Nhiều điểm trú bão quá tải
Hơn 200.000 người dân ở các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam và Đà Nẵng đang sơ tán đến các vùng trú bão khiến nhiều nơi quá tải.
Chỉ kịp mang theo chăn, màn, nhiều gia đình ở các làng chài vùng ven biển miền Trung di dời đến trú tránh siêu bão ở những địa điểm được coi là an toàn như trụ sở ủy ban xã, trường học, nhà văn hóa …
Người dân ở làng chài Phước Thiện, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) đi bộ đến trú tránh ở Trung tâm thể thao Văn hóa Vạn Tường.
Mỗi gia đình sinh hoạt trên manh chiếu nhỏ hẹp ở dọc hành lang bên trong Trung tâm Văn hóa thể thao Vạn Tường.
Đến 15h chiều nay, các tỉnh miền Trung đã di dời hơn 200.000 người dân ở các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam và Đà Nẵng đến trú bão ở các trụ sở cơ quan, trường học, nhà văn hóa kiên cố tại các địa phương.
Video đang HOT
Người dân mang theo nước, mì tôm hoặc thức ăn đã nấu sẵn ở nhà.
Người dân Quảng Ngãi ngồi bên ngoài một nhà văn hóa tại Khu kinh tế Dung Quất.
Những cụ già co ro, lo âu trước giờ phút siêu bão đổ bộ vào. Trưa 9/11, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trực tiếp kiểm tra tình hình tại nhà máy lọc dầu Dung Quất, cảng Dung Quất và công tác sơ tán dân tại xã ven biển Bình Hải, huyện Bình Sơn. Phó Thủ tướng chỉ đạo phải đặc biệt ưu tiên cho việc đảm bảo an toàn tính mạng người dân, thậm chí phải cưỡng chế dân di dời khi cần thiết.
Ông Dậm (70 tuổi), huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) mang theo đèn sạc điện đi tránh trú bão. “Năm 2009, người dân ở làng chài từng chạy tránh bão số 9, sau 5 năm, giờ hơn 6.000 người dân ở làng chài lại kéo nhau tránh bão. So với bão số 9 thì siêu bão đợt này nghe dự báo khốc liệt hơn nhiều, không biết sau bão trở về căn nhà nằm sát biển của tôi có bị sóng dữ đánh sập hay không”, ông Dậm lo âu.
Cụ Huỳnh Thị Qua (90 tuổi) ở xã Bình Hải, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) dù tuổi cao, sức yếu vẫn được con cháu đưa đi trú tránh bão.Làm việc với tỉnh Quảng Ngãi, Phó Thủ tướng hoan nghênh sáng kiến của tỉnh này đã huy động toàn bộ các nhà nghỉ, khách sạn trên địa bàn các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh và vùng ven biển tình nguyện tiếp nhận số dân sơ tán. Đồng ý với đề nghị của địa phương cho sử dụng hệ thống đường hầm quân sự ở huyện đảo Lý Sơn và vùng ven biển để sơ tán dân.
Theo VNE
Kè chắn sóng hỏng nặng do mưa bão
Tuyến kè chắn sóng trên sông Hiếu, đoạn qua địa phận khu phố 4, 5, thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị đã bị sóng biển đánh hư hỏng trong đợt bão vừa qua, dù mới được hoàn thành chưa lâu.
Theo ghi nhận, một đoạn kè chắn sóng dài hàng trăm mét đã bị sóng biển đánh hư hỏng nhiều đoạn. Tại những điểm sạt lở, nhiều mảng bê tông đã bị hư hại, vỡ nát, trôi tuột xuống sông, số còn lại cũng bị dịch chuyển. Tuyến đường chạy dọc con sông vừa mới hoàn thành giữa năm 2013 cũng bị sóng đánh hở hàm ếch, sâu khoảng 2m và đang có nguy cơ bị rạn nứt tiếp. Rất nhiều khối đất, đá đã bị cuốn trôi xuống sông để lộ nhiều mảng bê tông nằm trơ trọi.
Tuyến đường bê tông chạy dọc ven sông bị sóng biển đánh gây hư hỏng nặng
Ông Bùi Đình Đệ, trú tại khu phố 5 cho biết, đợt mưa bão vừa qua do nước từ thượng nguồn đổ về nhanh, cùng với nước tràn từ biển vào đã gây ngập lụt nhiều nơi. Sóng biển tại khu vực này dâng cao từ 2 - 3 m khiến đoạn kè này không chống chọi được tác động mạnh và hư hỏng như hiện nay.
Nhiều nơi bị nước biển khoét sâu để lại các mảng bê tông trơ trọi
Được biết, tuyến kè ngăn sóng này được đưa vào sử dụng cách đây 2 năm. Đầu năm 2013, nơi này được đầu tư xây dựng tuyến đường bê tông chạy dọc mép sông để vừa có tác dụng ngăn sóng, vừa tiện cho việc đi lại của người dân. Tuy nhiên, đây là khu vực gần cửa biển và cảng Cửa Việt nên luôn phải chịu tác động mạnh của sóng biển.
Hai cơn bão liên tiếp xảy ra tại miền Trung, ngoài các thiệt hại về người và tài sản, nhiều công trình công cộng tại các địa phương này cũng bị hư hại nặng. Tại Quảng Trị, mưa, bão đã khiến gần 10 công trình đê, kè ven biển và ven cát ở các địa phương trong tỉnh bị hư hại nghiêm trọng.
Trong đó, một số công trình hư hỏng nặng đang ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sản xuất của ngừời dân như: hệ thống đê biển Vĩnh Thái, Vĩnh Linh; Triệu An, huyện Triệu Phong, hệ thống kè cửa sông Bến Hải, đê cát ở xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh...Đặc biệt, tuyến đê biển ở xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh, có chiều dài trên 7km đã bị trượt mái, chân đê bị xói sâu nhiều điểm, có nơi gần 10m. Đây là tuyến đê biển quan trọng có nhiệm vụ chống biển lấn, bảo vệ đất canh tác và cuộc sống của gần 3.000 hộ dân.
Nhiều khối bê tông chịu lực bị sóng biển đánh gãy
Rất nhiều mảng bê tông bị dịch chuyển, trôi tuột xuống mép sông.
Đăng Đức
Theo Dantri
Nếu có luật sư từ đầu, ông Chấn đã không bị oan "... Khi cơ quan điều tra lấy lời khai của ông Chấn... nếu như có luật sư ở đó, điều tra viên muốn ép cung, mớm cung cũng không thể làm được" - luật sư bào chữa cho ông Chấn nêu quan điểm. "Vụ án của ông Nguyễn Thanh Chấn (thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, Bắc Giang) nếu như có...