Nhiều doanh nghiệp không kịp trở tay với yêu cầu ‘ba tại chỗ’ của TP HCM
Trong 24 giờ phải lo xong chỗ ăn ở cho công nhân mới được tiếp tục sản xuất, theo một số doanh nghiệp, là điều kiện “bất khả thi”.
Chiều 13/7, TP HCM ra công văn chỉ đạo các doanh nghiệp trên địa bàn chỉ được tiếp tục hoạt động sản xuất khi đảm bảo một trong hai trường hợp. Một là vừa sản xuất, vừa cách ly người lao động với phương châm “ba tại chỗ”: sản xuất tại chỗ – ăn tại chỗ – nghỉ ngơi tại chỗ. Hailà doanh nghiệp đảm bảo thực hiện phương châm “một cung đường – hai địa điểm”, tức vận chuyển tập trung công nhân từ nơi sản xuất đến nơi ở (có thể chọn ký túc xá, khách sạn hoặc chỗ ở tập trung khác).
Sở Y tế và các bên liên quan sẽ thẩm định, nếu doanh nghiệp đảm bảo thì định kỳ mỗi tuần phải xét nghiệm Covid-19 cho công nhân và tự trả chi phí. Trong trường hợp ngược lại thì doanh nghiệp phải dừng hoạt động từ 0h ngày 15/7 cho đến khi có thông báo mới.
Chia sẻ với VnExpress chưa đầy 12 tiếng trước thời điểm áp dụng chỉ đạo này, bà Lê Hải Liễu – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Gỗ Đức Thành – cho rằng đây là chỉ thị quá bất ngờ, vô tình đẩy doanh nghiệp vào ngõ cụt bởi họ không thể nào chuẩn bị kịp những yêu cầu này chỉ trong một ngày. Nhà máy được xây dựng để sản xuất thì không cách nào bổ sung thêm công năng tắm rửa, ăn uống, nghỉ ngơi chỉ trong 24 giờ.
Đêm qua, bà Liễu và mấy chục anh em trong công ty không ngủ được vì tất bật nghĩ cách duy trì hoạt động cho nhà máy ở quận Gò Vấp. Phương án mua lều cho 400 công nhân ngủ lại được tính đến, dù cùng với đó phải thêm chi phí và thời gian xét nghiệm Covid-19.
Tuy nhiên, bài toán khó nhất là làm sao đảm bảo nhu cầu vệ sinh, ba bữa ăn mỗi ngày trong lúc thành phố giãn cách và khả năng xảy ra bệnh đường ruột trong môi trường sinh hoạt thiếu thốn thì chưa có lời giải.
“Chúng tôi rất muốn hoạt động để công nhân có việc làm, có thu nhập nhưng đến sáng đành quyết định đóng cửa. Công ty đang gửi thư giải thích, xin lỗi khách và cố chạy đua hoàn thiện lô hàng dang dở cho kịp xuất khẩu ngay hôm nay”, bà Liễu nói.
Cùng chung tình cảnh với bà Liễu, ông Phạm Quang Anh – Giám đốc Công ty TNHH May mặc Dony ở quận Tân Bình cũng bất đắc dĩ chọn phương án đóng cửa.
Theo ông Anh, công ty đã chuẩn bị triển khai phương án “ba tại chỗ” cho 100 công nhân nhưng thực tế phát sinh quá nhiều vấn đề. Ví dụ thức ăn cho vài trăm người không thể đặt ngay nên phải nấu, nhưng như thế lại phát sinh nguy cơ cháy nổ trong nhà máy. Các đối tác cung cấp vật liệu không đáp ứng được quy định của thành phố nên ngừng hoạt động, kéo công ty vào tình trạng tương tự.
Video đang HOT
Công nhân làm việc trong nhà máy Dony, ảnh chụp tháng 4/2021. Ảnh: Nguyệt Nhi.
Người đứng đầu công ty này cho rằng điều may mắn là công ty có kịch bản cho những tình huống bất ngờ từ khi đợt dịch thứ tư bùng phát. Công nhân tăng ca thường xuyên để rút tiến độ đơn hàng từ 20 ngày giao xuống còn 10 ngày. Một số khách hàng quốc tế từng gặp trường hợp tương tự nên cũng đồng ý cho công ty giãn thời gian giao hàng.
Cả bà Liễu và ông Anh đều khẳng định, các doanh nghiệp rất ủng hộ thành phố quyết liệt chống dịch nhưng cần được lắng nghe ý kiến và có thời gian chuẩn bị cho những quyết định có sức ảnh hưởng lớn như công văn này.
