Nhiều đại biểu ủng hộ quy định cho mang thai hộ
Trước thực tế nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn, khao khát có con, một số đại biểu quốc hội đồng tình với quy định cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, tuy nhiên cần có chế tài xử phạt nếu vi phạm.
Thảo luận tại tổ chiều 14/11 về dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật hôn nhân gia đình, đại biểu Phạm Huy Hùng cho rằng nên cân nhắc lại điều kiện của người được nhờ mang thai hộ. Đó là người có quan hệ thân thích cùng hàng của vợ hoặc chồng, từng sinh con và chỉ được một lần mang thai hộ.
Đồng ý cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, tuy nhiên theo đại biểu Phạm Hữu Hùng nên cân nhắc lại điều kiện của người mang thai hộ. Ảnh: N.P.
Theo đại biểu Hùng, điều này sẽ hạn chế rất nhiều chính sách nhân văn của Nhà nước với các cặp vợ chồng hiếm muộn. Nên mở rộng diện mang thai hộ cả người không có quan hệ thân thích, chẳng hạn trường hợp cả vợ và chồng đều là trẻ mồ côi hoặc người thân của họ chưa từng sinh con.
Ông Hùng cho rằng khoa học đã chứng minh giữa người mang thai hộ và bào thai có sự gắn kết tình cảm. Thực tế, nhiều trường hợp mang thai hộ nảy sinh tình cảm trong quá trình mang thai và chăm sóc trẻ nên không muốn trao lại trẻ cho bên nhờ mang thai hộ. “Vì thế, dự thảo luật cần đưa ra chế tài xử phạt trong trường hợp các bên vi phạm các điều kiện của mang thai hộ”, ông nói.
Theo ông cần có cơ chế quản lý chặt chẽ về vấn đề này vì nhiều vụ mang thai hộ có mục đích thương mại vẫn diễn ra mà chưa có kiểm soát. Hơn nữa hiện người phụ nữ khi thực hiện chức năng sinh sản không có nghĩa vụ chứng minh đứa trẻ do mình sinh ra là mang thai hộ vì mục đích nhân đạo hay con đẻ của mình.
Video đang HOT
Đại biểu Ngọc Thanh thì bày tỏ quan ngại khi đánh giá “mang thai hộ là vấn rất phức tạp do hậu quả phát sinh khó lường”. Chẳng hạn ảnh hưởng đến sức khỏe người mang thai hộ, trường hợp sinh con ra có dị tật, hoặc có rủi ro người mang thai hộ có thể chết. Vì thế, để tạo thuận tiện cho cả hai bên cần quy định chặt chẽ tiêu chuẩn của người mang thai hộ, tiêu chuẩn sức khỏe, đạo đức; nghĩa vụ của cá nhân, gia đình hai bên khi người nhờ mang thai không còn hoặc từ chối nhận con…
“Thực tế, một số cặp chồng không thể mang thai và sinh con do có điều kiện sức khỏe như người mẹ có bất thường về tử cung, buồng trứng hoặc mắc các bệnh lý không thể mang thai, một số đã làm thụ tinh nhân đạo nhiều lần nhưng thất bại. Mong muốn có con là nhu cầu chính đáng và cần quan tâm, vì thế tôi ủng hộ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo nhưng cần có quy định cụ thể, rõ ràng hơn”, đại biểu Ngọc Thanh nói.
Đại biểu Nguyễn Phạm Ý Nhi. Ảnh: N.P.
Đồng tình với quan điểm trên, đại biểu Nguyễn Phạm Ý Nhi cho rằng cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo sẽ có nhiều vấn đề liên quan phức tạp phát sinh. Để tránh lạm dụng thương mại hóa cần nghiên cứu quy định chặt chẽ hơn đối với điều kiện người mang thai hộ, người nhờ và quyền của các bên. Thực tế, đã có trường hợp sau khi sinh con người mang thai hộ không giao trẻ, hoặc sinh con ra khuyết tật, người nhờ không nhận hay sinh đôi, sinh ba nhưng người nhờ chỉ nhận một.
