạt dự án giao thông đường bộ quan trọng ở ĐBSCL…
Liên quan các dự án giao thông quan trọng vùng ĐBSCL, Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định thời gian khởi công và hoàn thành hàng loạt dự án quan trọng của khu vực này.
Cụ thể, đối với dự án cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận trong thời gian qua do vướng vấn đề lãi suất vốn vay, Thủ tướng cam kết cùng Bộ GTVT chỉ đạo tháo gỡ cơ chế, chính sách về lãi vay cho dự án đảm bảo thông xe toàn tuyến cuối năm 2020. Thủ tướng cũng lưu ý Bộ Tài chính cùng tháo gỡ với Chính phủ.
Đối với dự án cầu Mỹ Thuận 2, theo Thủ tướng, dự án đã phê duyệt thiết kế dự toán để tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu thi công. Dự kiến dự án khởi công cuối năm 2019, hoàn thành vào năm 2023.
Với tuyến cao tốc Mỹ Thuận-Cần Thơ có chiều dài 24 km, Thủ tướng cho biết do có những thay đổi về thể chế liên quan đến cơ chế tham gia của Nhà nước vào dự án nên cũng có khó khăn. Tuy nhiên, Chính phủ đã giao Bộ KH&ĐT và Bộ GTVT bố trí 932 tỉ đồng từ nguồn dự phòng chung của Chính phủ để hỗ trợ cho dự án, đảm bảo khả thi về phương án tài chính. Cũng theo Thủ tướng, sau khi được bổ sung vốn sẽ được tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư và dự kiến khởi công cuối năm 2019, hoàn thành năm 2022.
Video đang HOT
Đối với dự án kết nối khu vực trung tâm ĐBSCL, gồm các dự án thành phần như cầu Vàm Cống, Thủ tướng chỉ đạo hoàn thành khắc phục sự cố nứt dầm và hoàn thành thi công toàn bộ khối lượng còn lại trong tháng 3-2019. Dự kiến Hội đồng Nhà nước sẽ nghiệm thu và đưa vào sử dụng trong tháng 6-2019. Còn cầu Cao Lãnh và tuyến nối hai cầu (Cao Lãnh và Vàm Cống) cũng thuộc dự án kết nối trung tâm ĐBSCL đã bàn giao đưa vào sử dụng hồi đầu năm 2018.
Với tuyến tránh quốc lộ 91 qua TP Long Xuyên, Quốc hội đồng ý bổ sung vào danh mục đầu tư công trung hạn, giai đoạn 2016-2020 để đầu tư bằng nguồn vốn vay Ngân hàng Phát triển châu Á. Hiện Bộ GTVT đã phê duyệt dự án đầu tư, đang triển khai thủ tục điều chỉnh hiệp định và dự kiến thi công đầu năm 2020, hoàn thành năm 2022. Tuyến lộ Lộ Tẻ-Rạch Sỏi dài 51 km đang được triển khai đầu tư bốn làn xe, dự kiến hoàn thành đầu năm 2020.
Bộ GTVT cũng đang thực hiện các thủ tục đầu tư bốn dự án bằng nguồn vốn dự phòng đầu tư công trung hạn, giai đoạn 2016-2020 với tổng mức đầu tư 15.000 tỉ đồng đã được Quốc hội thông qua, bao gồm dự án nâng cấp quốc lộ 57 tỉnh Bến Tre, quốc lộ 53 tỉnh Trà Vinh, quốc lộ 30 tỉnh Đồng Tháp và thảm mặt đường tuyến Quản Lộ-Phụng Hiệp nối Cần Thơ đến Cà Mau, dự kiến khởi công năm 2019 và hoàn thành toàn bộ trong năm 2021.
Dự án quốc lộ 1 đoạn từ Ngã Bảy (Hậu Giang) đến Châu Thành (Sóc Trăng) dài 20 km, sẽ báo cáo với Thường vụ Quốc hội sử dụng nguồn dự phòng chung kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 để đầu tư nâng cấp mở rộng thành bốn làn xe nhằm đồng bộ với quy mô tổng thể quốc lộ 1.
H.DƯƠNG
Theo PLO
Cục Hàng không: Không "phân biệt đối xử" trong khai thác sân bay Long Thành
Cục Hàng không Việt Nam mới đây đã xây dựng, báo cáo Bộ Giao thông vận tải (GTVT) phương án phân chia khai thác Long Thành - Tân Sơn Nhất trên cơ sở đề xuất của các đơn vị trong ngành, đảm bảo cơ hội khai thác cân bằng, không phân biệt đối xử...
Thiết kế sân bay Long Thành
Theo đó, các tiêu chí khai thác sân bay Long Thành và Tân Sơn Nhất được đề xuất cụ thể là: Duy trì khai thác quốc tế, quốc nội tại cả 2 cảng; Đảm bảo cơ hội khai thác cân bằng, không phân biệt đối xử; phù hợp với quy mô đầu tư theo phương án tiền khả thi đã được Quốc hội phê chuẩn.
Đối với sân bay Long Thành, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất cho khai thác quốc tế toàn bộ đường bay từ 1.000 km trở lên và các đường bay khác theo lựa chọn của hãng và các đường bay mới của tất cả các hãng khi Tân Sơn Nhất không còn năng lực tiếp nhận. Các chuyến bay không thường lệ cũng sẽ được khai thác tại đây.
Đối với Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất sẽ chỉ khai thác các đường bay dưới 1.000 km bằng tàu bay mã C trở xuống.
Theo Cục Hàng không Việt Nam, tiêu chí phân chia sẽ được xem xét lại sau 5 năm đầu khai thác thực tế tại cặp sân bay Long Thành - Tân Sơn Nhất.
Phía Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) cũng tán thành với đề xuất khai thác nói trên của Cục Hàng không. ACV cho rằng, phân chia khai thác giữa 2 cảng hàng không như vậy sẽ tạo điều kiện cho hãng hàng không trong việc thực hiện quyền kinh doanh của mình, tôn trọng chính sách kinh doanh của hãng trong khi vẫn đảm bảo sự quản lý, điều tiết của nhà nước.
Trên cơ sở nguyên tắc phân chia của Cục Hàng không, ACV đang chỉ đạo đơn vị tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi tiếp thu. Tư vấn sẽ làm việc với từng hãng hàng không để dự báo từng đường bay một, lượng khách trên từng đường bay, từ đó lên dự báo về sản lượng khai thác của hai sân bay, sau đó mới có thể đưa ra phương án tài chính.
Cảng Hàng không quốc tế Long Thành có tổng mức đầu tư là 336.630 tỷ đồng (tương đương hơn 16 tỷ USD), được chia làm 3 giai đoạn. Diện tích đất của dự án là 5.000 ha. Quy mô đầu tư xây dựng các hạng mục của dự án để đạt công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm.
Đây sẽ là Cảng hàng không quốc tế quan trọng của quốc gia, hướng tới trở thành một trong những trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế của khu vực.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Chủ đầu tư BOT dọa trả lại dự án ngàn tỷ, Bộ GTVT nói gì? Công ty cổ phần đầu tư Đèo Cả đã 2 lần lên tiếng sẽ trả lại Nhà nước công tác quản lý, vận hành hầm Đèo Cả, hầm Hải Vân 1 nếu Bộ GTVT thực hiện không đúng cam kết. Theo hợp đồng BOT được ký kết giữa nhà đầu tư - công ty CP Đèo Cả và Bộ GTVT, phía nhà đầu...