Nhiều điểm trùng hợp giữa “kỳ án Hàn Đức Long” và “án oan ông Chấn”
Với thời gian gần 5 năm tham gia bào chữa, kêu oan cho Hàn Đức Long (Bắc Giang), luật sư Ngô Ngọc Trai (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) cho biết, vụ án này có những diễn biến giống vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang).
Luật sư Ngô Ngọc Trai phân tích: Thứ nhất, vụ án mạng ở thôn Me, xã Nghĩa Trung, Việt Yên Bắc Giang xảy ra tháng 8.2003. Sau một thời gian không truy tìm được hung thủ, vụ án rơi vào bế tắc, Công an tỉnh Bắc Giang đã lập hòm thư tố giác tội phạm ở thôn Me để thu thập thông tin làm sáng tỏ vụ án. Ông Nguyễn Thanh Chấn đã bị công an triệu tập, bị bắt rồi bị khởi tố, truy tố và xét xử, rồi đi thụ án. 10 năm sau ông đã được minh oan.
Gần 2 năm sau, một vụ án hiếp dâm trẻ em và giết người xảy ra ở huyện Tân Yên, Bắc Giang, nạn nhân là cháu N.T.Y (5 tuổi). Công an tỉnh Bắc Giang cũng thụ lý vụ án này. Sau 4 tháng không tìm ra thủ phạm gây án, Công an tỉnh Bắc Giang quyết định tạm đình chỉ vụ án, đồng thời phát động nhân dân tố giác các đối tượng có hành vi sàm sỡ, cưỡng bức với phụ nữ trên địa bàn.
Ông Hàn Đức Long (Bắc Giang) đã bị bắt từ đơn tố giác hành vi hiếp dâm của hai mẹ con bà Ngô Thị Khuyến và Trương Thị Năm (hàng xóm của ông Long). Trong trại tạm giam, Hàn Đức Long khai gây ra vụ hiếp dâm và sát hại cháu Y. Trải qua nhiều phiên tòa, Hội đồng xét xử đều kết luận Hàn Đức Long không phạm tội Hiếp dâm (đối với chị Năm và bà Khuyến) nhưng kết tội bị cáo hiếp dâm và sát hại cháu Y nên tuyên án tử hình. Tuy nhiên, 4 bản án của vụ án này đều đã bị tuyên hủy để điều tra lại. Hiện Cơ quan điều tra Bộ Công an cũng đã vào cuộc phối hợp với Công an tỉnh Bắc Giang điều tra vụ án này.
Hàn Đức Long được chuyển từ Trại tạm giam Kế (Bắc Giang) sang Trại tạm giam T16 Bộ Công an.
Diễn biến trùng hợp thứ hai là cả ông Chấn và Hàn Đức Long tại cơ quan điều tra đều nhận tội. Tuy nhiên khi ra tòa, cả hai người này đều không thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Cả ông Chấn và Hàn Đức Long đều nói việc nhận tội là do bị bức cung, nhục hình. Sau khi bị tòa tuyên án, cả ông Chấn và Hàn Đức Long đều có đơn kêu oan.
Thứ ba, khi bị bắt tạm giam, tại Cơ quan điều tra, ông Chấn và Hàn Đức Long ngoài việc nhận tội, cả hai người cùng có thư gửi về cho vợ. Thời điểm tại trại giam Kế, ông Chấn đã viết một bức thư cho vợ là bà Nguyễn Thị Chiến, trong thư có đoạn: “Kính gửi vợ, ở trong này tôi đã nhận tội hết rồi…”.
Video đang HOT
Còn Hàn Đức Long có bức thư với nội dung tỏ ra ăn năn. Theo cáo trạng, sau khi nhận tội, vì ân hận về việc làm của mình, Hàn Đức Long đề nghị Cơ quan điều tra cho được tự tay viết thư gửi vợ ông Báu là bác ruột của nạn nhân Y. Nội dung thư gửi vợ của Hàn Đức Long có đoạn: “M sang bảo anh S, chị L (bố mẹ cháu Y) bình tĩnh đừng nóng vội làm việc gì đó đáng tiếc xảy ra”.
Nội dung thư Hàn Đức Long gửi ông Báu có đoạn viết: “Anh trót hãm hại cháu Y con chú S vào ngày 26.6.2005, anh đã thành khẩn khai báo với công an. Vậy anh mong chú xuống bảo vợ chồng chú S không hành động gì nóng quá để xảy ra những việc đáng tiếc. Anh ngàn lần xin các chú tha thứ cho anh…”.
Thứ tư, trong vụ án ông Chấn, cán bộ điều tra trực tiếp lấy cung với ông Chấn đã bị chết. Trong vụ của Hàn Đức Long, ông D.K.D là cán bộ chỉ đạo trực tiếp vụ án này cũng đã chết. Kiểm tra tủ hồ sơ của ông D để lại, Công an tỉnh Bắc Giang đã phát hiện có 49 bút lục liên quan đến vụ án Hàn Đức Long bị bỏ ra ngoài hồ sơ vụ án.
Thứ năm, chủ tọa xét xử sơ thẩm vụ án Nguyễn Thanh Chấn là ông Nguyễn Minh Năng. Ông Năng cũng là thẩm phán ngồi xét xử vụ án Hàn Đức Long. Hội đồng xét xử vụ án này có 5 người ông Nguyễn Văn Trường là chủ tọa, có 3 hội thẩm nhân dân, ông Năng là thẩm phán thứ hai.
