Nhiều cơ quan bất hợp tác với thi hành án
Khi cơ quan thi hành án mới vào cuộc, người phải thi hành án vẫn còn nhà, còn đất nhưng sau đó thì tẩu tán hết vì được nhiều đơn vị “tiếp tay”.
Ngày 5/11 VKSND Tối cao tổ chức hội nghị công tác thi hành án dân sự năm 2012. Vấn đề nổi bật trong hội nghị được đặt ra là nhiều cơ quan chức năng bất hợp tác với cơ quan thi hành án, giúp đương sự tẩu tán tài sản…
Theo Luật Thi hành án dân sự, các cơ quan chức năng khác phải có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thi hành án để đảm bảo việc thi hành án được nhanh chóng, hiệu quả. Tuy nhiên, ôngNguyễn Văn Liếu (Trưởng phòng Kiểm sát thi hành án dân sự VKSND TP Đà Nẵng) thẳng thắn cho biết tại Đà Nẵng, nhiều cơ quan chức năng đã bất hợp tác với cơ quan thi hành án, thậm chí còn có những vi phạm nghiêm trọng.
Theo ông Liếu, có những vụ khi cơ quan thi hành án mới vào cuộc thì người phải thi hành án vẫn còn nhà, còn đất nhưng sau đó chẳng mấy chốc đều “bốc hơi” hết. Để tẩu tán tài sản, đương sự đã được không ít cơ quan chức năng tiếp tay như các ban đền bù giải phóng mặt bằng, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, UBND một số phường…
Xem bản vẽ nhà chuẩn bị cưỡng chế thi hành án. Ảnh minh họa.
Ông Liếu đưa ra dẫn chứng một người đàn ông ở quận Hải Châu phải thi hành án số tiền khoảng 100 triệu đồng cho một công ty. Người đàn ông này được Ban quản lý Dự án Bạch Đằng Đông bố trí một lô đất tái định cư. Cơ quan thi hành án có yêu cầu Ban quản lý dự án không giải quyết việc chuyển nhượng lô đất trên của ông cho người thứ ba nhưng Ban Quản lý dự án không thực hiện, để ông bán lô đất cho người khác mà không khấu trừ tài sản thi hành án.
Hoặc có trường hợp khác, dù cơ quan thi hành án đã có nhiều văn bản yêu cầu nhưng ban quản lý dự án không chịu thực hiện trong nhiều năm liền, chỉ sau khi VKS có kiến nghị, ban này mới… chịu thua, khấu trừ nợ cho cơ quan thi hành án.
Video đang HOT
Đồng tình với quan điểm của ông Liếu, bà Nguyễn Thị Kim Liên (Phó Viện trưởng VKSND tỉnh Đắk Lắk) cho biết thêm, vì sự bất hợp tác của nhiều cơ quan chức năng nên việc quy định người được thi hành án tự đi xác minh tài sản của người phải thi hành án cũng đang gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, bà Liên kiến nghị nên giao việc xác minh này lại cho chấp hành viên.
Bàn về khoản 2 Điều 58 Luật Thi hành án dân sự quy định: “Tài sản là kim quý, đá quý, tiền hoặc giấy tờ có giá trị được bảo quản tại Kho bạc Nhà nước”, đại diện VKS nhiều tỉnh, thành cho biết trên thực tế, do Kho bạc Nhà nước không có chức năng kiểm định chất lượng vàng nên có Kho bạc Nhà nước cấp huyện không nhận vàng do Chi cục Thi hành án huyện tạm gửi.
Ngoài ra có một số loại tiền như yen Nhật, đồng kíp Lào là tang vật của một số vụ án, tòa tuyên tịch thu sung công nhưng từ nhiều năm nay, Kho bạc Nhà nước không chịu nhận với lý do những loại ngoại tệ này không thông dụng.
Vì Kho bạc Nhà nước không chịu nhận giữ vàng và ngoại tệ như trên đã dẫn đến thực trạng là không ít vụ thi hành án bị tồn đọng, không có hướng giải quyết. Trong khi đó, Luật Thi hành án dân sự chưa quy định về chế tài, biện pháp xử lý nếu người có thẩm quyền của Kho bạc Nhà nước chậm trễ hoặc không thực hiện yêu cầu của chấp hành viên.
