Nhiều diện tích cây trồng bị ngập do mưa lớn kéo dài ở Bình Thuận
Do ảnh hưởng của những trận mưa liên tiếp từ ngày 30/4 đến 3/5, nhiều diện tích cây trồng, hoa màu ở Bình Thuận bị ngập nước, gây thiệt hại rất lớn đến sản xuất nông nghiệp.
Các địa phương đang khẩn trương khơi thông kênh tiêu và bơm thoát lũ để khắc phục hậu quả, giảm thiệt hại.
Tại huyện Hàm Thuận Bắc, những ngày qua thường xuyên có mưa lớn trên diện rộng, lượng nước từ thượng nguồn đổ về các sông, suối, kênh mương nội đồng khá lớn. Mưa lớn kết hợp với xả lũ hồ Suối Đá đã làm ngập nhiều diện tích cây trồng tại các xã Hàm Phú, Hồng Sơn, Thuận Minh, Hàm Thắng, Hồng Liêm, Thuận Hòa… Theo thống kê sơ bộ, gần 520 ha sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện bị ngập. Trong đó, có 60 ha cây thanh long, 437 ha lúa vụ Hè Thu (chủ yếu từ 5 ngày đến 20 ngày tuổi); 21 ha hoa màu, rau các loại…Ước thiệt hại khoảng 1 tỷ đồng.
Video đang HOT
UBND huyện Hàm Thuận Bắc đã chỉ đạo các xã, thị trấn thông báo đến nhân dân sinh sống dọc các tuyến sông, những nơi trũng thấp. Qua đó, chủ động có phương án phòng tránh ngập lụt, bảo đảm an toàn tuyệt đối về người. Lực lượng tại chỗ kịp thời hỗ trợ các hộ dân di dời gia súc, gia cầm lên nơi cao, an toàn; tổ chức thu hoạch nông sản tại những nơi có nguy cơ ngập lụt. Bên cạnh đó, huyện đã huy động lực lực xung kích các xã, phối hợp với nhân dân triển khai ngay việc khơi thông kênh tiêu và bơm thoát lũ.
UBND huyện Hàm Thuận Bắc yêu cầu các địa phương tiếp tục theo dõi các bản tin dự báo, cảnh báo tình hình thời tiết, mưa lũ có thể xảy ra trong những ngày tới; các xã, thị trấn tổ chức trực ban nghiêm túc, thông tin cho người dân tại địa phương biết tình hình để có biện pháp chủ động ứng phó.
Tại huyện Bắc Bình, mưa lớn cũng xảy ra trên diện rộng và kéo dài ở nhiều địa phương khiến hơn 10 ha lúa mới gieo sạ từ 3 – 5 ngày tuổi bị ngập, có nguy cơ mất trắng. Mưa lớn đã gây sạt lở 15 m tuyến Quốc lộ 28. Tổng thiệt hại ước tính khoảng trên 50 triệu đồng. Lực lượng địa phương đã khẩn trương triển khai khắc phục sự cố.
Khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ tại Lào Cai
Ngày 23/3/2022, trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã xảy ra mưa lớn diện rộng, gây thiệt hại về nhà ở, hoa màu, tài sản của người dân và công trình công cộng ở một số địa phương, trong đó hai huyện Mường Khương và Si Ma Cai chịu nhiều thiệt hại nhất.
Ngay sau khi mưa tạnh, lực lượng chức năng các địa phương đã khẩn trương huy động lực lượng, phương tiện khắc phục hậu quả mưa lũ.
Theo số liệu thống kê của huyện Mường Khương, đến 12h ngày 24/3, mưa lớn kéo dài đã làm 14 hộ bị ảnh hưởng, chủ yếu tập trung tại các xã vùng thấp như Bản Lầu, Bản Sen và xã Lùng Vai. Tổng diện tích bị thiệt hại trên 100 ha, trong đó có 63 ha lúa và 37,6 ha ngô bị ngập úng cục bộ. Tổng diện tích ao cá thâm canh bị thiệt hại trên 18,7 ha.
Ngoài ra, mưa lũ cũng gây thiệt hại tới cơ sở hạ tầng tại tuyến tỉnh lộ 154 đi các thôn Đồi Gianh, Pạc Bo, Na Lốc 1, 2, 3, 4, Cốc Phương bị ngập sâu từ 0,5 - 1m không thể đi lại được. Tuyến đường liên xã Bản Lầu - Bản Sen sạt lở ta luy dương, hư hỏng 1 cống bi. Đường giao thông nông thôn trung tâm xã Bản Sen ngập úng cục bộ 200m, tuyến đường thôn Sín Chải - xã La Pan Tẩn sạt lở đất, đá nhiều đoạn. Mưa lớn cũng gây đổ 1 cột điện hạ thế tại xã Lùng Vai và làm vỡ 10m đập hồ tại thôn Tảo Giàng.
Tại huyện Si Ma Cai, mưa lũ cũng làm 3 tuyến giao thông bị ảnh hưởng với khối lượng đất đá 115 m3, ước thiệt hại 49 triệu đồng. Tuyến đường nội trú - tổ dân phố Nàng Cảng, thị trấn Si Ma Cai, bị trôi 15 m3; tuyến đường bê tông thôn Sảng Chải, xã Nàn Sán, bị sạt ta luy dương vùi lấp đường khối lượng ước 30 m3 và khu vực thị trấn Si Ma Cai bùn tràn ra đường 70 m3 làm ách tắc giao thông cục bộ trong nhiều giờ. Về nông nghiệp bị ảnh hưởng 51,5 ha cây trồng các loại, đến nay mới đánh giá được 1,5 ha lúa bị vùi lấp, ngập 50 ha hoa màu các loại và 1,5 ha lúa bị bùn đất vùi lấp.
Trước tình hình diễn biến phức tạp và khó lường của thời tiết, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các địa phương đã chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra thực tế, thăm hỏi động viên kịp thời những gia đình bị thiệt hại do mưa lũ; khẩn trương huy động nhân dân vớt rác lưu thông dòng chảy, vận chuyển gia súc, gia cầm lên chỗ cao ráo để tránh thiệt hại.
Lãnh đạo các huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn, tập trung lực lượng để di chuyển các hộ gia đình có nguy cơ cao xẩy ra thiên tai, đảm bảo tính mạng người dân, huy động lực lượng di chuyển tài sản, tập trung cải tạo đồng ruộng, khắc phục những diện tích hoa mầu, nhất là diện lúa đã cấy, nếu bị thiệt hại sẽ cấy bổ sung, đảm bảo kịp thời vụ.
Bên cạnh đó, các ngành chức năng ở các địa phương cũng tuyên truyền nhân dân phòng, chống dịch bệnh cho người và gia súc, gia cầm, vật nuôi sau mưa lũ. Ngoài ra, để đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh cho nhân dân vùng ngập úng, các địa phương đã chỉ đạo trung tâm y tế cấp thuốc để khử khuẩn nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường ngay sau khi nước rút...
Mưa lớn, giông lốc thổi bay mái 200 nhà dân Ảnh hưởng của không khí lạnh, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra giông lốc, mưa lớn. Gió giật mạnh đã thổi bay mái của hàng trăm ngôi nhà; nhiều hecta hoa màu, hàng nghìn cây cối bị gãy đổ. Chiều 8/3, thông tin từ Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hòa Bình, từ tối...