Nhiều doanh nghiệp tham gia Phiên giao dịch việc làm trực tuyến khu vực ĐBSCL
Ngày 26/11, Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố Cần Thơ phối hợp với một số tỉnh, thành tổ chức Phiên giao dịch việc làm trực tuyến khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh lân cận lần thứ hai.
Đại diện doanh nghiệp phỏng vấn trực tuyến người lao động tại Phiên giao dịch việc làm sáng 26/11. Ảnh: TTXVN
Từ sự thành công của Phiên giao dịch việc làm lần thứ nhất (ngày 29/10), Phiên giao dịch việc làm lần này thu hút nhiều doanh nghiệp và người lao động tham gia hơn. Số doanh nghiệp tham gia và vị trí việc làm còn trống tăng hơn 10% so với lần trước.
Hoạt động giao dịch việc làm lần thứ hai có sự tham gia của 13 địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh, thành phố như TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu.
Do dịch bệnh diễn biến phức tạp, số ca mắc liên tục tăng thời gian qua, Trung tâm Dịch vụ việc làm Cần Thơ khuyến khích người lao động, doanh nghiệp tham gia giao dịch trực tuyến, không đến trực tiếp như đợt trước. Đơn vị ở địa phương có mức độ dịch an toàn vẫn kết hợp giao dịch trực tuyến và trực tiếp.
Tham gia Phiên giao dịch việc làm, TP Hồ Chí Minh có 10 doanh nghiệp tuyển dụng với gần 5.000 vị trí việc làm còn trống. Kiên Giang có 6 doanh nghiệp tham gia với trên 8.200 vị trí việc làm cần tuyển. Bình Dương có 6 doanh nghiệp tham gia với nhu cầu tuyển dụng hơn 4.800 lao động. Thành phố Cần Thơ có 7 doanh nghiệp tham gia, nhu cầu tuyển 1.282 lao động…
Hiện nay, toàn tỉnh Trà Vinh có trên 35.000 lao động mất việc làm. Nhu cầu việc làm ở địa phương này là rất lớn. Tại Phiên giao dịch này, Trà Vinh có 5 doanh nghiệp với trên 200 lao động tham gia ứng tuyển. Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Trà Vinh đã tổ chức xe lưu động đến các điểm công cộng trong tỉnh thông báo cho người lao động về Phiên giao dịch việc làm. Đơn vị phối hợp tuyên truyền rộng rãi thông tin các doanh nghiệp tuyển dụng lao động với mức lương cao, chính sách hỗ trợ cho người lao động… đến người dân để tham gia kết nối ứng tuyển.
Theo ông Trịnh Minh Hùng, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Trà Vinh, phiên giao dịch việc làm có ý nghĩa quan trọng với người lao động trong giai đoạn hiện nay. Trung tâm đã kết nối nhiều doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh lực như giầy da, may mặc, điện tử, gỗ… để người lao động chọn lựa. Thời gian tới, Trung sẽ kết nối thêm nhiều Phiên giao dịch việc làm để người lao động có cơ hội tìm kiếm việc làm trong thời điểm dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp.
Video đang HOT
Năm 2022, Trung tâm Dịch vụ việc làm Cần Thơ dự kiến sẽ tổ chức 6 Phiên giao dịch việc làm trực tuyến, kết nối với Trung tâm Dịch vụ việc làm ở các tỉnh trong khu vực.
Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Cần Thơ Nguyễn Thị Bích Vân cho biết, Trung tâm sẽ linh hoạt hơn trong phương thức tổ chức, không huy động tất cả các Trung tâm Dịch vụ việc làm cùng tham gia mà chia cụm tổ chức theo quy mô đơn đặt hàng của doanh nghiệp.
Theo bà Nguyễn Thị Bích Vân, việc tổ chức cụm nhỏ sẽ dễ dàng, tập trung hơn so với quy mô lớn. Ví dụ, doanh nghiệp ở Đồng Nai, Bình Dương đặt hàng tuyển lao động ở Cần Thơ, Trà Vinh, Vĩnh Long chỉ cần các đơn vị này tham gia tổ chức Phiên giao dịch việc làm.
Năm 2021, do tình hình bệnh phức tạp nên giao dịch việc làm trực tiếp giảm song giao dịch việc làm trực tuyến tăng khoảng 40 – 50% so với trước khi xảy ra dịch bệnh. Người lao động, doanh nghiệp dần quen với phương thức giao dịch việc làm này. Trung tâm Dịch vụ việc đã làm tư vấn người lao động làm hồ sơ phỏng vấn, kỹ năng phỏng vấn trực tuyến… để họ có kinh nghiệm dự phỏng vấn trực tuyến.
Tuy nhiên, phương thức giao dịch việc làm trực tuyến có ưu thế trong thời điểm dịch bệnh nhưng cũng là trở ngại đối với lao động yếu về công nghệ thông tin, không có điều kiện tiếp cận mạng xã hội… Vì vậy, năm 2022, Trung tâm sẽ tổ chức các đợt giao dịch việc làm trực tiếp về các địa phương để đưa cơ hội đến với lao động phổ thông vùng sâu, vùng xa. Trong tình hình dịch bệnh phức tạp, người lao động nên quen dần, thích nghi với giao dịch việc làm trực tuyến để tạo cơ hội, thuận lợi hơn trong tìm kiếm việc làm.