Cũng liên quan đến xử lý tang vật vụ án là kim loại hay hiện kim, Trưởng phòng Kiểm sát thi hành án dân sự VKSND TP Đà Nẵng Nguyễn Văn Liếu chia sẻ ở Đà Nẵng cũng đang gặp vướng mắc rất lớn. Theo ông, để khẳng định tang vật đó là vàng bạc, đá quý hay không cần phải qua giám định nhưng cơ quan giám định vàng bạc, đá quý ở Đà Nẵng hiện đã không còn là cơ quan nhà nước nên chức năng giám định cũng không còn.
Để giải quyết dứt điểm một vụ việc bị kéo dài nhiều năm, vừa qua VKSND Nẵng đã phối hợp với Cục Thi hành án dân sự, Sở Tài chính linh động xử lý bằng cách cho đại diện ba cơ quan mang số vàng tang vật đến ngay tiệm vàng tư nhân để bán. Tiệm vàng trực tiếp kiểm tra, thử và chấp nhận mua tang vật với giá bao nhiêu thì căn cứ trên đó, ba cơ quan lập biên bản, coi như kết quả giám định, giao số tiền bán được cho Sở Tài chính.
Ông Liếu cho biết đây là việc làm chưa đúng luật nhưng hiện chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể để thực hiện nên phải linh động “xé rào”.
Sau ba năm thực hiện Luật Thi hành án dân sự, VKSND Tối cao đã tổng hợp được 114 nội dung vướng mắc. Trong đó có 25 nội dung vướng mắc do chưa có hướng dẫn hoặc hướng dẫn chưa cụ thể, chưa đầy đủ 58 nội dung vướng mắc thuộc về nhận thức áp dụng pháp luật…
Bà Lê Thị Xuân Hoa, trưởng phòng kiểm sát thi hành án dân sự VKSND TP HCM: Tại TP HCM, trung bình một kiểm sát viên trung cấp thực hiện nhiệm vụ giám sát hoạt động của 6 chấp hành viên trung cấp từ khi ra quyết định tới lúc thi hành án xong. Người ít, việc nhiều, chúng tôi chỉ có thể thực hiện kiểm sát những hoạt động thi hành án theo chương trình công tác năm đề ra. Còn một số hoạt động như định giá, đấu giá tài sản… phải để kiểm sát sau. Do vậy, việc đòi hỏi chất lượng kiểm sát phải đạt theo Luật Thi hành án dân sự quy định là lực bất tòng tâm.
Ông Ngô Xuân Thành, Phó viện trưởng VKSND huyện Châu Đức (Bà Rịa – Vũng Tàu): Luật Thi hành án dân sự chưa có quy định cụ thể về hình thức tiêu hủy từng loại vật chứng. Chẳng hạn như việc tiêu hủy heroin, ở một số huyện áp dụng hình thức quấy nát rồi đổ xuống cống. Nhưng nếu số lượng lớn, chúng ta có quấy hết được không hay phải tiến hành đốt? Ngoài ra, việc tiêu hủy hung khí như dao, búa bằng cách nào cũng cần phải có quy định rõ.
Bên cạnh đó, sau khi thi hành án có nhiều khoản tiền phải hoàn trả lại cho đương sự nhưng dù cơ quan thi hành án có giấy mời nhiều lần vẫn có những đương sự không đến nhận. Theo quy định phải năm năm sau số tiền này mới được sung công. Thời hạn này theo tôi là quá lâu, dẫn đến số lượng án tồn đọng kéo dài.
Theo VNE
Nữ giám đốc bị khủng bố bằng... đầu chó
Sáng ngủ dậy, nhiều người dân phát hiện trước cổng nhà bà Mười có một vòng hoa tang cùng chiếc tiểu sành bên trong đựng... đầu chó và tiền vàng.
Sáng ngủ dậy, nhiều người dân thôn Phan Bôi, xã Dị Sử (Mỹ Hào, Hưng Yên) phát hiện trước cổng nhà bà Vũ Thị Mười - Giám đốc Công ty TNHH Anh Tường có một vòng hoa tang cùng chiếc tiểu sành bên trong đựng... đầu chó và tiền vàng.
Dù hành vi của những kẻ giấu mặt không gây hậu quả nghiêm trọng về người và của nhưng lại khiến cho gia đình nạn nhân nơm nớp sống trong tâm lý bất an, gây mất an ninh trật tự trong khu vực.
