Nhiều đội bóng ở V.League chưa được tiêm vắc xin phòng Covid-19
Khá bất ngờ, tới lúc này nhiều CLB tại V.League vẫn chưa được tiếp cận với nguồn vắc xin phòng Covid-19
Nhiều đội bóng chưa được tiêm vắc xin phòng Covid-19.
Cách đây ít ngày, Công ty CP Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam đã quyết định hoãn giải V.League 2021 vô thời hạn do những lo ngại về ảnh hưởng của dịch Covid-19, đại dịch bất ngờ có dấu hiệu bùng phát tại Việt Nam trong những ngày qua.
Khá bất ngờ, tới lúc này nhiều CLB tại V.League vẫn chưa được tiếp cận với nguồn vắc xin phòng Covid-19. Theo tổng hợp từ VPF, hiện tại mới chỉ có 2 đội bóng đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng Covid-19 là CLB Hà Nội và Viettel FC. 5 đội bóng khác đã tiêm 1 mũi là CLB Sài Gòn, Thanh Hóa, Nam Định, Sông Lam Nghệ An và TP.HCM.
Trong khi đó HAGL và các CLB Quảng Ninh, Hải Phòng, Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh, Bình Định, Bình Dương, Đà Nẵng vẫn chưa được tiêm bất cứ mũi nào.
Lý do khiến các CLB này chưa được tiêm vắc xin là bởi ở nhiều địa phương, đội bóng chuyên nghiệp không thuộc lĩnh vực được ưu tiên tiêm phòng. Đây cũng là lý do khiến Becamex Bình Dương vẫn chưa được tiêm vắc xin, dù đã có văn bản gửi lãnh đạo tỉnh Bình Dương.
Video đang HOT
Trong một diễn biến mới nhất, lãnh đạo VPF phủ nhận việc sẽ hủy giải V.League và cho biết sẽ cố gắng đưa giải đấu trở lại vào thời điểm thích hợp để phục vụ người hâm mộ.
Sau 12 vòng đấu ở giai đoạn 1 V.League 2021, CLB HAGL đang tạm dẫn đầu BXH với 29 điểm), đứng ngay sau là nhà ĐKVĐ Viettel (26 điểm). Đây cũng là hai đội bóng đã chắc chắn có mặt trong nhóm 6 đội đua vô địch.
Ở chiều ngược lại, hai đội bóng là SLNA (10 điểm) và Sài Gòn FC (13 điểm) chắc chắn sẽ góp mặt nhóm tranh vé trụ hạng. Trong khi 10 đội bóng khác vẫn chưa thể xác định vị trí của mình.
Sau khi V.League 2021 chính thức khép lại, các cầu thủ ưu tú của giải sẽ được HLV Park Hang Seo triệu tập lên đội tuyển Việt Nam bước vào tập luyện chuẩn bị cho giai đoạn 3 vòng loại World Cup 2022 giải đấu khởi tranh vào đầu tháng 9 tới tháng 3 của năm 2022.
Chuyện buồn ở Than Quảng Ninh giữa mùa dịch
Việc tiếp tục bị nợ lương dài hạn khiến nhiều cầu thủ Than Quảng Ninh không tránh khỏi âu lo giữa mùa dịch.
Ở giai đoạn một V.League, hàng loạt cầu thủ và cựu cầu thủ Than Quảng Ninh đã lên tiếng "cầu cứu" trên mạng xã hội khi số tiền lương, thưởng, phí "lót tay" khi ký hợp đồng đội bóng chủ quản nợ họ đã lên đến hàng chục tỷ đồng. Tiền vệ Nguyễn Hải Huy từng công khai việc anh phải nhờ mẹ vợ hỗ trợ một phần chi phí do đã quá nhiều tháng không được nhận lương, thưởng.
Không phải cầu thủ nào ở CLB Quảng Ninh cũng có điều kiện như Mạc Hồng Quân. Ảnh: Bảo Ngọc.
Tiền lấy về chỉ để trả nợ
"Chúng tôi đúng là đã nhận hết lương cho đến tháng 4/2021. Nhưng thử nghĩ xem, ngần ấy thời gian không có thu nhập nào, chuyện phải đi vay tiền sinh hoạt là điều tất yếu. Tôi chỉ dùng một phần để trả các khoản nợ, còn một số anh em thì trả nợ gần như toàn bộ, chỉ dư một chút", một cầu thủ Than Quảng Ninh tâm sự với Zing .
