Nhiều doanh nghiệp tư nhân muốn xây sân bay Nà Sản
Cục Hàng không vừa kiến nghị Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận giao UBND tỉnh Sơn La là cơ quan có thẩm quyền để xây dựng cảng hàng không Nà Sản.
Theo Cục Hàng không, Cảng hàng không Nà Sản (Sơn La) là một trong những sân bay chính của khu vực phía bắc, có vị trí quan trọng về mặt quân sự trong chiến lược phòng thủ của đất nước.
Đường bay sân bay này dài 2.400 m, bằng ghi nhôm, nhưng hiện đã xuống cấp nghiêm trọng và dừng khai thác từ năm 2004. Nhà ga hành khách cũng là nhà cấp 4 đã xuống cấp.
Sân bay Nà Sản hiện đã dừng khai thác từ năm 2004. Ảnh ACV
Từ năm 2015, theo nhiệm vụ được Bộ GTVT giao, Cục Hàng không đã phối hợp với Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) và các đơn vị lập dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Nà Sản.
Thời điểm này, quy mô sân bay mới được xác định đạt cấp 4C, đảm bảo khai thác máy bay A321 và tương đương. Tổng mức đầu tư toàn bộ các công trình sân bay Nà Sản trong giai đoạn đến năm 2020 là hơn 1.984 tỉ đồng.
Video đang HOT
Tuy nhiên, do không bố trí được nguồn vốn nên dự án chưa triển khai được các bước tiếp theo.
Năm 2019, ACV tiếp tục đề xuất dự án xây dựng Cảng hàng không Nà Sản theo quy hoạch bao gồm đầy đủ khu bay, nhà ga, sân đỗ tàu bay, khu hàng không dân dụng với tổng kinh phí là 2.268 tỉ đồng.
Tuy nhiên, kế hoạch đầu tư của ACV gặp khó khăn về nguồn vốn và không được Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước thông qua, nên đến nay dự án dừng triển khai.
Tháng 3.2022, UBND tỉnh Sơn La đã công văn gửi Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư xây dựng cảng hàng không Nà Sản. Theo đó, Sơn La kiến nghị Thủ tướng chấp thuận về chủ trương đầu tư Nà Sản theo hình thức PPP và giao cho UBND tỉnh Sơn La làm cơ quan nhà nước có thẩm quyền để triển khai thực hiện dự án. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 2.000 tỉ đồng.
UBND tỉnh Sơn La cũng cho biết hiện đã có các nhà đầu tư như Công ty CP Him Lam Thủ đô, Công ty CP Tập đoàn FLC… quan tâm nghiên cứu đầu tư dự án theo hình thức BOT.
Theo đó, trong đề xuất mới nhất, Cục Hàng không vừa kiến nghị Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng chấp thuận giao UBND tỉnh Sơn La làm cơ quan có thẩm quyền để triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng sân bay Nà Sản theo quy hoạch được duyệt.
Đồng thời, đề nghị UBND tỉnh Sơn La làm việc với Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành có liên quan để xử lý tài sản quốc phòng trên đất; làm việc với Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp để xử lý tài sản của ACV trên đất sân bay.
Theo quy hoạch Cảng hàng không Nà Sản giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được Bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định số 249/2015, giai đoạn đến năm 2020, Nà Sản được quy hoạch là cảng hàng không cấp 4C, công suất 0,9 triệu khách/năm, khai thác máy bay A320/321 và tương đương.
Giai đoạn đến năm 2030, quy hoạch sân bay này đạt cấp 4C, công suất 1,5 triệu hành khách/năm, khai thác máy bay A320/321 và tương đương.
Cảng hàng không Nà Sản có vị trí tại H.Mai Sơn (Sơn La), thuộc khu vực Tây Bắc, cách Cảng hàng không quốc tế Nội Bài 187 km, cách Cảng hàng không Điện Biên 110 km, cách Đà Nẵng 720 km và cách Tân Sơn Nhất 1.190 km.
