Nhiều doanh nghiệp nợ BHXH tới 60-70 tỉ đồng
“Cả nước có khoảng 320.000 doanh nghiệp đăng ký mã số thuế, nhưng mới chỉ có 150.000 doanh nghiệp đăng ký bảo hiểm xã hội. Trong đó, 600 doanh nghiệp nợ BHXH ở mức trên 1 tỉ đồng và không ít doanh nghiệp nợ tới hàng chục tỉ đồng”.
Tình trạng nợ BHXH còn xảy ra ở nhiều nơi (Ảnh có tính chất minh họa)
PV Dân trí đã có cuộc trao đổi với ông Trần Đình Liệu – Trưởng ban Thu – Bảo hiểm xã hội Việt Nam – về tình hình nợ đọng bảo hiểm của các doanh nghiệp hiện nay.
Thưa ông, con số hơn 11.000 đồng vừa công bố thể hiện tình trạng nợ đọng BHXH của doanh nghiệp ra sao?
Con số 11.000 tỉ đồng là tổng quát từ số nợ của doanh nghiệp từ 3 nguồn: Nợ bảo hiểm xã hội (hơn 7.200 tỉ đồng), bảo hiểm y tế (gần 3.000 tỉ đồng) và phần còn lại thuộc về bảo hiểm thất nghiệp.
Theo thống kê, cả nước có 320.000 doanh nghiệp đăng ký mã số thuế, nhưng mới chỉ có 150.000 doanh nghiệp mới đăng ký bảo hiểm xã hội cho khoảng 7 triệu lao động. Như vậy, số lượng doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội rất lớn.
Trong số 150.000 doanh nghiệp đóng BHXH, có gần 600 doanh nghiệp đang nợ BHXH ở mức trên 1 tỉ đồng và dạng BHXH trên 12 tháng.
Các địa phương có nhiều vi phạm như: Hà Nội có 179 doanh nghiệp nợ BHXH, TPHCM 87 doanh nghiệp, Hải Phòng 41 doanh nghiệp, Cần Thơ 18 doanh nghiệp, Bắc Ninh 16 doanh nghiệp, Đồng Nai 13 doanh nghiệp…
Thống kê cho thấy nhiều doanh nghiệp có số nợ đóng BHXH lên tới hành chục tỉ đồng, như: Công ty CP Mai Linh miền nam hơn 66 tỉ đồng, công ty TNHH MTV Tổng công ty tàu thủy Nam Triệu trên 65 tỉ đồng, Công ty xây lắp công nghiệp hơn 18 tỉ đồng, Công ty cổ phần Lilama 3 hơn 18 tỉ đồng…
Ngoài ra, chúng tôi còn thống kê khoảng 170 doanh nghiệp FDI đang bỏ trốn, không đóng BHXH cho khoảng 5.000-6.000 lao động.
Doanh nghiệp nợ đóng BHXH ảnh hưởng nghiêm trọng tới Quỹ BHXH trong tương lai, ảnh hưởng tới quyền lợi người lao động, gây nên hậu quả đình công, lãn công. Người lao động khi chuyển khỏi doanh nghiệp cũng chưa chốt được Sở BHXH…
Video đang HOT
Ông Trần Đình Liệu – Trưởng ban Thu – Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Tình trạng này đã tồn đọng từ nhiều năm nay. Nguyên nhân gì khiến số lượng nợ lớn tới vậy, thưa ông?
Do mức lãi suất chậm đóng BHXH thấp hơn nhiều so với mức lãi suất vay tiền ngân hàng, chưa kể thủ tục rườm rà. Bởi vậy, nhiều doanh nghiệp đã chiếm dụng nguồn tiền đóng BHXH thay vì đi vay ngân hàng.
Chế tài xử phạt còn quá thấp, mức vi phạm cao nhất mới chỉ dừng ở 60-70 triệu đồng/lần xử phạt, không có tính răn đe với những trường hợp nợ BHXH lên tới hàng chục tỉ đồng.
Cơ quan BHXH không có chức năng thanh tra, xử phạt vi phạm BHXH. Khi phát hiện ra vi phạm, cơ quan BHXH chỉ được quyền nhắc nhở doanh nghiệp chấp hành, sau đó phản ánh với UBND cấp tỉnh hoặc huyện để xử lý.
Nhiều doanh nghiệp lâm vào tình cảnh khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải phá sản hoặc tạm dừng hoạt động không có khả năng đóng BHXH cho lao động.
Mặc khác, nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động cũng là một nguyên nhân. Đặc biệt là khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước, nhận thức của người sử dụng lao động rất hạn chế. Người lao động do chưa am hiểu pháp luật và sợ mất việc làm khi đấu tranh với chủ sử dụng lao động về quyền lợi tham gia BHXH…
Trước thực trạng trên, ông có kiến nghị gì để hạn chế tình trạng nợ đóng BHXH như vừa qua?
