Nhiều dòng xe Mazda mới bị lỗi phần mềm điều khiển động cơ
Các dòng xe Mazda có thể bị lỗi bao gồm: CX-5 phiên bản 2018-2019, Mazda6 phiên bản 2018-2019, Mazda3 sedan và hatchback phiên bản 2019. Những mẫu xe này vừa bị triệu hồi tại Mỹ do lỗi phầm mềm điều khiển động cơ.
Nhiều dòng xe Mazda mới bị lỗi phần mềm
Mới đây, cơ quan Quản lý An toàn giao thông quốc gia Mỹ (NHTSA) đã yêu cầu Mazda triệu hồi 262.200 chiếc xe CX-5 phiên bản 2018-2019, Mazda6 phiên bản 2018-2019, và Mazda3 sedan và hatchback phiên bản 2019.
Video đang HOT
Nguyên nhân của đợt triệu hồi lần này là do phần mềm điều khiển động cơ bị lỗi khiến xe có thể dừng đột ngột khi xe đang chạy. Động cơ của các xe bị triệu hồi lần này có phần mềm điều khiển động cơ tạm thời ngắt hai trong tổng số bốn xy-lanh để tiết kiệm nhiên liệu. Khi hai xy-lanh này được kích hoạt trở lại, lỗi phần mềm có thể khiến một bộ phận của động cơ mất kết nối với các bộ phận khác, từ đó khiển động cơ bị giật hoặc dừng hẳn.
Lỗi này dẫn tới nguy cơ tài xế bị mất kiểm soát chiếc xe, dễ gây tai nạn. Đèn Check Engine có thể sẽ bật sáng trên bảng đồng hồ. Hãng xe Nhật Bản cho biết chưa nhận được thông báo về trường hợp tai nạn hay chấn thương nào liên quan tới lỗi này.
Những mẫu xe kể trên đều là dòng xe chiến lược của thương hiệu Mazda. Phương án giải quyết cho vấn đề trên cũng không quá phức tạp. Các xe bị lỗi sẽ cần cập nhật lại phần mềm để khắc phục lỗi kể trên.
Theo Thoidai
Có nguy cơ chết máy đột ngột, bộ ba Mazda3, Mada6 và Mazda CX-5 bị triệu hồi
Liên quan đến lỗi phần mềm dẫn đến hiện tượng chết máy đột ngột, hơn 260.000 xe Mazda3, Mazda6 và Mazda CX-5 bị triệu hồi tại Mỹ.
Mới đây, thông báo triệu hồi đến từ Cơ quan Quản lý An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ (NHTSA) đã "chỉ mặt gọi tên" hơn 262.200 chiếc ô tô Mazda. Cụ thể, những xe nằm trong diện ảnh hưởng gồm có Mazda3 bản sedan và hatchback được sản xuất từ ngày 25/9/2018 - 11/5/2019, Mazda6 (15/1/2018 - 22/4/2019) cũng như Mazda CX-5 (3/10/2017 - 23/4/2019).
262.200 xe Mazda hiện đang bị triệu hồi tại Mỹ
Nguyên nhân của đợt triệu hồi này là do phần mềm điều khiển động cơ có chức năng ngắt tạm thời 2 trong 4 xi-lanh để tiết kiệm nhiên liệu bị lỗi, khiến đèn Check Engine báo sáng. Khi 2 xi-lanh được kích hoạt lại, lỗi này có thể khiến một bộ phận của động cơ mất kết nối với các bộ phận khác. Hệ quả có thể dẫn đến việc xe vận hành không ổn định, hoặc nặng hơn là chết máy đột ngột khi đang di chuyển, từ đó để lại hiểm họa khôn lường cho người điều khiển. Rất may, phía bên hãng xe Nhật chưa ghi nhận trường hợp tai nạn nào liên quan đến lỗi này.
Mazda3 và CX-5 hiện đang là 2 dòng xe bán chạy của thương hiệu Nhật Bản tại Việt Nam. Cùng với Mazda6, cả 3 mẫu xe này đều đang được lắp ráp trong nước nên hiện vẫn chưa rõ xe tại thị trường Việt Nam có gặp phải lỗi tương tự hay không. Theo quan sát từ phía người dùng tại Việt Nam, vẫn chưa có phản ánh nào liên quan đến vấn đề này.
Trước đó, vào năm 2016, cả Mazda2 và Mazda3 tại Việt Nam đã từng bị triệu hồi vì lỗi "cá vàng" hay đèn Check Engine liên tục báo sáng trên bảng đồng hồ. Tuy nhiên, nguyên nhân được xác định là do muội than bám trên đầu kim phun có chứa kim loại kẽm (Zn) hòa tan vào nhiên liệu khiến kim phun bị nghẹt, dẫn đến bộ điều khiển động cơ ECU liên tục bật đèn cảnh báo.
Theo Tinxe
SUV mới của Toyota sẽ chia sẻ nhiều thành phần với Mazda Toyota tuyên bố sẽ chế tạo một chiếc SUV mới tại nhà máy chung của Toyota và Mazda ở Huntsville, Alabama. Theo Car & Driver, SUV mới của Toyota sẽ chia sẻ một số thành phần và nhà cung cấp với chiếc SUV của Mazda, cả hai mẫu xe đều được xây dựng ở khu nhà máy Huntsville, Alabama trị giá 1,6 tỷ...