Nhiều địa phương ở Thanh Hóa vẫn bị lũ cô lập
Ngày 9.9, trên địa bàn Thanh Hóa trời đã ngừng mưa, nhưng nhiều địa phương vẫn còn bị lũ cô lập, chia cắt.
Hiện bên cạnh công tác cứu trợ, bảo đảm cuộc sống của người dân trong vùng ngập lụt, các địa phương ở Thanh Hóa cũng dồn sức khắc phục hậu quả do mưa lũ để lại.
Do đê bao sông Cầu Chày đoạn qua xã Xuân Châu, H.Thọ Xuân (Thanh Hóa) bị tràn, vỡ vào ngày 7.9, nên đã đẩy hơn 1.300 hộ dân ở hai xã Xuân Châu và Quảng Phú, H.Thọ Xuân lâm vào cảnh bị chia cắt, cô lập.
Đến nay, sau 3 ngày, nước lũ vẫn ngập ngang các ngôi nhà của người dân. Theo dự đoán, tình trạng này sẽ còn kéo dài trong 5 – 7 ngày tới vì nước lũ rút rất chậm.
Theo ghi nhận của Thanh Niên Online, hiện điều kiện sinh hoạt của người dân trong vùng ngập lụt ở Xuân Châu và Quảng Phú đang gặp rất nhiều khó khăn do thiếu nước sinh hoạt và chất đốt khi bị nước lũ cô lập tứ bề. Toàn bộ học sinh các cấp ở hai xã này vẫn chưa thể đến trường.
Nhằm bảo đảm cuộc sống cho người dân, hiện nay, chính quyền và các đoàn thể ở H.Thọ Xuân đang tập trung huy động lực lượng và phương tiện tiếp tế lương thực, nước uống cho đồng bào vùng lũ.
Tại huyện miền núi Lang Chánh, các đơn vị cứu trợ vẫn chưa thể tiếp cận được với các xã vùng cao như Yên Khương, Yên Thắng, Tam Văn, Lâm Phú do tuyến đường lên biên giới bị hư hỏng nặng nề, với hàng chục điểm sạt lở nghiêm trọng.
Video đang HOT
Lũ lớn đang cô lập hơn 1.300 ngôi nhà ở hai xã Xuân Châu, Quảng Phú, H.Thọ Xuân
Nhiều tuyến đê bao ở huyện Thọ Xuân bị vỡ, tràn
Người dân xã Quảng Phú phải đưa vật nuôi lên cao để chăm nuôiTheo TNO
Lo ngại động đất lan rộng nhiều địa phương ở Quảng Nam
Động đất không chỉ gây rung chuyển huyện Bắc Trà My gần sát với thủy điện Sông Tranh 2 mà dư chấn còn lan rộng ra huyện Nam Trà My, Hiệp Đức, Tiên Phước, Phước Sơn... khiến lãnh đạo Quảng Nam lo lắng.
Ngày 8/9, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cùng các Sở, ngành đã làm việc với hai đoàn công tác gồm các chuyên gia đầu ngành thuộc Viện Địa chất và Viện Vật lý Địa cầu nhân chuyến về huyện Bắc Trà My khảo sát, nghiên cứu tình hình động đất dồn dập xảy ra.
Sau khi thu thập thông tin, phân tích số liệu từ các máy gia tốc lắp đặt ở công trình thủy điện Sông Tranh 2, các chuyên gia khẳng định, ngày 3 -8/9, máy gia tốc ghi nhận được ít nhất 11 trận động đất lớn, nhỏ xảy ra. Trong đó có hai trận động đất có cường độ mạnh nhất đều 4,2 độ richter xảy ra đêm 3/9 và sáng 7/9".
Động đất liên tục xảy ra khiến người dân hoang mang, sợ hãi. Ảnh: Trí Tín.
Ông Trần Văn Hải, Trưởng ban quản lý Dự án thủy điện 3 (cơ quan quản lý trực tiếp thủy điện Sông Tranh 2) cho biết, hồ chứa của công trình ở mực nước chết suốt ba tháng qua. Hiện, lưu lượng nước về hồ đạt khoảng 60m3 mỗi giây, chưa đủ để một tổ máy chạy thường xuyên phát điện. Mực nước trong hồ chứa không có hiện tượng dâng lên hoặc hạ xuống đột ngột nên khó thể nói động đất kích thích do hồ chứa thủy điện.
Mối lo lớn nhất của tỉnh Quảng Nam là động đất không chỉ bó hẹp trong phạm vi huyện Bắc Trà My gần sát với công trình thủy điện Sông Tranh 2, mà dư chấn động đất đã lan rộng trong vòng bán kính hơn 60 km đến nhiều huyện lân cận như Nam Trà My, Hiệp Đức, Tiên Phước, Phước Sơn...