“Tôi rối bời vì chỉ có một ngày để chuẩn bị cho đủ thứ. Dù biết tình hình rất cấp bách nhưng giá như thành phố dành một ít thời gian để khảo sát và họp trực tuyến để ra giải pháp phù hợp hơn thì tốt biết mấy”, bà Liễu nói.
Chia sẻ vấn đề này, ông Nguyễn Gia Huy Chương – Phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ TP HCM (YBA) cho rằng quyết định đưa ra cấp bách nên nhiều doanh nghiệp hiểu không rõ thông tin và gặp khó khi tuân thủ. Doanh nghiệp phải đặt văn bản này trong chuỗi các văn bản trước đó của UBND TP HCM thì mới áp dụng được.
Ông tiếp xúc với nhiều doanh nghiệp hội viên thì nhận thấy có ba thắc mắc lớn là văn bản này chỉ áp dụng cho doanh nghiệp đặt trong các khu công nghiệp, khu chế xuất hay trên toàn địa bàn thành phố; hoạt động sản xuất được đề cập có bao gồm sản xuất phần mềm, công trình xây dựng; các doanh nghiệp có văn phòng ở một nơi và nhà máy nơi khác thì phải áp dụng chỉ đạo này thế nào.
Theo ông Chương, với cách hiểu hiện tại, hoạt động của khoảng 70% trong số 600 hội viên của YBA sẽ bị xáo trộn, thậm chí đóng cửa vì đa phần quy mô kinh doanh nhỏ và rất nhỏ. Một số doanh nghiệp vài chục công nhân nên nhà xưởng chỉ phục vụ sản xuất, không có diện tích để cơi nới thêm theo phương châm “ba tại chỗ”. Nếu doanh nghiệp tìm nơi ở bên ngoài thì cũng rất khó trong thời gian quá gấp rút, chưa kể chi phí bị đội lên.
“Vì thế, cần làm rõ các vấn đề về quy mô, điều kiện chống dịch của từng doanh nghiệp để có hướng dẫn đảm bảo vừa chống dịch vừa thực hiện mục tiêu kép”, ông Chương nói, đồng thời cho biết đang liên lạc với cổng thông tin chính thức của UBND TP HCM và tổng đài 1022 để chờ giải đáp những thắc mắc.
Nhìn lại quyết định lịch sử về cấm pháo năm 1994
Hơn 26 năm trước, ngày 8/8/1994, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 406-TTg về việc cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo.
Đây là Chỉ thị mang tính lịch sử bởi thói quen sản xuât, buôn bán và đôt pháo đã tôn tại từ hàng ngàn năm đôi với người Viêt Nam.
Pháo nổ đã bị cấm từ năm 1994. Ảnh tư liệu
Như VietnamFinance đã thông tin, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo. Trong đó, nghị định mới bổ sung thêm nhiều điểm về các trường hợp được phép sử dụng pháo cũng như các hành vi bị nghiêm cấm về pháo nổ.
Theo đó, tại Điều 17, nghị định cho phép cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chỉ cần có năng lực hành vi dân sự đầy đủ sẽ được sử dụng pháo hoa trong các sự kiện sau: lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa nghệ thuật. Quy định này có hiệu lực kể từ ngày 11/1/2021.
Quy định này cũng lưu ý các cơ quan, tổ chức, cá nhân, khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Quyết định lịch sử về cấm pháo năm 1994
Tròn 26 năm trước, ngày 8/8/1994, Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt đã ban hành Chỉ thị số 406-TTg về việc cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo. Đây là Chỉ thị mang tính lịch sử bởi thói quen sản xuât, buôn bán và đôt pháo đã tôn tại từ hàng ngàn năm đôi với người Viêt Nam.
Theo Chỉ thị số 406-TTg, kể từ ngày 1/1/1995 nghiêm cấm sản xuất, buôn bán và đốt các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ trong phạm vi cả nước (trừ các loại pháo hoa và thuốc làm pháo hoa).
Đối với những nơi lâu nay có ngành nghề truyền thống, công nghệ sản xuất pháo và thuốc pháo, đã được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề thì xem xét để chuyển sang làm pháo hoa, thuốc pháo hoa hoặc làm nghề khác. Các bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được giao nhiệm vụ phải lập và duyệt kế hoạch về kinh phí đào tạo để chuyển số lao động chuyên sản xuất pháo nổ chuyển sang ngành sản xuất pháo hoa, thuốc pháo hoa hoặc sang nghề khác, theo giấy phép hành nghề mới.