Đề nghị Quốc hội sớm sửa đổi Luật BXHH, tập trung vào các điểm sau: Tăng chế tài xử phạt các vi phạm quy định về đóng BHXH, tăng mức xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm BHXH.
Ví dụ, mức phạt hiện từ 60-70 triệu đồng/lần xử phạt có thể lên tới 400-500 triệu đồng hoặc cao hơn.
Về chức năng quản lý, BHXH Việt Nam kiến nghị được giao thêm chức năng thanh tra xử lý vi phạm cho ngành BHXH. Khi có vi phạm, ngành BHXH chỉ có thể kiến nghị, còn chức năng thanh tra BHXH do lực lượng thanh tra của ngành LĐ-TB&XH thực hiện.
Với một số mức vi phạm lớn, có thể chuyển đổi thành tội danh hình sự đối với tình trạng chủ doanh nghiệp chậm và nợ đóng BHXH nhăm tăng tính răn đe.
Tăng cường phối hợp liên bộ giữa BHXH Việt Nam và Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Kế hoạch đầu tư, Tổng Cục thuế (Bộ Tài chính) chia sẻ thông tin liên quan tới doanh nghiệp khi thành lập, khai báo và quyết toán thuế hàng năm.
Đồng thời, liên Bộ LĐ-TB&XH và Bộ Tài chính ban hành văn bản xử lý nợ khó thu BHXH, Bộ LĐ-TB&XH và Bộ Nội vụ cần kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách BHXH…
Xin cảm ơn ông!
Hoàng Mạnh (thực hiện)
Theo Dantri
"Cứu" quỹ lương hưu bằng cách tăng mức đóng, giảm mức hưởng bảo hiểm
Ngày 13/8, câu chuyện chống vỡ quỹ lương hưu một lần nữa được đặt ra, cân nhắc tại phiên thảo luận của UB Thường vụ QH về luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi. Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu đã được rút, nhiều giải pháp chống vỡ quỹ khác được tính toán kỹ hơn.
Khi cơ quan soạn thảo - Bộ LĐ,TB&XH quyết định rút đề xuất tăng dần tuổi nghỉ hưu cho đến khi nữ đạt mốc 60 tuổi, nam 62 tuổi, UB Các vấn đề xã hội đã có tiếp thu, giải trình cặn kẽ các vấn đề liên quan đến chế độ hưu trí và cân đối Quỹ BHXH.
Trước hết, về hướng thay đổi mức tiền đóng bảo hiểm, Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho biết, nhiều ý kiến các đại biểu Quốc hội tán thành quy định từ ngày 1/1/2018 trở đi mới áp dụng cách tính tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác ghi trên hợp đồng lao động theo pháp luật lao động.
Cơ quan thẩm tra dự án luật cũng thiết kế 2 phương án, áp dụng cách tính tiền đóng bảo hiểm từ năm 2018 hoặc áp dụng ngay từ 1/7/2015 - khi luật này có hiệu lực theo dự kiến.
Thường trực UB Các vấn đề xã hội nhận định, việc quy định đầy đủ các yếu tố của tiền lương làm căn cứ đóng BHXH là cần thiết để nâng mức hưởng lương hưu của người lao động, góp phần tăng nguồn thu cho quỹ BHXH . Tuy nhiên, việc áp dụng ngay quy định này trong điều kiện kinh tế còn khó khăn, tiền lương tối thiểu đang trong lộ trình thực hiện theo quy định của Bộ luật lao động nên việc quy định lộ trình thực hiện từ ngày 1/1/2018 sẽ đảm bảo tính khả thi hơn.
Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai (giữa): "Cần đảm bảo công bằng, minh bạch trong việc đóng - hưởng bảo hiểm của người lao động".
Về hướng điều chỉnh mức hưởng lương hưu hàng tháng, cơ quan thẩm tra nêu rõ, qua thảo luận tại Quốc hội kỳ họp vừa qua, hướng đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu không được các đại biểu Quốc hội tán thành. Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến cho rằng, việc này là cần thiết để khắc phục tình trạng mất cân đối trong đóng - hưởng BHXH.
UB Các vấn đề xã hội cũng lên sẵn 2 phương án quy định. Phương án 1, điều chỉnh tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng theo lộ trình, tư năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH của lao động nữ va 20 năm đóng BHXH của lao động nam. Sau đó cứ thêm mỗi năm, ngươi lao đông đươc tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
Phương án 2, UB tán thành với ý kiến của cơ quan soạn thảo. Theo đó, số năm đóng BHXH tương ứng với 45% mức bình quân tiền lương tháng để tính lương hưu cho người nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm; năm 2019 là 17 năm; năm 2020 là 18 năm; năm 2021 là 19 năm và từ năm 2022 trở đi là 20 năm. Sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ, mức tối đa bằng 75%.
