Nhiều địa phương ở Quãng Ngãi thiếu nước tưới trầm trọng
Tỉnh Quảng Ngãi đang có chủ trương hực hiện đồng bộ chuyển đổi cơ cấu cây trồng để chủ động đối phó hạn hán.
Tại tỉnh Quảng Ngãi, hạn hán đang diễn ra gay gắt, cả ngàn ha cây trồng bị bỏ hoang do thiếu nước tưới. Ngành nông nghiệp và các địa phương đang triển khai nhiều biện pháp hạn chế thiệt hại do hạn hán gây ra.
Vụ Hè Thu năm nay, bà Nguyễn Thị Em, ở xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi trồng hơn 1 sào bắp. Mấy ngày qua, bà phải túc trực bên đồng, thuê máy bơm tưới nước cho ruộng bắp. Chi phí thuê máy mỗi tuần 2 lần khoảng 500.000 đồng nhưng cũng chả thấm vào đâu khi thời tiết nắng nóng khô hạn như hiện nay.
Bà Nguyễn Thị Em cho biết, mình còn may mắn hơn nhiều nông dân ở huyện Sơn Tịnh không tìm ra nguồn nước đành chấp nhận nhìn cây trồng chết khô. “Tôi túc trực luôn ở ruộng từ sáng đến chiều mới lên bờ để canh nước tưới bắp. Nhưng bây giờ muốn thuê máy bơm cũng không có”, bà Em than thở.
Nông dân Quảng Ngãi túc trực trên đồng bơm nước cứu cây trồng.
Video đang HOT
Tại xã Phổ Cường, huyện Đức Phổ, từ đầu vụ đến nay, nhiều diện tích lúa của nông dân phải bỏ hoang, không gieo sạ do không có nước tưới. Nhiều sông, suối tại địa phương này trơ đáy, ruộng đồng nứt nẻ. Đến nay, hơn 700 ha lúa Hè Thu của người dân xã Phổ Cường không có nguồn nước tưới. Ruộng đồng đã vậy, nếu nắng hạn tiếp tục kéo dài, nguy cơ thiếu nước sinh hoạt còn nghiêm trọng hơn.
“Năm nay thời tiết quá nắng nóng đến cỏ cũng chết khô. Các máy bơm đã chạy hết công suất mà vẫn không đủ nước tưới”, ông Nguyễn Bổi, ở xã Phổ Cường, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi thở dài.
Tại tỉnh Quảng Ngãi, hiện tại lượng nước trữ của hầu hết các hồ chứa trên địa bàn tỉnh đều ở mức thấp, chỉ đạt hơn 50% dung tích thiết kế, thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 25%. Một số hồ chứa có lượng nước dự trữ đạt thấp, chỉ từ 7% đến 20% như hồ Hóc Dọc, Thới Lới, Liệt Sơn… Trong khi cả tỉnh hiện có gần 1.200 ha đất nông nghiệp bỏ hoang do không có nước tưới.
Dự báo, vụ Hè Thu năm nay, lượng mưa tiếp tục thấp hơn và nền nhiệt độ sẽ cao hơn trung bình nhiều năm, tình trạng thiếu nước, hạn hán và mặn xâm nhập sẽ ảnh hưởng trên diện rộng. Để ứng phó với hạn hán, giản thiểu thiệt hại, tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu các địa phương khẩn trương nạo vét, sửa chữa cửa lấy nước, tu bổ hệ thống kênh mương nội đồng, chống thất thoát nước và nạo vét, đắp ao hồ để thực hiện dự trữ nước cho sản xuất.
Ông Nguyễn Mậu Văn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi cho biết, tỉnh sẽ thực hiện đồng bộ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, khuyến khích các loại cây trồng chịu hạn tốt.
“Những vùng canh tác xa công trình thủy lợi Thạch Nham như huyện Đức Phổ…cần phải mạnh dạn, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng ngay từ đầu vụ. Vấn đề này, các huyện đang tập trung tích cực triển khai”, ông Văn cho biết.
Nắng hạn, rừng ở MDrak-Đắk Lắk có nguy cơ cháy cao
Do nắng hạn kéo dài nhiều tháng liền khiến nhiều diện tích rừng ở đây đang ở mức báo động cực kỳ nguy hiểm.
Huyện MDrak, tỉnh Đắk Lắk có gần 63.000 ha rừng. Do nắng hạn kéo dài nhiều tháng liền khiến nhiều diện tích rừng ở đây đang ở mức báo động cực kỳ nguy hiểm. Ngành chức năng ở huyện MDrak cùng các chủ rừng đang tích cực triển khai phòng, chống cháy rừng.