Trước đó, vào ngày 29/10, tại Phiên giao dịch việc làm lần thứ nhất, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã thu hút hơn 110 đơn vị tham gia tuyển dụng trực tiếp và trực tuyến, với trên 36.200 vị trí việc làm còn trống cần tuyển. Hoạt động đã thu hút gần 1.000 lượt người lao động tham gia tiếp cận cơ hội việc làm.
Hỗ trợ doanh nghiệp đón đà phục hồi kinh tế
Chính phủ cũng như các bộ, ngành, địa phương đang nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp nhằm giúp đỡ, hỗ trợ doanh nghiệp đón đà phục hồi kinh tế.
Làn sóng COVID-19 lần thứ tư bùng phát mạnh cùng với các đợt giãn cách liên tiếp đã ảnh hưởng mạnh tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Song trong tháng 8, cả nước vẫn có 5.761 doanh nghiệp thành lập mới và 3.865 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động. Tính chung 8 tháng năm nay, cả nước có 11,4 vạn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động với tổng số lao động đăng ký là gần 60 vạn người.
Với tình hình dịch bệnh diễn biến theo chiều hướng tích cực cùng tiến độ tiêm vaccine được đẩy nhanh đang đưa đến dự báo, từ nay đến cuối năm, để đáp ứng nhu cầu kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp thì nhu cầu tuyển dụng lao động là rất lớn. Trước tình hình đó, Chính phủ cũng như các bộ, ngành, địa phương đang nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp nhằm giúp đỡ, hỗ trợ doanh nghiệp đón đà phục hồi kinh tế.
Công ty TNHH ITM Semiconductor Việt Nam, khu công nghiệp VSIP, tỉnh Bắc Ninh duy trì, đảm bảo hoạt động sản xuất. Ảnh minh họa: Thái Hùng/TTXVN
Hướng khắc phục nghịch lý cung cầu lao động
Đợt giãn cách xã hội kéo dài tại nhiều tỉnh, thành phố trong thời gian qua để phòng, chống dịch COVID-19 đã ảnh hưởng lớn đến thị trường lao động. Từ đầu năm 2021 đến nay, gần 13 triệu người trong độ tuổi lao động của cả nước đã bị ảnh hưởng về việc làm, thu nhập. Đặc biệt, từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 8, các địa phương ghi nhận gần 10% số đơn vị, doanh nghiệp phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh, tương đương gần 4 triệu lao động phải tạm ngừng việc.
Theo nhận định của các chuyên gia lao động, dịch bệnh và giãn cách xã hội kéo dài đã buộc người lao động phải tìm công việc khác để làm, hoặc rời các khu công nghiệp về quê, khiến doanh nghiệp bị thiếu hụt lao động sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát. Dự kiến số lao động về quê quay trở lại làm việc chỉ còn khoảng 60-70% sẽ tạo nên một nghịch lý lớn về cung - cầu lao động. Đó là các thành phố lớn tập trung nhiều khu công nghiệp, chế xuất sẽ đứng trước vấn đề nghiêm trọng là thiếu hụt lao động để phục hồi khi dịch bệnh được kiểm soát. Trong khi đó ở một số địa phương người lao động trở về lại dư thừa nhân lực.
Để giải quyết nghịch lý nơi thừa, nơi thiếu lao động, theo Tiến sỹ Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học lao động xã hội: Vai trò của các trung tâm dịch vụ việc làm rất cần được tăng cường để đẩy mạnh việc kết nối thị trường lao động trong giai đoạn này. Còn về lâu dài cần giúp người lao động có việc làm bền vững. Để đạt được điều đó, cần sử dụng có hiệu quả hơn nữa nguồn quỹ Bảo hiểm thất nghiệp để đào tạo lại lao động, giúp người lao động tiếp cận được với những cơ hội việc làm tốt hơn.
Nhận định về cung cầu của thị trường lao động thời gian tới, Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội Vũ Quang Thành cho rằng, có tín hiệu lạc quan khi tốc độ tiêm vaccine phòng COVID-19 được đẩy nhanh, dịch bệnh đã dần được kiểm soát, tình hình giãn cách xã hội đã dần được nới lỏng, thị trường lao động có cơ hội để phục hồi. Nhu cầu hàng hóa sẽ trở nên cấp bách với nhiều doanh nghiệp khi từ nay đến cuối năm chỉ còn khoảng thời gian ngắn. Sau giãn cách, các doanh nghiệp sẽ phải nỗ lực tập trung khôi phục sản xuất, kinh doanh, từ đó, nhu cầu tuyển dụng sẽ tăng mạnh trở lại.