Chủ nhiệm Trương Thị Mai phân tích, cả 2 phương án đều hướng tới mục tiêu bảo đảm việc cân đối đóng - hưởng BHXH. Tuy nhiên, trong điều kiện tuổi nghỉ hưu được thực hiện theo quy định của Bộ luật lao động thì cần giảm thiểu tác động bất lợi đối với người lao động nghỉ hưu, đặc biệt là lao động nữ. Việc thực hiện quy định này phải đồng bộ với lộ trình thu BHXH trên cơ sở mức tiền lương tháng đóng BHXH theo quy định tại Điều 90 của Bộ luật lao động để đảm bảo tiền lương hưu người lao động thực nhận không bị sụt giảm nhiều so với trước đó.
Bên cạnh đó, do tuổi nghỉ hưu của nam, nữ chênh lệch 5 năm nên cần phải cân nhắc bảo đảm bình đẳng giới trong khi điều chỉnh chính sách này
Thường trực UB tán thành với phương án 1, đồng thời đề nghị quy định lộ trình nâng số năm đóng BHXH của nam giới từ 15 năm lên 20 năm để đạt 45% mức bình quân tiền lương tháng tính lương hưu (cụ thể như sau: năm 2018 là 16 năm; năm 2019 là 17 năm; năm 2020 là 18 năm; năm 2021 là 19 năm và từ năm 2022 trở đi là 20 năm), lộ trình này tạo điều kiện để lao động nam có thời gian thích ứng với các thay đổi chính sách theo hướng cân đối đóng - hưởng như mục tiêu xây dựng luật đã đặt ra.
Về mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm để tính lương hưu, hiện tại, lương hưu được tính bằng 75% mức lương trung bình của 10 năm làm việc sau cùng của người lao động. Đây thường là thời gian mỗi người lao động đã đạt đến mức lương cao nhất nên nhận lương hưu theo cách tính này được xem là có lợi cho người lao động. Tuy nhiên, do mất cân bằng giữa tỷ lệ đóng - hưởng như vậy nên quỹ lương hưu ngày càng phải chi nhiều hơn thu, nguy cơ vỡ quỹ ngày càng hiện thực.
Sửa luật lần này, đề xuất đưa ra là thay đổi cách tính, quy định tính bình quân toàn bộ thời gian đóng cho mọi đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, UB Các vấn đề xã hội khái quát, một số ý kiến vẫn đề nghị giữ cách tính như quy định hiện hành để không làm giảm lương hưu của khu vực cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang, tạo khoảng chênh lệch lớn về thụ hưởng quyền lợi giữa các thời kỳ.
Một số ý kiến khác tán thành việc thay đổi cách tính bình quân, nhưng đề nghị cần có lộ trình hợp lý để tạo đồng thuận xã hội.
Cơ quan thẩm tra dự án luật lập luận, hiện nay khu vực tư đã thực hiện quy định tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu. Để đảm bảo mục tiêu bình đẳng, việc thay đổi cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp một lần đối với người tham gia BHXH thuộc khu vực công cần có lộ trình thực hiện hợp lý, đồng bộ với lộ trình thu BHXH vào năm 2018.
Trên cơ sở, UB cũng đưa ra 2 phương án. Phương án 1 thực hiện theo lộ trình, lương hưu được tính theo bình quân lương đóng bảo hiểm của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu của người lao động, áp dụng từ 1/7/2015 đến hết năm 2019. Từ năm 2020 đến hết 2024 tính bình quân của 20 năm cuối. Từ năm 2025 trở đi thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm toàn bộ quá trình làm việc.
Phương án 2 như đề xuất của Bộ LĐ,TB&XH là dứt điểm áp dụng cách tính lương hưu này triệt để từ năm 2018.
Bà Trương Thị Mai nhận định, việc điều chỉnh mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp một lần đối với người tham gia BHXH theo phương án 1 sẽ đảm bảo chính sách được điều chỉnh dần và tạo được sự đồng thuận xã hội. Ngoài ra, cần quy định quỹ bảo hiểm của người lao động ở khu vực công và tư được hạch toán riêng để đảm bảo công bằng, minh bạch trong đóng - hưởng BHXH của người lao động từng khu vực.
P.Thảo
Theo Dantri
Hà Nội: Xe máy nát bét sau cú va chạm với taxi Sau khi quệt vào đầu xe taxi, chiếc xe máy mất lái đâm thẳng vào dải phân cách sau đó trượt sang phải. Hậu quả chiếc xe máy nát bét, người ngồi sau nhập viện nguy kịch. Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 6h sáng nay (5/7), chiếc xe máy mang BKS 33P3 - 4930 đang lưu thông trên đường Khuất Duy...