Sau 3 ngày xảy ra sự việc, trao đổi với chúng tôi, bà Vũ Thị Mười vẫn không giấu được vẻ lo lắng, sợ hãi khi nghĩ lại những hình ảnh kinh hoàng được bày ra trước cổng nhà bà. Theo bà Mười kể lại, sáng 16/9, khi bà đang ở trong nhà thì nghe có nhiều người hàng xóm gọi cửa và thông báo có vòng hoa tang và tiểu sành đặt trước cửa nhà. Ở dải băng đen đính trên vòng hoa còn in rõ ràng dòng chữ trắng: "Anh em chúng tôi kính viếng anh B...".
Hiện trường vụ khủng bố
Kinh hãi hơn, khi mọi người mở nắp chiếc tiểu sành thì thấy đầy tiền âm phủ dính máu đỏ và phía dưới là một chiếc đầu chó sống. Quá hoảng sợ, bà Mười không cho ai mở cửa ra đường và lập tức gọi điện báo cáo với các cơ quan chức năng tại địa phương. Nhận được tin báo, Cơ quan Công an huyện Mỹ Hào đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường để nắm bắt tình hình, lấy lời khai của các nhân chứng và thu giữ tang vật.
Ngày 17/9 vừa qua, Cơ quan CSĐT Công an huyện Mỹ Tho (Tiền Giang) đã ra quyết định khởi tố vụ án "Đe dọa giết người" để làm rõ sự việc một sĩ quan công an bị kẻ lạ mặt đưa 2 chiếc quan tài đến nhà khủng bố.Ngày 5/8, gia đình anh Nguyễn Văn Tường (nguyên Phó Trưởng Công an xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội) cũng bị kẻ xấu đặt 2 vòng hoa tang trước cửa với dải băng đen đính kèm ghi rõ tên tuổi của gia chủ.
Bà Mười cho biết thêm, vào khoảng đầu tháng 9/2012, có một người quen trú tại huyện Yên Mỹ cùng tỉnh đề nghị vợ chồng bà hợp tác làm ăn. Tuy nhiên, sau khi xem xét tình hình thực tế, bà Mười đã từ chối sự hợp tác này vì thấy rằng có nhiều nội dung không trong sáng, có nhiều điều vi phạm nghiêm trọng pháp luật.
Tưởng thế là xong, nào ngờ thời gian sau đó, vợ chồng bà liên tục bị một nhóm người lạ mặt đến chửi bới, quấy phá. Điện thoại của 2 vợ chồng thường xuyên nhận được nhiều cuộc gọi và tin nhắn với những lời tục tĩu, mang nội dung thách thức, đe dọa sẽ giết cả gia đình bà nếu ông bà không chấp nhận lời đề nghị hợp tác làm ăn của bọn chúng.
Vì sợ hãi nên vợ chồng bà Mười chưa trình báo cơ quan công an. Chỉ đến khi bị khủng bố, nữ giám đốc mới đề nghị các cơ quan chức năng của huyện Mỹ Hào vào cuộc điều tra. Theo luật sư Trần Đình Triển (Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân), hành vi khủng bố người khác bằng các đồ vật thể hiện sự tang tóc như vòng hoa, quan tài, tiểu sành là có dấu hiệu của tội Đe dọa giết người được quy định tại Điều 103 Bộ luật Hình sự. Người thực hiện hành vi này có thể bị phạt đến 7 năm tù giam.
Tội đe dọa giết người1. Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Đối với nhiều người b) Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân c) Đối với trẻ em d) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.
(Trích Điều 103 Bộ luật Hình sự)Theo 24h
Vụ tranh chấp vốn góp ở Thaco - Kia Đà Nẵng: Tòa diễn giải sai pháp luật Ngày 27.8, TAND tối cao tại Đà Nẵng mở phiên tòa xử phúc thẩm vụ tranh chấp chuyển nhượng vốn góp giữa ông Hồ Đắc Tuấn và Công ty CP ô tô Trường Hải (viết tắt là Trường Hải). HĐXX tuyên y án sơ thẩm, bỏ qua đề nghị hủy án của công tố viên do bản án sơ thẩm vi phạm nghiêm...