Tổ chức dọn thực bì để cản lửa.
Thời điểm này, nhiều diện tích rừng tại các tiểu khu: 776, 781, 782, ....thuộc núi Vọng Phu ở huyện MDrak, tỉnh Đắk Lắk đã trải qua nhiều tháng nắng hạn, nguy cơ xảy ra cháy rừng cao. Ông Nguyễn Văn Nam, cán bộ Trạm kiểm lâm số 1 thuộc Hạt kiểm lâm rừng phòng hộ núi Vọng Phu cho biết: Trạm bảo vệ hơn 36.000 ha rừng tự nhiên, nhưng chỉ có 7 người nên thời kỳ cao điểm này ai cũng phải ứng trực, canh phòng cháy.
"Nguy cơ cấp báo hiện nay ở mức rất nguy hiểm, cấp 5 rồi. Chúng tôi bố trí 100% quân số, chia ra thành các tổ để ứng trực 24/24 phòng, chống cháy rừng. Để phòng chống hiệu quả anh em luôn mang theo bình chữa cháy CO2, can nước, dao rựa nếu thấy cháy thì tổ chức dập lửa ngay. Cả tháng nay sáng nào chúng tôi đi tuần các khu vực xung yếu có nguy cơ cháy rừng cao như: Buôn M'o, M'jam, buôn Cùi xã Ea Trang là những khu vực nhiều thông rễ cháy rừng để phòng cháy."
Nguy cơ cháy rừng cũng đang đe dọa nhiều diện tích rừng trồng. Theo ông Phan Văn Châu - Chủ tịch Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp MDrak, hiện đơn vị quản lý 25.000 ha rừng; trong đó 9.200 ha là rừng tự nhiên, khoảng 5.300 ha rừng trồng. Trong số trên 5.300 ha rừng trồng đều nằm sát với các khu dân cư nên rất dễ xảy ra nguy cơ cháy. Do vậy, công tác phòng chống cháy rừng của đơn vị đang được triển khai quyết liệt.
"Vùng tiểu khí hậu của MDrak thường kéo dài hơn so với các địa phương khác trong tỉnh là kéo dài từ đầu năm tới tháng 7 mới kết thúc mùa khô. Chúng tôi luôn rà soát, củng cố lại hệ thống đường băng cản lửa, lớp thực bì phát sinh được mang ra khỏi rừng để phòng chống cháy rừng. Bố trí 100% quân số ứng trực để xử lý nếu có cháy. Tuyên truyền đến người dân sống gần rừng luôn đề cao cảnh giác phòng chống cháy rừng".
Các chủ rừng ở huyện MDrak đang tích cực triển khai các biện pháp cấp bách PCCCR.
Ông Y Knak Byă - Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Mdrak cho biết: Hiện vùng trọng điểm có nguy cơ cháy cao nhất là khoảng 45.000 ha, tập trung chủ yếu ở các xã Cư San, Ea Trang, Ea H'Mlây, khu vực giáp ranh với một số địa phương của hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Nắng nóng gay gắt khiến các thảm thực bì hay cành khô của cây rất dễ bắt lửa. Khi có cháy thì rất khó xử lý vì hầu hết sông suối, ao hồ hay các công trình thủy lợi tại khu vực này đều đã cạn trơ đáy. Lực lượng kiểm lâm đang tích cực phối hợp với các chủ rừng triển khai nhiều phương án phòng cháy chữa cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ.
"Chúng tôi thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các chủ rừng phải thực hiện nghiệm công tác tuần tra kiểm soát PCCCR nhằm bảo vệ rừng trong cao điểm mùa khô. Cụ thể, hướng dẫn UBND các xã, chủ rừng xây hệ thống đường băng cản lửa, chòi gác; yêu cầu các chủ rừng huy động 100% quân số thực hiện ứng trực PCCCR. Lực lượng của Hạt kiểm lâm chúng tôi luôn luôn sẵn sàng chuẩn bị máy bơm áp suất lớn, nhiều bình phun CO2, vỉ dập lửa để tăng cường hỗ trợ các chủ rừng nếu có cháy xảy ra...".
Nắng hạn hoành hành, người dân ở 'chảo lửa' Ninh Thuận loay hoay tìm nước uống Chưa hết điêu đứng khi hàng trăm ha đất nông nghiệp ngưng sản xuất vì nắng hạn, giờ bà con lại phải chật vật mang can xuống suối chắt từng giọt nước về sinh hoạt. Chắt từng giọt nước Từ nhiều tuần nay, người dân ở thôn Tà Nôi (xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận) phải dùng chai, can nhựa...