Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm quay trở lại
Sự biến đổi khí hậu toàn cầu hóa, đô thị hóa mang nhiều lợi ích cho phát triển cộng đồng nhưng đồng thời cũng có tác động lớn đến tình hình dịch bệnh ở nước ta.
Nhiều bệnh từ động vật hoang dã lây truyền cho con người, có nguy tử vong cao như Ebola, Mer- CoV. Bên cạnh đó là các bệnh có vắc xin phòng ngừa nhưng tái nổi như bạch hầu. Các bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng có xu hướng gia tăng.
Đây là thông tin được GS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết tại Hội nghị khoa học toàn quốc về bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS 2019 tổ chức từ ngày 12 đến 14/9/2019 tại Quảng Ninh.
Tham dự Hội nghị có trên 1000 đại biểu là các nhà khoa học, cán bộ nghiên cứu về bệnh truyền nhiễm trong và ngoài nước, đại diện các Tổ chức quốc tế.
GS.TS Nguyễn Văn Kính, hiện nay sự biến đổi khí hậu toàn cầu hóa, đô thị hóa mang nhiều lợi ích cho phát triển cộng đồng nhưng đồng thời cũng có tác động lớn đến tình hình dịch bệnh ở nước ta. Nhiều bệnh từ động vật hoang dã lây truyền cho con người, có nguy cơ tử tử vong cao như Ebola, Mer- CoV. Bên cạnh đó là các bệnh tái nổi như bạch hầu. Các bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng có xu hướng gia tăng.
GS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương phát biểu tại Hội nghị
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, trong những năm qua, công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm nói chung, phòng chống dịch bệnh nói riêng đã đạt được những thành tích đáng khích lệ, nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đã giảm tỷ lệ mắc và tử vong.
Đặc biệt, Việt Nam đã thanh toán được các bệnh như: đậu mùa, bại liệt, nhiều bệnh đã loại trừ và khống chế như bệnh uốn ván sơ sinh, giun chỉ bạch huyết, giảm các bệnh lây nhiễm HIV/AIDS…Tỷ lệ chết/ở số người mắc một số bệnh truyền nhiễm là rất thấp so với cả nước và trong khu vực, trên thế giới như tay chân miệng, cúm, sốt xuất huyết, cúm A (H5N1)…
Tuy nhiên, hiện các bệnh truyền nhiễm vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu và nước ta.
Nguyên nhân là do sự giao lưu, đi lại thuận tiện giữa các nước, thêm vào đó là sự biến đổi liên tục do vi sinh vật gây bệnh, sự biến đổi của khí hậu, quá trình đô thị hóa, điều kiện vệ sinh môi trường, sự di dân, đặc biệt là xâm nhập vào các vùng sâu đã làm thay đổi bộ mặt cũng như cơ cấu của các bệnh truyền nhiễm.
Hơn 1.000 đại biểu là các nhà lãnh đạo, nhà khoa học về bệnh truyền nhiễm tham dự hội nghị.
Nhiều bệnh trước kia có tính chất lưu hành và khu trú ở từng quốc gia thì hiện nay đã có tính chất toàn cầu. Các bệnh truyền nhiễm mới nổi liên tục xuất hiện trên thế giới và có thể xâm nhập vào nước ta trong vòng 24h. Một số bệnh truyền nhiễm đã được kiểm soát nhưng có xu hướng gia tăng trở lại, như bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, bệnh sởi, dại, lao…
Một số bệnh do ít được quan tâm nhưng thực sự nguy hiểm và gánh nặng cho xã hội viêm gan B, C, dại… Sự kháng thuốc xuất hiện ở nhiều chủng vi khuẩn, ký sinh trùng, sốt rét…
Việc cách ly, đặc biệt là cách ly những trường hợp cấp cứu bệnh nhân nặng ít lây hoặc không lây còn lẫn lộn với những trường hợp có tính chất lây mạnh.
Viêm gan C là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây lan nhanh nhưng ít được quan tâm.
Các biện pháp phòng hộ như tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ còn chưa đầy đủ, xử lý ổ dịch chưa tốt…dẫn đến dịch bệnh xảy ra chưa được công bố, lây lan và bùng phát.
Hội nghị khoa học lần này là dịp để các nhà khoa học, quản lý, các cán bộ y tế cùng chia sẻ những kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm, cập nhật kiến thức mới, ứng phó tình hình dịch bệnh luôn biến đổi để nghiên cứu về các phương pháp chẩn đoán, điều trị các bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS đạt kết quả tốt hơn.
Trần Hằng
Theo cand
Liên tiếp 3 người bị sốt xuất huyết "đoạt mạng"
Chủ quan, nhập viện trễ khi mắc bệnh sốt xuất huyết đã khiến 3 trường hợp tại TPHCM liên tiếp tử vong. Sốt xuất huyết gây ra những biến chứng đặc biệt nguy hiểm, cộng đồng nên chủ động phòng và điều trị bệnh.
Bệnh nhân sốc sốt xuất huyết điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới
Bác sĩ Lê Hồng Nga, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh Truyền nhiễm, Trung tâm Y tế Dự phòng TPHCM cho biết, 2 tháng qua được xem là giai đoạn thấp điểm của dịch bệnh hàng năm, các loại bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi đều giảm nhưng mức giảm khá chậm.