Trước tình trạng này, thông tin từ Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho thấy, Cục đã yêu cầu các địa phương tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện các giao dịch về lao động, việc làm trực tuyến. Việc này không chỉ trong phạm vi tỉnh, thành phố mà có sự kết nối giữa các địa phương với nhau, đặc biệt là các địa phương có nhiều lao động quay trở về tránh dịch.
Đồng bộ hỗ trợ, giúp đỡ doanh nghiệp phục hồi
Dù đang trong giai đoạn thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ nhưng nhiều thông tin cho thấy, nhu cầu tuyển dụng lao động rất lớn của các doanh nghiệp ở các Khu, Cụm Công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh vì lo thiếu lao động trước Tết nguyên đán Nhâm Dần, đồng thời đáp ứng tiến độ đơn hàng gấp.
Trước bối cảnh đó, ngày 24/9, Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đã trình Ủy ban nhân dân thành phố dự thảo phương án tổ chức phối hợp vận chuyển người lao động các tỉnh, thành phố về thành phố làm việc trong thời gian thành phố khôi phục hoạt động kinh tế trong tình hình mới. Đơn vị này đề xuất ba phương thức vận chuyển bằng đường bộ, chia thành 2 giai đoạn thực hiện.
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan trước đó cũng đã đề nghị, mỗi doanh nghiệp cần ý thức trong việc giữ chân người lao động dù hoạt động sản xuất, kinh doanh đang gặp khó khăn. Về phía chính quyền, thành phố đang thực hiện ba nhóm giải pháp hỗ trợ phát triển kinh tế gồm: Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thông qua các chính sách phù hợp; thực hiện chính sách an sinh xã hội để hỗ trợ người lao động; hoàn thành tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người lao động trước ngày 15/8. Điều này có vai trò quyết định đến việc bảo toàn nguồn nhân lực, góp phần phục hồi kinh tế khi dịch được kiểm soát.
Cũng nhằm giúp đỡ doanh nghiệp và người lao động, "Chiến dịch 90.000 việc làm" do thành Đoàn, Hội Sinh viên thành phố Hà Nội phát động triển khai trong 6 tháng qua kết quả cho thấy, 90.656 thanh niên, sinh viên đã có việc làm, với 289.674 lượt ứng tuyển thành công, trung bình mỗi thanh niên được kết nối với 4 công việc phù hợp. Chiến dịch đã hỗ trợ các trường cao đẳng, đại học kết nối thành công 9.835 doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng, bổ sung 97.853 cơ hội việc làm và thực tập chất lượng, vượt 8,6% kế hoạch đề ra. Chiến dịch đã mang tới các cơ hội việc làm đa dạng trên nhiều lĩnh vực như Công nghệ thông tin và IT phần mềm; kinh doanh, bán hàng...
Đáng chú ý, tại Kỳ họp thứ hai, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XVI, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn đã đề nghị thành phố ưu tiên tập trung các nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch và thực hiện các chính sách an sinh xã hội.
Trong đó, UBND thành phố cùng các cấp, ngành, địa phương, đơn vị tiếp tục rà soát, triển khai các chính sách, cơ chế hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhanh chóng phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.
Cùng với các địa phương, các cơ quan chức năng cũng đang tạo điều kiện để hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp, trong đó Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng vào giúp đỡ những đối tượng này được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi, nhằm duy trì việc làm đang có, đồng thời tạo ra các vị trí việc làm mới. Thông qua nhiều chính sách đang được triển khai, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhận định, mức độ tác động của dịch COVID-19 đến thị trường lao động, việc làm sẽ giảm dần, cả nước có thể đạt mục tiêu giải quyết việc làm mới cho hơn 1 triệu người lao động trong năm 2021.
Đặc biệt, nhằm hạn chế những nguy cơ tiềm ẩn từ dịch bệnh đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và tác động nặng nề đến người lao động, mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 24/9/2021 về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Nghị quyết của Chính phủ nêu rõ, hỗ trợ bằng tiền cho người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch từ kết dư Quỹ với tổng kinh phí khoảng 30.000 tỷ đồng.
Trước đó, chiều 24/9, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chủ trì phiên họp bất thường của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để cho ý kiến về việc ban hành chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp. Sau khi thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết về việc ban hành chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhất trí với đề xuất của Chính phủ về việc sử dụng một phần kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp năm 2020 để hỗ trợ cho người lao động đang tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp (30.000 tỷ đồng). Ngay cuối giờ chiều cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành Nghị quyết số 03/2021/NQ-UBTVQH15 để ban hành chính sách này, làm căn cứ để Chính phủ tổ chức thực hiện.
Có thể nộp đề nghị hỗ trợ do gặp khó khăn qua hình thức trực tuyến Bạn đọc hỏi: Để nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ do gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 liên quan đến bảo hiểm xã hội (BHXH), người lao động, doanh nghiệp có thể nộp trực tuyến không? Phương thức nộp như thế nào? Doanh nghiệp dệt may tại Ninh Bình thực hiện nghiêm quy định phòng, chống dịch COVID-19. Ảnh/TTXVN Về vấn...