Bamboo Airways bổ nhiệm nhân sự cấp cao
Hãng hàng không Bamboo Airways vừa công bố nghị quyết về việc bầu ông Nguyễn Ngọc Trọng - Phó tổng giám đốc Bamboo Airways giữ vị trí Phó Chủ tịch HĐQT hãng.
Tại lễ bổ nhiệm, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Bamboo Airways Đặng Tất Thắng cho biết ông Nguyễn Ngọc Trọng là lãnh đạo nhiệt huyết, uy tín, đã gắn bó với Bamboo Airways ngay từnhững ngày đầu thành lập.
Ông Nguyễn Ngọc Trọng (đứng thứ 6 từ phải qua) được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó chủ tịch HĐQT hãng hàng không Bamboo Airways
Chủ tịch Bamboo Airways tin tưởng với vai trò mới là Phó Chủ tịch HĐQT bên cạnh chức vụ Phó Tổng giám đốc hãng, ông Nguyễn Ngọc Trọng sẽ hỗ trợ Chủ tịch HĐQT hơn nữa trong việc điều hành các công việc tại Bamboo Airways, đặc biệt là vấn đề kỹ thuật khai thác.
Tân Phó Chủ tịch Bamboo Airways Nguyễn Ngọc Trọng bày tỏ vinh dự được HĐQT và ban lãnh đạo Bamboo Airways tin tưởng giao trọng trách. Ông khẳng định sẽ nỗ lực hết mình để góp phần đưa Bamboo Airways vượt qua mọi khó khăn, tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Với kinh nghiệm hơn 40 năm trong lĩnh vực hàng không, cũng như từng giữ nhiều chức vụ lãnh đạo quan trọng, ông Nguyễn Ngọc Trọng được kỳ vọng góp phần điều hành và ổn định hoạt động của hãng trong giai đoạn mới.
Đại diện Bamboo Airways cho biết việc bổ nhiệm các nhân sự cấp cao này cũng nằm trong kế hoạch kiện toàn bộ máy lãnh đạo để đáp ứng định hướng chiến lược cũng như các kế hoạch mở rộng hoạt động của Bamboo Airways.
Trước đó, Cục Hàng không cho biết việc ông Trịnh Văn Quyết bị bắt chưa gây xáo trộn tâm lý với lãnh đạo, nhân viên Bamboo Airways. Song Cục sẽ theo dõi, giám sát chặt "sức khoẻ tài chính" và hoạt động của hãng này.
Về pháp lý, người đại diện pháp luật theo Giấy phép kinh doanh vận chuyển 01/2021 do Bộ GTVT cấp ngày 3.2, ông Đặng Tất Thắng, Tổng giám đốc Bamboo Airways, là người đại diện pháp luật; vốn điều lệ của hãng là 7.000 tỉ đồng.
Trong danh sách cổ đông, Tập đoàn FLC góp 3.586 tỉ đồng (51,24%), trong đó ông Trịnh Văn Quyết chiếm 30,3% vốn FLC, tương đương 1.088 tỉ đồng. Ngoài ra, cá nhân ông Quyết góp 2.802 tỉ đồng (40,03%), các cổ đông khác góp 610 tỉ đồng (8,73%). Tổng vốn góp của ông Quyết khoảng 3.890 tỉ đồng, tương ứng 55,5% vốn của BAV.
Theo báo cáo tài chính năm 2020, đã được kiểm toán, vốn chủ sở hữu của Bamboo Airways ngày 1.1.2020 là 4.300 tỉ đồng, tới cuối năm 2020 là 7.564 tỉ đồng. Còn theo báo cáo tài chính chưa được kiểm toán cho năm tài chính kết thúc vào 31.12.2021, vốn chủ sở hữu tăng lên 16.760 tỉ đồng.
Đề xuất tăng giá trần vé máy bay nội địa gần 4% Cục Hàng không đề xuất Bộ GTVT cho phép tăng khung trần giá vé máy bay nội địa thêm bình quân gần 4% so với hiện hành để các hãng ứng phó với chi phí tăng cao do giá xăng dầu tăng liên tục. Mức tăng được Cục Hàng không đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải là 3,75% so với khung...