Nhiều doanh nghiệp nhỏ của Mỹ bi quan về triển vọng kinh doanh
Theo kết quả khảo sát vừa công bố của mạng lưới thanh toán toàn cầu Veem, 81% số doanh nghiệp nhỏ của Mỹ nhận định đại dịch COVID-19 sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ trong 12-16 tháng tới và gần 90% chuẩn bị cho khả năng suy thoái kinh tế.
Ngày 7/5/2020, Neiman Marcus trở thành doanh nghiệp bán lẻ lớn thứ hai của Mỹ nộp đơn xin bảo hộ phá sản trong tuần này, khi các biện pháp phong tỏa để phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 khiến tình hình kinh doanh ngày một khó khăn. Ảnh: Shutterstock/TTXVN
Veem – một nền tảng thanh toán có trụ sở tại San Francisco (Mỹ) đã hỗ trợ hàng nghìn doanh nghiệp nhỏ xin cấp các khoản vay từ Chương trình bảo vệ tiền lương trị giá 660 tỷ USD của Chính phủ Mỹ – cho biết các doanh nghiệp nhỏ đang nhanh chóng thích ứng với tình hình hiện nay.
Theo Giám đốc điều hành Veem, ông Marwan Forzley, cuộc khủng hoảng COVID-19 đang khiến một số doanh nghiệp phải chật vật để tồn tại trong khi lại giúp số khác được hưởng lợi khi hoạt động của họ được xem là thiết yếu hoặc nhờ chuyển sang làm việc trực tuyến. Ông Forzley dẫn ra việc có khoảng 30% số doanh nghiệp lạc quan hơn khi cho rằng một số lĩnh vực có điều kiện phát triển tốt hơn trong tình hình hiện nay như các nhà bán lẻ trực tuyến hay các doanh nghiệp về thương mại điện tử khác.
Gần 70% số doanh nghiệp tham gia khảo sát nói đến sự không chắc chắn của kinh tế Mỹ trong năm 2020 và 55% cho biết doanh thu của họ đã bị ảnh hưởng lớn.
Video đang HOT
Theo báo cáo đầu tiên về lòng tin của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Veem, trong số 690 doanh nghiệp được khảo sát, 65% cho biết họ hoặc đã nộp đơn xin hỗ trợ hoặc có kế hoạch nộp đơn trong thời gian tới.
Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ cho đến nay đã thông qua hơn 2,5 triệu khoản vay với tổng cộng là 536 tỷ USD.
Nền kinh tế Mỹ đã chịu tác động lớn do hầu hế các doanh nghiệp phải ngừng hoạt động để tránh lây nhiễm dịch COVID-19.
Số liệu chính thức được công bố cuối tuần trước cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ đã vọt lên 14,7% trong tháng trước. Theo nhận định của Nhà Trắng, con số này có thể lên đến 20% trong tháng này.
Gần 90% dự án lớn ngoài Hồ Bắc nối lại hoạt động
Gần 11.000 dự án lớn bên ngoài tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) đã nối lại hoạt động với tỷ lệ 89,1% từ ngày 20/3.
Công nhân sản xuất khẩu trang tại một doanh nghiệp nhỏ ở Chiết Giang, Trung Quốc. Ảnh: China Daily
Báo China Daily dẫn thông tin từ Cục Đầu tư Tài sản Cố định thuộc Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC) cho hay từ ngày 20/3, 98,1% các dự án lớn tại miền Nam Trung Quốc đã nối lại hoạt động, trong khi tỷ lệ của các dự án ở miền Bắc Trung Quốc là 60,3%.
Ông Ou Hong, Giám đốc Cục Đầu tư Tài sản Cố định ngày 21/3 cho biết bất chấp tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra, tỷ lệ nối lại hoạt động của các dự án lớn đang tăng dần trong những ngày qua.
Theo NDRC, giao thông đường thủy và các đường cao tốc chính đã hoạt động trở lại với tỷ lệ 97%. Các công ty cấp nước và sân bay cũng cũng trở lại làm việc với tỷ lệ lần lượt là 87% và 86%.
Ông Zheng Jian, Phó Giám đốc Cục Công nghiệp Cơ bản tại NDRC, cho hay đa số dự án giao thông đã quay trở lại hoạt động và Trung Quốc tự tin hoàn thành các dự án giao thông trong năm nay.
Cho đến nay, 533 dự án giao thông được khảo sát đã hoạt động trở lại với tỷ lệ 97,8%. Ví dụ, toàn bộ các công trình đường sắt đã làm việc như bình thường, với 7.000 địa điểm và tổng cộng 500.000 người lao động.
Trong những bước đi tiếp theo, NDRC sẽ đẩy mạnh hơn nữa để đảm bảo việc các dự án nối lại hoạt động có trật tự cũng như thúc đẩy các dự án giao thông mới ở hai khía cạnh: cung cấp hỗ trợ và đẩy nhanh quá trình phê duyệt. Đến nay, NDRC đã cấp phép cho hơn 80% dự án đầu tư với tổng số vốn gần 54 tỷ Nhân dân tệ.
Sáng 21/3, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết liên tiếp trong ba ngày qua, nước nàykhông ghi nhận ca mới nào trong nước lây nhiễm virus SARS-CoV-2. Theo NHC, ngày 20/3, Trung Quốc đại lục đã ghi nhận 41 ca nhiễm mới, toàn bộ từ nước ngoài, gồm 14 ca ở thủ đô Bắc Kinh, 9 ca ở Thượng Hải, 7 ca ở tỉnh Quảng Đông và 4 ca ở tỉnh Phúc Kiến. Các tỉnh khác như Chiết Giang, Sơn Đông và Thiểm Tây với mỗi tỉnh ghi nhận 2 ca nhiễm mới từ nước ngoài và 1 ca ở tỉnh Tứ Xuyên. Như vậy, tính đến sáng 21/3, Trung Quốc ghi nhận 269 ca nhiễm từ nước ngoài.
Hoàng Trang
Tăng gần 3.000 ca nhiễm mới, New York tung hành động quyết liệt nhất California đã chỉ thị 40 triệu dân ở nhà và bang New York hôm 20/3 cũng thông báo tương tự với tất cả người lao động không thiết yếu. Giới chức trách tại cả hai bang này cùng kêu gọi tăng cường các nhân viên y tế và cung ứng vật tư để chữa trị các ca nhiễm virus corona đang khiến nhiều...