Một cầu thủ khác đề nghị giữ kín danh tính chia sẻ: "Tôi chỉ có một căn nhà nhỏ mua được thời gian trước sau quá trình tiết kiệm. Đợt này, đội tiếp tục nợ lương, đến hết tháng 7 là 3 tháng. Bố mẹ tôi hiểu nên còn đưa cho tôi tiền nhà tiêu tạm".
Cổ động viên Than Quảng Ninh hiểu và chia sẻ với hoàn cảnh của cầu thủ. Sau mỗi trận đấu, thay vì bữa tiệc sang trọng, ăn mừng chiến thắng ngoài nhà hàng, những buổi tiệc nhỏ được tổ chức ngay tại khuôn viên lưu trú của đội tại Cẩm Phả. Nhà tài trợ thực phẩm, đầu bếp... đều là những CĐV quen thuộc.
Nhưng rồi, tình thế ở đội bóng vùng mỏ trở nên căng thẳng khi hàng loạt thông tin chuyển nhượng xuất hiện. Mạc Hồng Quân và Nghiêm Xuân Tú được đồn đoán sẽ gia nhập CLB Bình Định, Nguyễn Hải Huy cũng nhiều khả năng chia tay quê hương khi hợp đồng đáo hạn cuối V.League 2021. Thậm chí, có tin đồn rằng ngay khi vòng 13 kết thúc, nhóm cầu thủ này sẽ ra đi luôn chứ không chờ đợi thêm nữa.
Nhiều cầu thủ ra đi để giúp đỡ đồng đội. Ảnh: Việt Hùng.
Đi để giúp người ở lại
Nếu không bị đẩy vào cảnh khốn cùng, chưa chắc cầu thủ Than Quảng Ninh đã lựa chọn cách chia tay. Dưới bàn tay chèo lái của "thuyền trưởng" Phan Thanh Hùng, đội chủ sân Cẩm Phả từng là một thế lực. Họ có lối chơi mang đường nét rõ ràng, tinh thần thi đấu rực lửa và sự ổn định trong phòng thay đồ.
Chính vì vậy, ngay cả khi không còn bên cạnh nhau, sự giúp đỡ cho đồng đội cũ vẫn là điều mà những Dương Thanh Hào, Đào Nhật Minh, Giang Trần Quách Tân hay Xuân Hùng... đang âm thầm thực hiện. Theo một tiết lộ riêng, các cầu thủ vừa chia tay đội bóng đã không ít lần cho đồng đội cũ mượn tiền.
Nhưng chính các cầu thủ này cũng còn nhiều khoản tiền chưa được thanh toán. Họ cũng có gia đình, cũng phải trải qua dịch bệnh như bất kỳ ai. Sự giúp đỡ ấy không thể cứ kéo dài mãi bởi đó không phải trách nhiệm của họ.
Một cầu thủ Than Quảng Ninh lo âu: "Giờ chúng tôi đi cũng dở, ở lại cũng không xong. Đi thì không biết những khoản kinh phí cũ sẽ như thế nào, nhưng nếu ở thì liệu có được giải ngân không? Và sẽ sống bằng gì? Nếu những anh em có kinh nghiệm đi hết, số em trẻ ở lại đá ra sao? Chúng tôi suy nghĩ nhiều lắm".
Nghề cầu thủ vốn gắn liền với những hào quang, tiền tài và danh tiếng. Nhưng cũng như bất kỳ ngành nghề nào khác, cũng có những người trên đỉnh cao với thu nhập ngất ngưởng, và không thiếu các cầu thủ "bình thường" với mức lương vừa phải.
Với một đội bóng rơi vào trạng thái bất ổn từ 1-2 năm nay như Than Quảng Ninh, dịch Covid-19 chẳng khác nào một cú đấm "knock-out". Họ sẽ vẫn tồn tại, nhưng tồn tại theo cách mà nhiều CĐV nhiệt thành nơi đây chẳng thể nào vui được.
Không có chỗ ở đội tuyển, Bùi Tiến Dũng nguy cơ mất luôn suất bắt chính ở CLB TP.HCM Phong độ của Bùi Tiến Dũng sau 2 trận bắt chính có lẽ chưa đủ để anh trở thành sự lựa chọn số 1 trong khung gỗ của CLB TP.HCM. Việc Thanh Thắng bị treo giò sau hành vi không đúng mực với trọng tài trong trận đấu giữa Thanh Hóa và CLB TP.HCM đã mở ra cơ hội với Bùi Tiến Dũng....