Nhiều công nhân bị lừa đảo học lái ô tô: Tạm giữ thầy dạy lái
Liên quan bài phản ánh ‘TP.HCM: Nhiều công nhân bị lừa đảo đóng tiền học lái ô tô ở Q.Bình Tân’ đăng trên Báo Thanh Niên, cơ quan công an đã tạm giữ thầy dạy lái.
Ngày 6.10, nguồn tin Thanh Niên xác nhận, Công an P.Bình Trị Đông B (Q.Bình Tân, TP.HCM) đang tạm giữ ông Trần Đại Nhân (Q.Tân Phú) để điều tra vụ nhiều công nhân bị lừa đảo khi đóng tiền học lái ô tô.
Bãi tập lái xe nơi xảy ra vụ việc. ẢNH: TRẦN DUY KHÁNH
Đây là động thái của cơ quan chức năng sau bài phản ánh của Báo Thanh Niên, về việc ông Nhân có dấu hiệu lừa đảo, bỏ trốn sau khi đã thu tiền “lụi” của nhiều học viên học lái ô tô tại bãi tập lái E4/52 QL1.
Video đang HOT
Thời điểm ông Nhân thu tiền của học viên kéo dài từ năm 2022 đến năm 2023. Các học viên được cho là đã đến phòng đăng ký ghi danh học lái ô tô bên trong bãi tập lái nói trên. Ông Nhân đã thu tiền cọc 12 triệu đồng/học viên và phát cho họ 1 phiếu thu. Sau đó, ông này bỏ trốn, đến khi Báo Thanh Niên đăng bài phản ánh và công an vào cuộc, tạm giữ ông này.
Dự kiến vào sáng mai (7.10), công an sẽ mời các nạn nhân (đã trình báo) lên để cung cấp thông tin. Bên cạnh đó, công an tìm nạn nhân của ông Nhân để phục vụ công tác điều tra.
Theo Phòng Quản lý sát hạch và cấp giấy phép lái xe, Sở GTVT TP.HCM cấp giấy phép đào tạo lái xe cho Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp Th.Đ (từ tháng 7.2016) và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp lái xe Th.N tại bãi tập lái xe ở địa chỉ E4/52 QL1, P.Bình Trị Đông B (Q.Bình Tân, TP.HCM).
Theo báo cáo từ Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp Th.Đ, trong quá trình hoạt động, trung tâm có ký hợp đồng lao động với ông Trần Đại Nhân làm giáo viên dạy lái xe với hình thức thỉnh giảng, dạy lái ô tô theo lịch giảng dạy của trung tâm.
Trong quá trình làm việc, trung tâm nhận thấy ông Nhân không phù hợp với công việc giảng dạy, vì vậy ngày 27.2 đã chấm dứt hợp đồng lao động với ông này.
Sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, trung tâm phát hiện ông Nhân đã tự ý nhận hồ sơ học lái xe, tự thu phí của học viên. Sau đó, ông Nhân đã bỏ trốn. Rất nhiều học viên tìm đến trung tâm trình bày lại sự việc và yêu cầu hoàn lại số tiền đăng ký học.
Hiện vụ nhiều công nhân bị lừa đảo khi đóng tiền học lái ô tô ở Q.Bình Tân đang được cơ quan chức năng tiếp tục làm rõ.
Cảnh báo sập bẫy lừa qua thủ đoạn "quà tri ân nhân Tết Trung thu"
Các đối tượng sẽ yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ với số tiền tăng dần theo cấp độ để được nhận quà hoặc tăng phúc lợi.
Nếu nạn nhân phát hiện ra mánh khóe và không chuyển tiền nữa, họ sẽ lập tức bị chặn khỏi nhóm và xóa hết các tin nhắn.
Sáng 18/9, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, vừa phát đi thông tin cảnh báo trên hệ thống mạng xã hội đến người dân trên địa bàn toàn tỉnh về việc các đối tượng xấu lợi dụng dịp tết Trung thu để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Nguyễn Nhật Tân (SN 2001, trú tại tỉnh Quảng Trị), đối tượng hack Facebook, rồi dùng công nghệ Deepfake để lừa đảo chiếm đoạt tiền của nhiều người vào tháng 3/2023.
Mới đây, 1 công nhân đang làm việc tại 1 nhà máy ở Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô (đóng tại huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) nhận được cuộc điện thoại từ số lạ, thông báo về việc nhận được quà tri ân nhân dịp tết Trung thu và dự kiến, ngày 20/9, quà sẽ được chuyển về nhà. Sau đó, người gọi điện yêu cầu người công nhân đồng ý kết bạn qua zalo để họ hướng dẫn thực hiện các thủ tục nhận quà.
Do không thành thạo công nghệ thông tin nên nữ công nhân này yêu cầu một đồng nghiệp nhờ đồng ý kết bạn để làm các thủ tục nhận quà. Lúc này, nữ công nhân được các đồng nghiệp cho rằng, đây là chiêu trò lừa đảo của các đối tượng xấu, chứ bản thân nữ công nhân chưa bao giờ mua hàng hóa gì qua mạng thì làm gì có chuyện nhận được quà tri ân nhân dịp tết Trung thu... nên nữ công nhân đã không kết bạn với người gọi điện.
Theo Công an tỉnh Thừa Thiên Huế, với thủ đoạn "Đề nghị làm nhiệm vụ để nhận quà tri ân", các đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân. Cụ thể, các đối tượng gọi điện thoại thông báo nạn nhân được nhận quà tri ân nhân dịp tết Trung thu. Sau đó, yêu cầu nạn nhân kết bạn qua mạng xã hội (Zalo, Facebook, Telegram...) để được hướng dẫn thực hiện các thủ tục nhận quà.
Sau khi nạn nhân đồng ý kết bạn, các đối tượng tiếp tục mời tham gia vào các nhóm mạng xã hội để thực hiện các nhiệm vụ. Đồng thời, đề nghị nạn nhân nộp, chuyển tiền vào các tài khoản ngân hàng do đối tượng cung cấp để chiếm đoạt tài sản.
Các đối tượng sẽ yêu cầu nạn nhân thực hiện các nhiệm vụ với số tiền tăng dần theo cấp độ để được nhận quà hoặc tăng phúc lợi. Nếu nạn nhân phát hiện ra mánh khóe và không chuyển tiền nữa, họ sẽ lập tức bị chặn khỏi nhóm và xóa hết các tin nhắn.
Công an tỉnh Thừa Thiên Huế lưu ý, để phòng, tránh thủ đoạn lừa đảo trên, người dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác trước các hoạt động yêu cầu làm nhiệm vụ để được nhận quà hoặc tăng phúc lợi. Người dân tuyệt đối không chuyển tiền với mọi lý do cho những người không quen biết hoặc chỉ quen biết qua mạng xã hội. Đồng thời, trình báo cơ quan Công an nơi gần nhất khi phát hiện hoạt động có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra
Lãnh 12 năm tù vì lừa đối tác chiếm đoạt 500 triệu đồng Ngày 11/8, TAND tỉnh Trà Vinh mở phiên tòa xét xử sơ thẩm, tuyên bị cáo Võ Thị Hồng Liên (SN 1971, ngụ thị trấn Mỹ Long, huyện Cầu Ngang) 12 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo cáo trạng, năm 2019, bà Nguyễn Thị Truyền (SN 1969, ngụ quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh) thực hiện dự...