Nhiều doanh nhân mắc bẫy nhận thừa kế hàng triệu đôla
Gửi email thông báo trúng thưởng xổ số, mời hợp tác thừa kế một tài khoản có giá trị hàng chục triệu USD, nhóm người nước ngoài đã chiêu dụ nhiều doanh nhân gửi rất tiền cho chúng.
Trước hàng loạt tố cáo của các doanh nghiệp về việc nhận được email thông báo trúng thưởng, mời hợp tác thừa kế hàng chục triệu USD của nhóm người nước ngoài, ngày 19/2, Công an TP HCM đã lên phương án điều tra.
Trước đó, đầu tháng 12/2012, một người xưng là Thanaporn Deng – Chủ tịch tổ chức vé số Quốc tế Châu Á Thái Bình Dương gửi thư đến hàng loạt người thông báo họ trúng 2,5 triệu USD trong đợt quay số ngẫu nhiên vào ngày 4/12/2012. Người này đề nghị người trúng “giữ bí mật và liên hệ với nhân viên Nathan Sancool theo số điện thoại và email có sẵn, hạn chót nhận giải thưởng là ngày 25/2″.
Cảnh sát kiểm tra va ly tiền bị nhuộm đen dùng để lừa đảo. Ảnh: T.H
Cùng thời điểm, cảnh sát phát hiện một người tự xưng tên Michael Vivo – Trưởng phòng kiểm toán ngân hàng Nam Phi, chi nhánh tại Sandton (Nam Phi) đã gửi tài liệu đến 150 giám đốc doanh nghiệp, chủ cửa hàng… tại TP HCM. Nội dung email cho biết có một khách hàng người Philippines cùng vợ và con gái chết trong đợt động đất và sóng thần ở Nhật Bản vào năm 2011.
Video đang HOT
“Theo luật ở Nam Phi thì sau 3 năm, số tiền khoảng 10,2 triệu USD của họ trong tài khoản này không có người nhận sẽ xung vào công quỹ”, email của Michael Vivo thông tin và gợi ý nếu ai đứng tên tư cách pháp nhân để hắn lo hồ sơ rút số tiền này sẽ chia 40%. Người này khẳng định không có bất kỳ rủi ro nào, khách hàng chỉ việc liên hệ để bàn kế hoạch… Mới đây, Michael Vivo tiếp tục gửi tài liệu cho gần 150 người nữa với nội dung tương tự nhưng người để lại di sản là một công dân Indonesia. Bằng chiêu “dụ” này, nhiều người đã thành nạn nhân của chúng.
Tương tự, chị Thảo (ngụ quận 2) hồi giữa tháng 9/2012 nhận được email của một người tự xưng tên Brown đang làm việc tại một ngân hàng ở châu Phi. Tên này cho biết có một khách hàng người Mỹ chết vì tai nạn giao thông để lại tài khoản 7,3 triệu USD không có người thừa kế. Hắn gợi ý chị Thảo hợp tác để làm thủ tục rút ra và chia số tài tiền này. Khi liên hệ với Brown, chị gặp được một người tên Bill bàn bạc thủ tục.
Tại cuộc gặp gỡ trong khách sạn, Brown đưa ra một valy bảo có 7,3 triệu USD trong đó và yêu cầu chị Thảo đưa 2.500 USD phí vận chuyển. Sau khi nhận tiền, hắn mở và lấy ra một số tờ 100 USD bị nhuộm đen và cho biết “toàn bộ số tiền phải nhuộm để qua mặt hải quan”. Để làm tin, Bill lấy ra chai thuốc và rửa 5 tờ giấy đen thui thành 500 USD đưa cho chị Thảo. Thấy đúng là tiền thật, chị này mang valy về nhà. Những ngày sau đó, Bill yêu cầu chị Thảo đưa thêm 37.000 USD để mua hoá chất tẩy đôla.
Đã đưa đủ tiền nhưng không thấy gã người nước ngoài quay lại, chị Thảo nghi ngờ báo công an. Lúc này người phụ nữ mới biết mình đã sập bẫy lừa. “Đây là chiêu lừa không mới nhưng nó đánh vào lòng tham của mọi người nên vẫn có khá nhiều nạn nhân sập bẫy”, một cán bộ điều tra khuyến cáo.
Theo VNE
Sơn nữ mắc bẫy nam sinh viên buôn người
Nghe Nên "vẽ" ra việc làm có thu nhập cao, Nụ rủ bạn gái theo chân nam sinh này sang Trung Quốc để rồi bị bán vào lầu xanh "tiếp" 25-30 khách mỗi ngày.
