Nhiều doanh nghiệp vẫn “quay lưng” với người khuyết tật
Người khuyết tật vẫn rất khó tìm được việc làm bởi nhiều doanh nghiệp không mặn mà với việc tuyển dụng lao động thuộc đối tượng này.
Sáng nay (15/4) tại Hà Nội đã diễn ra “Ngày hội việc làm hòa nhập người khuyết tật lần thứ 5 – 2016 và kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Hội Người khuyết tật Hà Nội”.
Đây là sự kiện hưởng ứng Ngày Người khuyết tật (NKT) Việt Nam 18/4, nhằm thúc đẩy sự quan tâm của toàn xã hội đến NKT, trách nhiệm của các cơ quan, đoàn thể các cấp đối với việc hướng nghiệp, dạy nghề và tạo việc làm cho thanh niên khuyết tật. Thông điệp của sự kiện là “Hướng tới xã hội hòa nhập, không rào cản và tôn trọng quyền của NKT”.
NKT thường phù hợp với những công việc đan lát, may vá…
Tại đây, Ban tổ chức đã công bố khai giảng, đào tạo 3 lớp học nghề may công nghiệp cho 60 học viên và 1 lớp học nghề tin học văn phòng cho 20 học viên là NKT.
Ngày hội cũng nhận được sự hưởng ứng của 32 cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp và dự kiến tuyển dụng 350 – 400 lao động là NKT và tuyển sinh học nghề cho khoảng 500 người.
Theo thống kê, cả nước hiện có hơn 6 triệu NKT, trong số đó có khoảng 30% vẫn có sức khỏe và có mong muốn tìm việc làm để có thu nhập nuôi sống bản thân, giúp đỡ gia đình và hòa nhập với cộng đồng. Nhiều cơ sở đào tạo nghề cho NKT cũng đã được thành lập, hiện cả nước có trên 1.000 cơ sở đào tạo nghề có tổ chức dạy nghề cho NKT.
Video đang HOT
Theo thống kê từ 2010 đến 2015, có khoảng 120.000 người khuyết tật được hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm thông qua các chương trình hỗ trợ đào tạo nghề, cho vay vốn.
NKT còn nhiều rào cản trong thị trường lao động
Tuy nhiên, số người khuyết tật được học nghề hiện còn quá ít so với nhu cầu. Tỷ lệ người khuyết tật tìm được việc làm sau đào tạo nghề còn thấp, NKT vẫn rất khó tìm được việc làm bởi nhiều doanh nghiệp không mặn mà với việc tuyển dụng lao động là NKT. Do đó, để NKT tìm được niềm vui từ công việc, rất cần có chính sách ưu đãi cho việc dạy nghề và tạo việc làm cho đối tượng chịu nhiều thiệt thòi này.
Bà Dương Thị Vân, Chủ tịch Hội NKT Hà Nội khuyến nghị, phía doanh nghiệp cần “mở lòng” hơn với NKT, tạo cho họ cơ hội bình đẳng trong tuyển dụng, không có sự phân biệt và cần nhìn nhận năng lực thực sực của NKT. Bên cạnh đó, NKT phải nỗ lực vươn lên, hãy bỏ qua những khiếm khuyết trên cơ thể để hòa nhập vào thị trường lao động./.
Theo_VOV
Trao nhầm con 42 năm trước: Sở Y tế Hà Nội trần tình gì?
Theo chia sẻ của lãnh đạo Trung tâm y tế quận Ba Đình, đến nay chưa thể tìm được manh mối nào để gỡ những vướng mắc của vụ trao nhầm con 42 năm trước.
Liên quan tới vụ trao nhầm con tại nhà hộ sinh quận Ba Đình 42 năm trước, ông Nguyễn Việt Cường, Trung tâm y tế quận Ba Đình cho biết đã tiếp nhận đơn thư của bà Nguyễn Mai Hạnh (Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội) phản ánh về việc trao nhầm con vào năm 1974 và mong muốn của người mẹ này muốn tìm lại đứa trẻ thất lạc ấy. Đồng thời, Trung tâm cũng có biên bản gửi Sở Y tế Hà Nội và trả lời cho gia đình bà Mai Hạnh.
