Nhiều doanh nghiệp công nghệ mạnh tay chi cho lễ nhậm chức của ông Trump
Nhiều CEO các công ty công nghệ đã đến gặp ông Trump tại Mar-a-Lago sau kỳ bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua, cũng như công bố những khoản tài trợ lớn cho quỹ nhậm chức của vị tổng thống đắc cử này.
Ông Donald Trump phát biểu trước những người ủng hộ tại Trung tâm Hội nghị Palm Beach, bang Florida. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Thời điểm Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức đang cận kề. Danh sách các tập đoàn, doanh nhân hàng đầu thế giới chi hàng chục triệu USD cho quỹ nhậm chức của ông ngày càng nối dài và dường như vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
Theo Axios, gần đây nhất, giám đốc điều hành (CEO) của Apple Tim Cook đã cam kết quyên góp 1 triệu USD cho quỹ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump. Ngay sau khi ông Donald Trump thắng cuộc bầu cử Mỹ 2024, CEO Apples đã lên tiếng chúc mừng ông trên mạng xã hội X. Gần đây, vị tỷ phú Tim Cook được cho là đã có buổi gặp riêng với ông Trump tại nhà riêng.
Ngoài CEO của Apple, nhiều doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ được cho là đang đổ hàng chục triệu USD vào quỹ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Trump. Đặc biệt, các tập đoàn và nhà lãnh đạo công nghệ trên thế giới đang bỏ ra các khoản tiề.n lớn vào quỹ nhậm chức cho chủ nhân của Nhà Trắng trong 4 năm tới.
Video đang HOT
Trong đó, theo tờ Wall Street Journal, tập đoàn Amazon do tỷ phú Jeff Bezos điều hành dự định sẽ quyên góp 1 triệu USD cho quỹ nhậm chức của tổng thống đắc cử và sẽ phát trực tiếp buổi lễ trên Prime. Tập đoàn Meta – công ty mẹ của Facebook và Instagram – của tỷ phú Mark Zuckerberg cũng có kế hoạch gửi 1 triệu USD vào quỹ nhậm chức của ông Trump.
Kênh Fox News Digital đưa tin, CEO OpenAI Sam Altman có kế hoạch quyên góp 1 triệu USD theo hình thức cá nhân cho quỹ nhậm chức của ông Trump. Trong một tuyên bố của mình, CEO Sam Altman nói rằng: “Tổng thống Trump sẽ dẫn dắt đất nước chúng ta tiến vào kỷ nguyên AI, và tôi rất mong muốn được ủng hộ những nỗ lực của ông nhằm đảm bảo nước Mỹ luôn dẫn đầu”.
Bên cạnh đó, lễ nhậm chức của ông Trump còn được tài trợ bởi một số tập đoàn lớn khác bao gồm Goldman Sachs, Bank of America và các sàn giao dịch tiề.n điện tử Kraken và Coinbase. Ngoài ra, tờ The Wall Street Journal đưa tin rằng các công ty khác đóng góp số tiề.n lên tới 7 con số còn bao gồm AT&T, Charter Communications, Stanley Black & Decker, Intuit, Pratt Industries và tập đoàn thương mại dược phẩm PhRMA.
Theo Bloomberg, nhà quản lý quỹ đầu cơ Ken Griffin có kế hoạch quyên góp 1 triệu USD. Công ty Uber sẽ đóng góp tới 2 triệu USD, trong đó CEO của công ty Dara Khosrowshahi sẽ đóng góp một nửa theo tư cách cá nhân. Các hãng xe ô tô Toyota , Ford và General Motors mỗi công ty sẽ đóng góp 1 triệu USD và hãng xe Ford cũng được cho không nằm ngoài đội ngũ quyên góp tiề.n.
Nhiều nhà phân tích đán.h giá lễ nhậm chức của ông Trump có thể sẽ huy động được khoản tiề.n nhiều hơn đáng kể so với lễ nhậm chức của Tổng thống Joe Biden vào năm 2021, cũng như vượt qua con số kỷ lục 107 triệu USD cho lễ nhậm chức của ông Trump vào năm 2017.
Trong giai đoạn tranh cử tổng thống Mỹ, nhiều tập đoàn công nghệ Mỹ đã tìm cách ủng hộ cho đối thủ của ông Trump là Phó Tổng thống Harris. Trong đó, Apple, Amazon và Meta đã công khai ủng hộ bà Kamala Harris và mỗi công ty đóng góp những khoản tiề.n trị giá hàng triệu USD cho chiến dịch của đảng Dân chủ.