Muỗi gây bệnh có thể sinh sản trong những vật dụng chứa nước đơn giản như bình bông, bát nhang ngoài trời
Nhưng đi cùng với đà giảm của dịch bệnh là tâm lý chủ quan từ cộng đồng đã khiến ít nhất 3 trường hợp bị sốt xuất huyết cướp đi mạng sống. Cả 3 ca tử vong đều xảy ra trong tháng 4, nạn nhân xấu số là 2 người lớn ngụ tại huyện Củ Chi; quận Bình Tân và 1 trẻ nhỏ ngụ tại quận Tân Phú.
Điều tra dịch tễ ghi nhận, khu vực các nạn nhân sinh sống đang có sốt xuất huyết lưu hành. Trước khi nhập viện, các bệnh nhân đều có những biểu hiện đặc trưng của sốt xuất huyết. Tuy nhiên, do chủ quan và nhận thức về sự nguy hiểm của bệnh còn thấp nên người bệnh nhập viện trễ, khi rơi vào nguy kịch với những biểu hiện sốc, suy đa cơ quan gia đình đưa đến bệnh viện nhưng việc điều trị không mang lại kết quả.
Những ca bệnh tử vong do sốt xuất huyết đều nhập viện trễ, đã biến chứng nặng
Một trường hợp khác cũng bị sốt xuất huyết đang trong tình trạng nguy kịch là bé Võ Thị Trinh (13 tuổi). Bệnh nhân chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới trong tình trạng nặng. Các bác sĩ chẩn đoán cô bé bị sốc, suy đa cơ quan, xuất huyết nặng. Hiện bệnh nhân đang phải thở máy, lọc máu, điều trị tích cực, diễn tiến bệnh có khả thi nhưng tiên lượng còn dè dặt.
Thống kê sơ bộ của Trung tâm Y tế Dự phòng cho thấy, đến hết tháng 3/2019 toàn thành phố có khoảng 21.000 người được chẩn đoán mắc sốt xuất huyết. Số ca bệnh đã tăng 230% so với cùng kỳ năm 2018. Lý giải cho mức tăng "khủng" của dịch sốt xuất huyết, BS Hồng Nga cho rằng: "Đỉnh dịch của năm 2018 - 2019 rơi vào tuần thứ 3 của năm nay, trễ hơn đỉnh dịch năm trước khoảng 10 tuần. Số ca bệnh giảm chậm nên tích lũy những tháng đầu năm 2019 cao hơn cùng kỳ".
Sốt xuất huyết là bệnh nguy hiểm, cộng đồng không nên chủ quan
Hiện, khu vực Nam Bộ nói chung và TPHCM nói riêng đang bước vào mùa mưa, cùng với di biến động dân cư, đô thị hóa, thời tiết mưa nhiều sẽ tạo môi trường thuận lợi cho muỗi gây bệnh sốt xuất huyết sinh trưởng, phát triển. Trong bối cảnh, sốt xuất huyết còn lưu hành trên diện rộng với nhiều ổ dịch hoành hành tại các quận huyện, số ca bệnh ở mức cao, TPHCM đang đứng trước nguy cơ phải đối mặt với những nguy hiểm khôn lường của sốt xuất huyết trong thời gian tới.
Để chủ động kìm hãm sự gia tăng của sốt xuất huyết khi bước vào mùa mưa, Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố yêu cầu các đơn vị trực thuộc tập trung xử lý triệt để các ổ dịch hiện hành, ổ dịch lan rộng. Ngành y tế kêu gọi người dân tập trung triển khai các biện pháp vệ sinh môi trường, che kín hoặc lật úp các vật dụng có thể chứa nước, thực hiện các giải pháp diệt muỗi bằng hóa chất, ngủ mùng thường xuyên để tránh nguy cơ bị muỗi đốt, đồng thuận và hỗ trợ cho chiến dịch phun hóa chất diệt muỗi triển khai tại địa phương.
Đô thị hóa, ô nhiễm môi trường trong bối cảnh biến đổi khí hậu khiến các thành phố lớn đối mặt với sốt xuất huyết
Người mắc bệnh sốt xuất huyết thường có biểu hiện sốt cao đột ngột 39 đến 400C, tình trạng sốt kéo dài 2 tới 7 ngày, khó hạ sốt. Bệnh nhân sẽ đối mặt với đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu, có thể có nổi mẩn, phát ban ngoài da. Ở thể bệnh nặng bệnh nhân sẽ bị chảy máu mũi, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, nôn/ói ra máu, đi cầu phân đen (do bị xuất huyết nội tạng). Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp).
Để tránh biến chứng nguy hiểm do sốt xuất huyết gây ra, khi có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh, người bệnh phải nhanh chóng đến bệnh viện để được khám, điều trị. Gia đình có người mắc bệnh cần thông báo cho trạm y tế địa phương để có giải pháp khoanh vùng, xử lý không để bệnh lây lan trên diện rộng.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Năm 2018, 20 triệu trẻ em trên thế giới chưa được tiêm vắc-xin trong đó có Việt Nam! Theo số liệu mới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), cứ 10 trẻ thì có hơn 1 trẻ chưa được tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi, bạch hầu, uốn ván. Cũng theo nguồn tin này, có tới 60% số trẻ em chưa được tiêm vắc-xin thuộc 10 quốc gia, trong đó khu vực Đông...