Theo VNE
Cho mang thai hộ, cấm nhận tiền chăm sóc
Quan điểm được đưa vào luật là cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo nhưng người mang thai hộ không được phép nhận tiền thù lao, kể cả hỗ trợ chăm sóc thai.
Một trong những nội dung quan trọng vừa được đưa vào Dự thảo Luật sửa đổi Luật Hôn nhân và Gia đình là quy định "mang thai hộ". Bộ Tư pháp đề xuất cho phép việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được áp dụng đối với những cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
Theo Bộ Tư pháp, trước đến nay xuất hiện một số hình thức đẻ thuê mà luật pháp không có quy định về điều này. Dự án Luật HN&GĐ (sửa đổi) lần này đã bổ sung nội dung mang thai hộ nhưng phải vì mục đích nhân đạo. Theo đó Luật pháp cấm mang thai hộ vì mục đích thương mại, không vì lợi ích kinh tế của cả hai bên.
Theo Dự thảo, người mang thai hộ, vợ chồng người mang thai hộ (gọi là bên mang thai hộ) có quyền, nghĩa vụ như cha mẹ hợp pháp của đứa trẻ từ lúc bắt đầu mang thai cho đến khi giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ.
Bên mang thai hộ không có quyền yêu cầu bên nhờ mang thai hộ hỗ trợ tài sản hoặc thu nhập cho việc mang thai, kể cả hỗ trợ cho việc chăm sóc thai.
Nếu vì lý do chính đáng phù hợp với quy định của Bộ Y tế trong chăm sóc sức khỏe sinh sản, người mang thai hộ có quyền quyết định về việc tiếp tục hay không tiếp tục mang thai hộ.
Người mang thai hộ không được phép nhận tiền thù lao, kể cả hỗ trợ chăm sóc thai. Ảnh minh họa
Trong Dự thảo đang lấy ý kiến, Bộ Tư pháp đưa ra 2 phương án. Phương án 1 quy định, người được nhờ mang thai hộ phải là người có quan hệ thân thích của vợ hoặc chồng nhờ mang thai hộ.
Một phương án khác là vợ chồng có thể nhờ người phụ nữ khác mang thai hộ trong trường hợp không có người thân thích để mang thai hộ.
Bộ Tư pháp cho biết, hiện còn một luồng ý kiến khác cho rằng, cần nghiêm cấm việc mang thai hộ. Theo quan điểm này, mang thai hộ là vấn đề nhạy cảm và phức tạp, có thể mang lại nhiều hậu quả xấu về mặt xã hội. Mang thai hộ cũng không phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam.
Trong Tờ trình gửi xin ý kiến Chính phủ, Bộ Tư pháp vẫn bày tỏ quan điểm ủng hộ cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo để tạo điều kiện cho những cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được quyền làm cha, mẹ theo nguyện vọng.
Tuy nhiên, để phòng ngừa, ngăn chặn mục đích thương mại, theo Bộ Tư pháp, việc mang thai hộ nhân đạo sẽ được thực hiện trên cơ sở quy định chặt chẽ, cụ thể về người mang thai hộ, người nhờ mang thai hộ; hình thức pháp lý của việc mang thai hộ; quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên; trách nhiệm pháp lý (dân sự, hành chính, hình sự) của các bên...
Theo Thư Lê (Khampha.vn)
Đề xuất không cần tới tòa án để giải quyết thuận tình ly hôn Bổ sung chế định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, sửa tuổi kết hôn của nam giới từ 20 xuống đủ 18, không nhất thiết tới tòa án để giải quyết thuận tình ly hôn... là những đề xuất thay đổi trong Luật Hôn nhân & Gia đình được Bộ Tư pháp đưa ra . Ảnh minh họa Ngày 26/7, Bộ...