Có mặt từ sớm tại phiên tòa xét xử hai nam sinh viên lừa bán mình vào ổ mại dâm, Nụ và Yến ngồi thu mình ở hàng ghế sau. Gió lạnh lùa qua cửa sổ khiến hai thiếu nữ 19 tuổi co ro, nép vào người thân. Nụ và Yến ném ánh nhìn tức giận về bị cáo Hoàng Văn Thích (25 tuổi) và Nguyễn Quang Nên (24 tuổi).
Nụ tâm sự, gia đình khó khăn cô về Hà Nội kiếm việc. Thời gian này, Nên cũng đang theo học ở Hà Nội và thỉnh thoảng gặp Nụ. "Đang lúc em tuyệt vọng vì công việc bấp bênh, Nên bảo có việc phục vụ quán cà phê, karaoke bên Trung Quốc lương 20-30 triệu đồng một tháng", Nụ tâm sự.
Thích (trái) và Nên tại phiên xử. Ảnh: Việt Dũng.
Nụ đem niềm vui này kể lại cho Yến, rủ cùng đi làm. Một buổi sáng giữa tháng 2, Yến và Nụ háo hức đón chuyến xe khách đi Lạng Sơn. Trên xe, Nên chuyện trò rôm rả với hai cô. "Nên bảo, nhà Thích ở gần biên giới nên khi nào rảnh rỗi có thể về chơi", Yến nói.
Gần 10 giờ trên xe, chiều tối cùng ngày, cả nhóm đặt chân tới cửa khẩu và gặp Thích. Sang Trung Quốc, Thích và Nên gặp người phụ nữ tên Mai, trao 2 thiếu nữ rồi cầm 20 triệu đồng. Lúc này, Yến và Nụ mới biết đã mắc bẫy của hai nam sinh viên đang theo học tại Hà Nội.
Theo cáo buộc của VKS, các bị cáo đã lên kế hoạch bán người khá chi tiết. Song tại phiên xử, Thích bảo vì "nể" Mai nên mới tìm người giúp, còn Nên cho rằng "vô can" trong việc này. Nghe hai bị cáo trình bày, Nụ và Yến ngồi phía dưới tức giận. "Chuyến xe định mệnh đã khiến chúng em thân tàn ma dại, vậy mà họ chối bỏ trách nhiệm", Nụ nói.
Giọng nghèn nghẹn, hai cô gái tâm sự, ngay ngày hôm sau đã bị "Tú bà" Mai đưa vào sâu trong nội địa, nhốt vào phòng tối. Cùng một số các cô gái không chịu bán dâm, Nụ và Yến bị đánh, không cho ăn uống. "Chúng em động viên nhau phải sống để tìm cơ hội trốn về Việt Nam", Yến cho biết.
Có chút nhan sắc, Nụ phải "phục vụ" mỗi ngày từ 25 tới 30 khách nhưng không được trả một đồng lương. Còn Yến sau 2 tháng làm "nô lệ tình dục" đã được một người đàn ông địa phương giúp đỡ nên trốn thoát khỏi nhà chứa. Một tháng sau đó, Nụ được cảnh sát địa phương giải cứu, đưa về Việt Nam.
Giận 2 bị cáo, song cả Yến và Nụ đều thừa nhận vì ham tiền lương cao mà mắc lừa. Cuối phiên xử ngày 14/12, TAND Hà Nội tuyên phạt Thích 9 năm, Nên 7 năm 6 tháng về tội Mua bán người và buộc mỗi bị cáo phải bồi thường 20 triệu đồng cho các nạn nhân.
Yến và Nụ lặng lẽ rời khỏi phòng xử trong cái lạnh tê tái. Họ cho biết đã tích cóp được chút vốn để thuê nhà mở quán cắt tóc gội đầu kiếm sống.
Theo VNE
Lừa mua bán đôla cổ có chứa vàng Truyền tai nhau về loại tiền xu đôla cổ mệnh giá 10.000 USD được sản xuất năm 1923 có hàm lượng vàng tương đối lớn, một nhóm người đã lừa đảo lẫn nhau, chiếm đoạt tiền tỷ. Nghi can chính của vụ lừa đảo là Trần Văn Một (40 tuổi, Hà Nội) và Tống Văn Biên (50 tuổi, ở TP HCM). Năm 2011,...