Ông Đinh Văn Thu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam dẫn giải, chủ đầu tư khẳng định ba tháng qua hồ chứa nước bị tháo cạn, dừng ở mực nước chết để phục vụ xử lý sự cố thấm. Còn lâu nay các nhà khoa học cho rằng động đất xảy ra ở khu vực này là dạng động đất kích thích, do dung tích hồ chứa thủy điện thay đổi đột ngột. "Tuy nhiên điều khiến tỉnh chúng tôi phân vân là ba tháng dung tích hồ chứa không lên, không xuống đột ngột mà động đất lại xảy ra dồn dập, lan rộng ra nhiều huyện ở trên địa bàn", ông Thu ái ngại.
Chuyên gia động đất Ngô thị Lư, Viện Vật lý Địa cầu thu thập thông tin, dữ liệu dư chấn gây nứt nhà dân, trường học ở huyện Bắc Trà My sáng 8/9. Ảnh: Trí Tín.
Ông Thu đề nghị, Ban quản lý dự án thủy điện, chính quyền huyện Bắc Trà My và một số huyện lân cận có ghi nhận những trận động đất vừa qua cung cấp thông tin trung thực, khách quan... nhằm giúp các nhà khoa học sớm tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra hiện tượng này.
"Việc tìm hiểu, nghiên cứu sớm kết luận động đất xảy ra tại công trình thủy điện Sông Tranh 2 là chuyện 'quốc gia đại sự' chứ không còn là chuyện riêng của tỉnh Quảng Nam. Mong rằng các nhà khoa học khảo sát, nghiên cứu kỹ lượng hiện tượng động đất này nhằm giúp cho nhân dân tránh được thảm họa khó lường về sau này", ông phó chủ tịch tỉnh bộc bạch.
Tháng 3/2011, UBND huyện Bắc Trà My từng ghi nhận lòng đất phát nổ nhưng chính quyền cho rằng có đơn vị dùng thuốc nổ đánh mìn khai thác đá. Công an vào cuộc điều tra, kết quả cho thấy không có đơn vị nào dùng thuốc nổ khai thác đá trên địa bàn. Những dư chấn dần tăng, lòng đất phát nổ, mặt đất rung chuyển với cường độ mạnh hơn vào khoảng cuối năm 2011, huyện Bắc Trà My mới "tá hỏa" khi nghe các nhà khoa học về khảo sát, kết luận đó là động đất.
Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My Đặng Phong, cũng bày tỏ quan ngại về việc các nhà khoa học từng dự báo khu vực này động đất xảy ra nhỏ hơn 3 độ richter, song giờ bỗng dưng tăng lên đến 4,2 độ richter. Nếu thời gian tới cường độ động đất tăng vọt thì thảm họa thật khó lường. "Cả năm qua chúng tôi bình tĩnh, kiên nhẫn không ngừng trấn an người dân nhưng giờ động đất dồn dập, ngay bản thân tôi còn bất an thì làm sao nói người dân địa phương tin tưởng", ông Phong nói.
Cũng theo ông chủ tịch huyện, để giải thích với người dân về hiện tượng động đất phải dựa trên cơ sở khoa học, cách thức chủ động ứng phó thì mới có thể giải tỏa nỗi hoang mang, lo sợ trong lòng họ.
Các chuyên gia đang dùng thiết bị đo vết nứt tại một trường học do dư chấn động đất gây ra ở huyện Bắc Trà My. Ảnh: Trí Tín.
TS Lê Huy Minh (Phó viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu, Trưởng đoàn công tác khảo sát, nghiên cứu động đất) cho biết, lần này đoàn tiếp tục khảo sát, nghiên cứu xác định tâm chấn của những động đất vừa qua xác định nguyên nhân cụ thể gây ra động đất liên tiếp xảy ra tại thủy điện Sông Tranh đồng thời khảo sát vị trí lắp đặt hệ thống trạm quan trắc động đất xung quanh khu vực này.
"Bộ Khoa học và Công nghệ đã quyết định cấp kinh phí phê duyệt đề tài nghiên cứu về động đất tại huyện Bắc Trà My, đưa vào danh mục nghiên cứu cấp nhà nước", ông Minh thông tin.
Trong khi chờ đợi Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ kinh phí, trước mắt, thông qua dự án nước ngoài, Viện Vật lý Địa cầu sẽ làm "cầu nối" tạo điều kiện đưa 5 máy đo động đất di động vào lắp đặt xung quanh thủy điện Sông Tranh 2 để kịp thời cảnh báo, thông tin giúp người dân chủ động ứng phó với hiện tượng này.
Dự kiến, ngày 12/9, các chuyên gia sẽ kết thúc chuyến khảo sát, báo cáo kết quả nghiên cứu động đất ban đầu cho lãnh đạo tỉnh Quảng Nam trả lời công khai trước nhân dân dựa trên những căn cứ, cơ sở khoa học.
Theo VNE
Thanh Hóa: 4 người chết, nhiều nhà bị lũ cuốn Theo tổng hợp mới nhất của các địa phương tại Thanh Hóa, đã có 4 người chết và 1 người mất tích do mưa lũ. Sáng 7/9, ông Lương Tuấn Huê, Chánh văn phòng huyện ủy Lang Chánh cho biết, trên địa bàn huyện đã có 2 người bị đất sạt lở đè chết gồm: ông Vi Văn Hom, 50 tuổi tại xã...