Trong quá khứ, mối quan hệ của ông Trump với các công ty truyền thông xã hội và công nghệ được đán.h giá là khá “mong manh”, nếu không muốn nói là có sự thù địch. Các CEO công nghệ không mấy hào hứng quyên góp cho quỹ nhậm chức đầu tiên của ông Trump sau chiến thắng bầu cử năm 2016. Tuy nhiên, gió đã đổi chiều khi nhiều CEO các công ty công nghệ đã đến gặp ông Trump tại Mar-a-Lago sau kỳ bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua, cũng như công bố những khoản tài trợ cho quỹ nhậm chức của vị tổng thống đắc cử này.
Quỹ nhậm chức của ông Trump được thành lập theo hình thức tổ chức phi lợi nhuận chịu trách nhiệm lập kế hoạch cho các sự kiện trong lễ nhậm chức và có thể chấp nhận các khoản quyên góp không giới hạn. Các đồng minh của ông Trump là cựu Thượng nghị sĩ Kelly Loeffler và nhà đầu tư Steve Witkoff là đồng chủ tịch của quỹ này.
Các nhà tài trợ quyên góp từ 1 triệu USD trở lên sẽ nhận được vé tham dự loạt sự kiện trước ngày nhậm chức, cũng như có cơ hội được trực tiếp gặp mặt vị Tổng thống, Phó Tổng thống mới của nước Mỹ cũng như các thành viên trong nội các nhiệm kỳ mới. Và một điều không kém phần quan trọng, thông qua các khoản đóng góp này, các “nhà tài trợ” dường như đang kỳ vọng nhận lại được nhiều hơn sự chú ý và quan tâm từ ông Trump trong nhiệm kỳ Tổng thống sắp tới.
Tổng thống đắc cử Mỹ kêu gọi 'mở cửa' Biển Bắc cho khai thác dầu khí
Ngày 3/1, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump kêu gọi "mở cửa" Biển Bắc và xóa bỏ các cối xay gió.
Tuyên bố này đặt ra câu hỏi về tương lai về năng lượng trong khu vực dưới thời chính quyền sắp tới ở Mỹ.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuyên bố của ông Trump được đưa ra trên nền tảng mạng xã hội Truth Social trong bối cảnh ông chủ tương lai của Nhà Trắng dự báo sẽ ra sắc lệnh đảo ngược các biện pháp bảo vệ môi trường của người tiề.n nhiệm.
Nhóm chuyển giao của Tổng thống đắc cử Donald Trump cũng đang xây dựng một kế hoạch năng lượng mới để triển khai trong vòng vài ngày sau khi ông nhậm chức. Trong đó, kế hoạch sẽ phê duyệt giấy phép xuất khẩu cho các dự án khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) mới, tăng cường khoan dầu ngoài khơi bờ biển Mỹ và trên các vùng đất liên bang. Kế hoạch năng lượng mới phần lớn phản ánh những cam kết mà ông Trump đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử, trong đó sản xuất dầu khí sẽ được xếp ngang hàng với vấn đề nhập cư - những trụ cột trong chương trình nghị sự ban đầu của ông Trump.
Trong khi đó, theo một số nguồn tin, Tổng thống Joe Biden dự kiến sẽ ban hành sắc lệnh cấm vĩnh viễn việc phát triển dầu khí ngoài khơi mới tại một số vùng biển ven bờ của Mỹ. Động thái này dự báo sẽ gây khó khăn cho kế hoạch thúc đẩy sản xuất năng lượng trong nước sau khi ông Trump nhậm chức. Không giống các sắc lệnh hành pháp khác có thể bị hủy bỏ dễ dàng, Tổng thống Joe Biden lần này sẽ đưa ra quyết định dựa trên một đạo luật đã tồn tại từ 72 năm trước, vốn trao cho Nhà Trắng quyền quyết định lớn để bảo vệ vĩnh viễn vùng biển của Mỹ khỏi việc cho thuê dầu khí và không trao quyền rõ ràng cho Tổng thống để có thể thu hồi quyết định một khi đã được ban hành.
Trước các chính sách môi trường của Mỹ, các công ty dầu mỏ đã liên tục rời khỏi Biển Bắc trong những thập kỷ gần đây với sản lượng giảm từ mức đỉnh điểm tương đương 4,4 triệu thùng dầu mỗi ngày xuống còn khoảng 1,3 triệu thùng hiện nay.
Iran nêu điều kiện đàm phán hạt nhân với Mỹ Vừa qua, Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi nhấn mạnh nước này sẵn sàng thảo luận về các cuộc đàm phán liên quan đến vũ khí hạt nhân nếu được phía Mỹ tiếp cận một cách tôn trọng. Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi. Ảnh: IRNA/TTXVN Nội dung trên được ông Abbas Araghchi chia sẻ trong cuộc trả lời phỏng vấn với hãng tin Tasnim...