Nội dung trả lời cho gia đình bà Hạnh trước đó có nội dung cụ thể như sau: "Trung tâm Y tế Ba Đình đã nhận được "Đơn tìm con thất lạc" của bác gửi cho Nhà hộ sinh 12 Lê Trực và Sở Y tế Hà Nội đề nghị tìm lại các thông tin liên quan tới việc nhầm lẫn gây thất lạc con của bác sinh tại Nhà hộ sinh Ba Đình.
Sau khi nhận được tin của bác, chúng tôi đã chỉ đạo Nhà hộ sinh, Phòng Kế hoạch - nghiệp vụ và các khoa phòng chức năng của Trung tâm Y tế rà soát, lục tìm lại toàn bộ hồ sơ lưu tại đơn vị, tìm và trao đổi với những cán bộ lâu năm công tác tại Nhà hộ sinh giai đoạn 1974 - 1975.
Tuy nhiên, do Nhà hộ sinh đã chuyển sang địa điểm mới và thời gian quá lâu nên không thể tìm được bất cứ thông tin nào liên quan đến trường hợp của bác.
Rất mong bác thông cảm và xin chia sẻ với nỗi buồn của bác. Hi vọng bác sớm có thông tin vui để có thể tìm lại được đứa con thất lạc của mình".
Nội dung Trung tâm Y tế Ba Đình trả lời gia đình bà Hạnh và năm 2015
Hiện tại, thông tin về những em bé sinh cùng thời điểm với chị Trang vẫn là con số "bí ẩn".
đã cho rà soát lại tất cả các sổ sách cũ, các kho lưu dữ liệu, tuy nhiên, vì thời gian đã quá lâu,
Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Hữu Tiệp, Giám đốc Trung tâm y tế quận Ba Đình cho hay: Chính những khó khăn nêu trên nên đến nay chưa thể tìm được manh mối nào để gỡ những vướng mắc của sự việc này.
Theo ông Phạm Hữu Tiệp, Trung tâm y tế quận Ba Đình vẫn tiếp tục tìm kiếm, nhờ những người đã làm và đang làm trong ngành y cùng giúp đỡ, có những thông tin liên quan đến trường hợp này sẽ ngay lập tức thông tin cho gia đình bà Nguyễn Thị Mai Hạnh được biết.
Trước đó, gia đình bà Nguyễn Thị Mai Hạnh (65 tuổi), ở đường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội đã nhờ cộng đồng mạng tìm kiếm người con gái bị trao nhầm cách đây 42 năm thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng.
Ngày 10/10/1974, bà Hạnh sinh một cô con gái ở nhà hộ sinh quận Ba Đình. Những đứa trẻ được đánh số, cùng với số người mẹ. Bà Hạnh mang số 33, nhưng nhận được đứa trẻ mang số 32. Thắc mắc bà Hạnh hỏi nhân viên y tế rằng con mình là số 33 sao đây lại là số 32 thì nhân viên y tế cho rằng trong lúc tắm rửa số đánh dấu bị mờ. Khi ra tìm thì những đứa trẻ đánh số gần cạnh đều đã được gia đình đưa về hết.
Ôm đứa con về nhưng bà Hạnh luôn canh cánh trong lòng không yên và đứa bé được đặt tên là Tạ Thị Thu Trang. Đứa con nhận "nhầm" được gia đình bà hết mực thương yêu. Tuy nhiên, khi tuổi già, chồng mất bà Hạnh lại mong muốn tìm lại đứa con bị thất lạc từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa rõ tung tích người con gái. Chị Trang cũng mong muốn tìm lại được cội nguồn của mình.
Nguyễn Huệ
Theo_Người Đưa Tin
Đà Nẵng 'gom' người bán dâm vào cơ sở bảo trợ xã hội Người bán dâm ở Đà Nẵng có nguy cơ bị xâm hại hay lạm dụng tình dục, sẽ được đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội để bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, đào tạo nghề... Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Đặng Việt Dũng vừa ký quyết định cho phép tiếp nhận người bán dâm có nguy cơ bị xâm...