Nhiều dự án để mất rừng, chây ỳ bồi thường hàng trăm tỷ đồng
Lâm Đồng mất trắng 1.900 ha khi giao rừng ồ ạt cho hàng trăm doanh nghiệp triển khai dự án đầu tư. Tổng số tiền các doanh nghiệp phải bồi thường cho diện tích rừng bị “bốc hơi” này lên đến 311 tỷ đồng nhưng mới thu được gần 40 tỷ đồng.
Đến nay, Lâm Đồng đã “rộng cửa” thu hút hàng trăm doanh nghiệp đầu tư 329 dự án về du lịch sinh thái, trồng cao su, sản xuất nông lâm kết hợp, nuôi cá nước lạnh… Các chủ đầu tư này thuê đất, thuê rừng với tổng diện tích lên đến gần 53 ngàn ha để triển khai dự án.
Khi phát hiện nhiều doanh nghiệp không đủ năng lực đầu tư và nhân lực bảo vệ rừng hoặc “cù nhây” để tìm cơ hội sang nhượng…, UBND tỉnh quyết định thu hồi hàng loạt dự án thì đã có 1.900 ha rừng bị “bốc hơi”.
Nhiều diện tích đất rừng sau khi giao cho doanh nghiệp, cộng đồng thì biến thành vườn cà phê.
Cây có đường kính lớn bị cựa hạ trái phép.
Bên cạnh việc thu hồi toàn bộ 159 dự án và thu hồi một phần diện tích của 35 dự án vì để rừng bị phá, bị lấn chiếm trái phép mà không có biện pháp ngăn chặn; UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo các đơn vị chức năng yêu cầu các chủ đầu tư bồi thường thiệt hại tài nguyên rừng với số tiền lên đến 311 tỷ đồng. Hiện đơn vị được giao chủ trì thu hồi số tiền bồi thường này là Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lâm Đồng.
Theo ông Võ Danh Tuyên, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, từ tháng 8/2020, tỉnh chính thức giao cho Sở NN&PTNT chủ trì thu tiền bồi thường của các doanh nghiệp. Sở đã thành lập “Tổ thu tiền bồi thường lâm sản thiệt hại” với thành viên là các đơn vị có liên quan, đặc biệt là 12 Hạt trưởng Hạt kiểm lâm của các huyện, thành.
Video đang HOT
“Tổ đã tống đạt quyết định và làm việc với các doanh nghiệp để thống nhất, thỏa thuận thời điểm nộp khoản tiền này. Nếu chủ đầu tư dự án chây ỳ không trả, sẽ đề nghị thu hồi dự án hoặc chuyển cơ quan cảnh sát điều tra”, lãnh đạo Sở NN&PTNT nói.
Sau khi để rừng bị phá, doanh nghiệp đào hố chôn lấp cây để phi tang.
Gỗ tang vật của một vụ án phá rừng nghiêm trọng ở Bảo Lâm bị bỏ khô mục.
Theo các thành viên trong Tổ, nhiều chủ đầu tư đã bị thu hồi toàn bộ hay một phần dự án nên việc đôn đốc các doanh nghiệp này nộp tiền bồi thường giá trị tài nguyên rừng là khó khả thi.
Một số doanh nghiệp khác gặp khó khăn về tài chính hoặc trục trặc khi triển khai dự án nên chây ỳ không chấp hành việc nộp tiền bồi thường mặc dù các cơ quan chức năng đã nhiều lần đôn đốc. Đó là chưa kể, quy định về thu tiền bồi thường còn nhiều bất cập; không có chế tài cưỡng chế, xử lý đối với doanh nghiệp không nộp tiền.
Một chuyên gia Tư pháp cho rằng, để xử lý các doanh nghiệp không thực hiện nộp tiền bồi thường tài nguyên rừng, biện pháp khả thi về mặt pháp lý là căn cứ vào hợp đồng (hợp đồng cho thuê rừng ký giữa bên cho thuê rừng với các doanh nghiệp) để khởi kiện đối với doanh nghiệp chưa chấp hành.
Ông Vũ Huy Hoàng sắp hầu tòa
Cựu Bộ trưởng Công Thương và 9 người khác bị cáo buộc vi phạm quy định về quản lý, sử dụng khu đất vàng ở TP.HCM, gây thiệt hại hơn 2.700 tỷ đồng.
TAND Hà Nội cho biết từ ngày 7/1/2021, cơ quan này sẽ xét xử ông Vũ Huy Hoàng (67 tuổi, cựu Bộ trưởng Công Thương), ông Nguyễn Hữu Tín (63 tuổi, cựu Phó chủ tịch UBND TP.HCM) cùng 8 bị cáo liên quan sai phạm tại khu đất vàng số 2-4-6 đường Hai Bà Trưng, quận 1, TP.HCM.