Chỉ thị nghiêm cấm việc nhập khẩu các loại pháo, các loại thuốc pháo và nguyên liệu làm pháo từ nước ngoài vào Việt Nam. Mọi loại pháo nước ngoài đang được buôn bán trên thị trường Việt Nam đều bị tịch thu và tiêu huỷ và thu hồi giấy phép kinh doanh, nếu gây hậu quả nghiêm trọng phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đồng thời chỉ cấp giấy phép sản xuất, buôn bán các loại pháo hoa, thuốc pháo hoa cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện, tiêu chuẩn về an toàn, an ninh trật tự, quy định tại Nghị định số 17-CP ngày 23/12/1992 của Chính phủ về quản lý các nghề kinh doanh đặc biệt, và những quy tắc về phòng cháy, nổ theo quy định của Bộ Nội vụ.
Sau ngày 1/1/1995, những tổ chức, cá nhân không được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề đều phải ngừng hoạt động.
Chỉ thị cũng nghiêm cấm dùng các loại thuốc nổ lấy từ các loại bom, mìn, đạn, lựu đạn để sản xuất pháo hoa. Các bộ, ngành có đơn vị được phép dùng thuốc nổ để sử dụng trong chiến đấu và sản xuất phải có biện pháp quản lý chặt chẽ, không để thất thoát hoặc thanh lý không đúng quy định của nhà nước. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị và cá nhân vi phạm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Các tổ chức và cá nhân được phép sản xuất, buôn bán pháo hoa, thuốc pháo hoa khi sản xuất, vận chuyển đều phải có biện pháp bảo đảm an toàn tuyết đối. Phải vận chuyển bằng các phương tiện chuyên dùng, có giấy phép vận chuyển của công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp và phải kèm theo chứng từ mua bán hợp lệ.
Không được vận chuyển pháo hoa, thuốc pháo hoa trên các phương tiện không an toàn, phương tiện có chở người.
Liên quan đến việc bán pháo hoa, đốt pháo hoa, Chỉ thị nêu rõ trong các ngày lễ lớn, các ngày Tết, ngày hội có tổ chức bắn pháo hoa, đốt pháo hoa thì UBND tỉnh, thành phố phải thông báo cho nhân dân biết thời gian, địa điểm bán pháo hoa, đốt pháo hoa.
Những dạ hội vui chơi du lịch, những dịp tổ chức khánh thành công trình, tổ chức lễ hội, hiếu hỉ, nếu đốt pháo hoa phải bảo đảm an toàn.
Về đốt pháo, chỉ thị nghiêm cấm đốt pháo trong trụ sở các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế nhà nước, các đơn vị lực lượng vũ trang; nghiêm cấm đốt pháo gây nguy hiểm cho người khác, ảnh hưởng đến môi trường, trật tự chung như đốt pháo ở nơi công cộng, đốt pháo sau 21 giờ hàng ngày, đốt pháo ném ra đường, ném vào người khác hoặc ném vào phương tiện đi lại trên đường, ném từ trên cao xuống, đốt pháo kéo theo xe đang chạy...
Chỉ thị cũng đưa ra các biện pháp xử phạt đối với tổ chức và cá nhân vi phạm như ngoài việc tịch thu tang vật, tiêu huỷ pháo và thuốc pháo tuỳ theo tính chất mức độ vi phạm còn bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất pháo trái phép; phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán pháo, thuốc pháo trái phép; phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu pháo; phạt tiền từ 500.000 đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm các quy định vận chuyển pháo.
Ngoài ra, các vi phạm về sản xuất, buôn bán, vận chuyển và đốt pháo gây hậu quả nghiêm trọng phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với trẻ em dưới 16 tuổi vi phạm thì bố mẹ hoặc người nuôi dưỡng phải chịu trách nhiệm, bồi thường thiệt hại hoặc nộp tiền phạt hành chính.
Hàng nghìn nạn nhân tai nạn liên quan đên pháo mỗi năm chính là lý do Chính phủ buôc phải ra môt lênh câm vào năm 1994 mà giai đoạn đâu không phải người dân nào cũng ủng hô.
Cùng với quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông và Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia mới có hiệu lực từ 1/1/2020, quy định cấm đốt pháo năm 1994 được xem là 3 văn bản luật định mang tính "cách mạng" nhân văn, cứu người.
Thái Bình: Hơn 1,2 tỷ đồng ủng hộ Quỹ "Vì người nghèo" Ngày 27/11, tin từ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thái Bình cho biết, đến nay, toàn tỉnh đã kêu gọi, vận động đoàn viên, hội viên, các nhà hảo tâm và nhân dân tham gia ủng hộ Quỹ "Vì người nghèo" với số tiền hơn 1,2 tỷ đồng. Trao quà cho người nghèo ở thành phố Thái Bình dịp...