Theo Danviet
Người tù oan 10 năm Nguyễn Thanh Chấn dựng nhà 2 tầng đón Tết
10 năm ngồi tù oan, 2 năm vất vả đi đòi tiền bồi thường, năm 2016 là cái Tết đầu tiên sau 3 năm tự do, ông Nguyễn Thanh Chấn quyết định dựng ngôi nhà 2 tầng, sửa sang nhà cửa, hưởng cái Tết thực sự.
Sáng 28 Tết Nguyên đán, gia đình ông Nguyễn Thanh Chấn (ở thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) mới tụ họp để cùng nhau gói bánh chưng đón năm mới.
Các thành viên trong gia đình cho biết ở vùng quê này, cận thời khắc giao thừa, người dân mới chuẩn bị Tết.
"Năm nào cũng thế cả, người thì buôn bán làm ăn xa, người ở nhà cũng gác công việc ruộng đồng, phải đến 28 âm lịch mới thực sự có không khí Tết" - bà Nguyễn Thị Chiến (vợ ông Chấn) chia sẻ.
Nhìn các thành viên trong gia đình vui vẻ, sum vầy bên nhau, ông Chấn phấn khởi cho biết: "Năm nay là năm đầu tiên cả nhà được đoàn tụ sau 3 năm tôi chính thức thoát khỏi vòng lao lý, con gái thứ hai đi làm xa nhà nhất cũng về ăn Tết. Tôi rất vui!".
Ngôi nhà 2 tầng đang trong quá trình hoàn thiện.
Nhìn về căn nhà hai tầng khang trang đang trong quá trình hoàn thiện, ông Chấn cười và nói: "Sau khi nhận được số tiền bồi thường, gia đình để một phần trả nợ. Phần còn lại vừa làm mới căn nhà, vừa sửa sang xung quanh để có nơi ở ổn định, đón tiếp bạn bè".
Căn nhà mới được xây lên cạnh nhà cũ, nơi vợ chồng ông từng gắn bó trước thời điểm bị kết án. Cạnh đó, xưởng máy xay lúa vẫn được ông Chấn giữ lại để xát gạo thuê cho người dân trong vùng.
Phút thảnh thơi của ông Chấn ngồi hút thuốc lào.
Người từng mang án oan chia sẻ người thân và hàng xóm khuyên ông nên bỏ nghề cũ để dành thời gian nghỉ ngơi. "Tuy nhiên, bây giờ mà bỏ cái máy đi thì cũng buồn lắm, không biết làm gì cho qua ngày cả. Những thứ này đã gắn bó với mình hàng chục năm nay, bán đi thì tiếc quá".
Thành viên đặc biệt nhất trong gia đình người đàn ông 55 tuổi là chị Quyền, cô con gái thứ hai của vợ chồng ông Chấn.
Sáu năm sau khi ông Chấn bị kết án tội giết người (2003), Quyền bỏ lại lời đàm tiếu của người dân trong vùng, ra nước ngoài lao động. Quãng thời gian suốt sáu năm ở xứ người, Quyền giấu thân phận của mình, giấu chuyện của ông Chấn bởi sự mặc cảm.
Ông Chấn tự tay hoàn thiện nhiều đồ đạc trong gia đình.
Cô cho biết năm 2013, biết tin bố mình được minh oan, cô rất vui mừng. Lúc đó, Quyền mới cho bạn bè biết về gia đình. "Biết bố được tự do sau 10 năm ngồi tù oan, tôi rất muốn về nước ngay thời điểm đó nhưng không được như ý muốn" - cô nói.
Cuối năm 2015, cô gái sinh năm 1984 quyết định về nước, làm một công việc gần nhà để chăm sóc song thân. "Đó là để bù đắp lại quãng thời gian bố mẹ đã chịu vất vả, khổ cực lúc ông chưa được minh oan" - Quyền chia sẻ.
Ba năm sau ngày trở về với tư cách là người trắng án, ông Chấn cho biết sẽ cùng vợ con đi thăm họ hàng, bạn bè ở xa. Hiện nay, ông Chấn cùng vợ đã phấn chấn, mạnh khoẻ hơn nhiều so với khi mới ra tù.
Có ngôi nhà mới, tinh thần của cả nhà cũng đã vui hơn, khiến cái Tết gần hơn, rộn ràng hơn. Bao năm trong tù, ông có nằm mơ cũng không thấy cái tết như vậy. Với ông, từ nay trở đi, không có cách nào khác là ông sẽ sống thật tốt, thật vui vẻ và gắn bó với người vợ sống chết với mình.
Theo Hoàng Nguyễn (Người Lao Động)
Sau án oan ông Chấn, Bắc Giang lắp camera tại phòng xét xử Tỉnh Bắc Giang vừa nghiệm thu đề án lắp đặt hệ thống camera quan sát đặt cố định tại 10 phòng xét xử chính của 10 TAND huyện, thành phố và 2 phòng xét xử của TAND tỉnh. Máy chủ trung tâm đặt tại VKSND tỉnh Bắc Giang. "Đây chính là điều mà nhân dân chờ đợi, làm sao cho phiên tòa công...