Phiên xử dự kiến diễn ra trong một tuần. Khoảng 30 luật sư đăng ký tham gia bào chữa cho 10 bị cáo trong vụ án.
Ông Vũ Huy Hoàng. Ảnh: Hoàng Hà.
Theo cáo trạng, khu đất 2-4-6 đường Hai Bà Trưng (TP.HCM) rộng khoảng 6.000 m2, được chấp thuận giao cho Tổng công ty Sabeco thuộc Bộ Công Thương quản lý, đầu tư xây dựng. Khi triển khai dự án trên khu đất này, ông Vũ Huy Hoàng cùng các bị can đã không chấp hành các nghị quyết của Chính phủ, quyết định cho đầu tư dự án trái quy định.
Giai đoạn 2012-2016, ông Hoàng chỉ đạo bà Hồ Thị Kim Thoa (cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương, đang bị truy nã) và cấp dưới ra văn bản yêu cầu cán bộ tại Sabeco dùng quyền sử dụng khu đất trên và tiền của Sabeco góp vốn với các doanh nghiệp tư nhân, thành lập Sabeco Pearl để kinh doanh bất động sản.
Sau đó, ông Hoàng không chỉ đạo mà đã để cho Sabeco thoái toàn bộ vốn góp tại Sabeco Pearl cho doanh nghiệp. Từ đó, quyền sử dụng khu đất trên được dịch chuyển từ tài sản Nhà nước sang tài sản tư nhân. Hành vi của các bị can gây thất thoát hơn 2.700 tỷ.
Bà Hồ Thị Kim Thoa và ông Phan Chí Dũng. Ảnh: Bộ Công an.
Quá trình điều tra, bị can Vũ Huy Hoàng chỉ thừa nhận trách nhiệm với vai trò là người đứng đầu Bộ Công Thương và cho rằng trách nhiệm chính thuộc về bà Hồ Thị Kim Thoa.
Đối với bị can Nguyễn Hữu Tín, VKSND cho rằng ông đã ký nhiều quyết định chấp thuận cho Sabeco Pearl (không phải doanh nghiệp Nhà nước) thực hiện nghĩa vụ tài chính, được làm chủ đầu tư và thuê đất thực hiện dự án tại số 2-4-6 Hai Bà Trưng.
Quá trình điều tra, cựu Phó chủ tịch TP.HCM thừa nhận ký các quyết định nêu trên là trái quy định, không đúng đối tượng và không thông qua đấu giá. Tuy nhiên, ông Tín khai bản thân không tư lợi.
Còn bị can Hồ Thị Kim Thoa bị cáo buộc liên quan vụ án. Song, bị can đã bỏ trốn nên cơ quan điều tra tạm đình chỉ điều tra vụ án và tạm đình chỉ điều tra bị can; đồng thời ra quyết định truy nã đối với bà Thoa.
Trong vụ án này, ông Vũ Huy Hoàng và Phan Chí Dũng (63 tuổi, cựu Vụ trưởng Công nghiệp nhẹ Bộ Công Thương) bị truy tố tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí, theo khoản 3, điều 219 Bộ luật hình sự.
Nhóm bị truy tố về tội Vi phạm các quy định về quản lý đất đai, theo điều 229 Bộ luật hình sự, gồm Nguyễn Hữu Tín, Lâm Nguyên Khôi (65 tuổi, cựu PGĐ Sở KH&ĐT TP.HCM), Đào Anh Kiệt (63 tuổi, cựu Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM), Lê Văn Thanh (58 tuổi, cựu Phó chánh Văn phòng UBND TP.HCM), Lê Quang Minh (63 tuổi, cựu Trưởng phòng thuộc Sở KH&ĐT TP.HCM), Nguyễn Thanh Chương (46 tuổi, cựu Trưởng phòng thuộc Văn phòng UBND TP.HCM), Trương Văn Út (40 tuổi, cựu Phó phòng thuộc Sở TN&MT TP.HCM) và Nguyễn Lan Châu (45 tuổi, cựu chuyên viên Sở TN&MT TP.HCM).
Vướng mắc ở dự án BT, nhiều cơ chế tháo gỡ nhưng vẫn "gặp khó" Nhiều dự án thực hiện theo hình thức BT gặp vướng mắc do khâu xác định giá trị chênh lệch nhau giữa dự án và tài sản công (giá trị của khu đất được hoán đổi cao hơn giá trị của dự án). Đây là một trong những lý do khiến nhiều khu đất vàng nghìn tỉ ở Tp.HCM "bỏ trống" nhiều năm....