Nhiều cơ hội với nhà ở giá rẻ
Tại quận Gò Vấp, nơi giá đất đã khá cao nhưng đã có dự án căn hộ chung cư thương mại được bán đồng loạt ở mức 11,9 triệu đồng/m. Nếu được phép co nhỏ diện tích căn hộ, giá trị một căn hộ chỉ ở mức trên dưới 400 triệu đồng, sẽ là cơ hội lớn cho nhiều người thu nhập thấp…
Chưa tính số lượng công nhân các DN bên ngoài và lao động tự do nhập cư và trên 100 ngàn đối tượng thu nhập thấp là công chức, viên chức, hiện các khu công nghiệp, khu chế xuất (KCX – KCN) của TP Hồ Chí Minh đã thu hút 270 ngàn lao động, chủ yếu đến từ các tỉnh thành khác. Để bảo đảm chỗ ở cho đối tượng này, những năm qua TP Hồ Chí Minh đã phát triển được trên 1,5 triệu mét vuông sàn nhà ở dành cho công nhân lưu trú, đáp ứng trên 460 ngàn chỗ ở. Trong đó chỗ ở do thành phố và các DN đầu tư xây dựng chỉ đạt 45 ngàn chỗ, còn lại là do các hộ gia đình tự đầu tư xây dựng.
Trước thực trạng trên, để đáp ứng yêu cầu về nhà ở cho công nhân, người lao động nhập cư, TP Hồ Chí Minh đã dành 97ha đất để đầu tư 31 dự án với số lượng 28,5 ngàn căn, tổng diện tích khoảng 1,3 triệu m sàn. Nhưng đến nay tại thành phố mới chỉ có vài ngàn căn nhà ở xã hội (NOXH) được xây dựng hoàn thành hoặc từ việc chuyển các dự án nhà ở thương mại thành NOXH. Và tuy là NOXH nhưng giá bán cũng khá cao do chi phí đất cao khiến công nhân, người lao động nhập cư vẫn khó với tới. Đó là chưa kể người muốn mua nhà ở xã hội phải đáp ứng một loạt các điều kiện khác.
Khu lưu trú công nhân tại KCX Linh Trung 2 được hình thành từ một phần vốn vay ưu đãi.
Trong khi đó, việc tỉnh Bình Dương công bố thực hiện xây dựng tới 64.700 căn hộ dành cho công nhân và lao động nhập cư trong giai đoạn 2011 – 2015; sau ba năm triển khai đã có gần 5.000 căn hộ được khánh thành và tiếp tục cho động thổ xây dựng hơn 10.000 căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2 với giá bán sốc, chỉ 100 triệu đồng căn; hiện đã có hàng ngàn người dân mua, vào ở và phần lớn theo hình thức trả góp… khiến nhiều công nhân, người lao động thu nhập thấp tại TP Hồ Chí Minh hy vọng sẽ mua được nhà ở xã hội với giá rẻ hơn nữa.
Theo KS Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành, với thực trạng giá đất cao và thiếu quỹ đất sạch như ở TP Hồ Chí Minh, việc các DN BĐS xây dựng được các căn hộ có giá 100 triệu đồng như ở Bình Dương là khó khả thi.
Tuy nhiên, ông Đực và đại diện nhiều DN BĐS khác đều cho rằng với các khu vực đông công nhân, nếu được ưu tiên về giá đất thì có thể làm được những căn hộ diện tích nhỏ, có giá bán rẻ phù hợp với người thu nhập thấp.
Thực tế cho thấy, ngay như tại quận Gò Vấp, nơi giá đất đã khá cao nhưng đã có dự án căn hộ chung cư thương mại được bán đồng loạt ở mức 11,9 triệu đồng/m. Nếu được phép co nhỏ diện tích căn hộ, giá trị một căn hộ chỉ ở mức trên dưới 400 triệu đồng, sẽ là cơ hội lớn cho nhiều người thu nhập thấp như công nhân viên chức, người lao động mua nhà.
Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP Hồ Chí Minh Lê Hoàng Châu cho rằng, để có nhà ở xã hội với giá rẻ, phù hợp với đối tượng thu nhập thấp, TP Hồ Chí Minh cần giải quyết một loạt các vấn đề như xác định quỹ đất phát triển các dự án nhà ở xã hội, khi phê duyệt quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng KCN… cơ quan phê duyệt cần xác định rõ diện tích đất để xây dựng nhà ở xã hội.
Video đang HOT
Đây là cơ sở pháp lý để phát triển các dự án nhà ở xã hội theo quy hoạch, tạo nên các đô thị vệ tinh và cũng là nơi để sử dụng nguồn tiền do các doanh nghiệp nộp bằng tiền tương đương giá trị quỹ đất phải dành làm nhà ở xã hội.
Tán thành với tiêu chuẩn thiết kế căn hộ nhà ở xã hội có diện tích tối thiểu là 25m sàn, ông Châu cho rằng loại căn hộ này đáp ứng được nhu cầu của đông đảo hộ gia đình trẻ gồm vợ, chồng và 1 – 2 con hoặc hộ chỉ có 2 người, hộ độc thân. Do đó, cần cho phép tăng tỷ lệ số căn hộ có diện tích tối thiểu 25m sàn lên cao hơn nữa trong các dự án NOXH so với mức hiện nay.
Quy định căn hộ có diện tích đến 90m sàn, có khoảng 3 phòng ngủ trong các dự án NOXH hiện nay là chưa phù hợp. Vì mục tiêu phát triển NOXH chủ yếu để đáp ứng nhu cầu nhà ở cơ bản, tối thiểu, phổ biến của đông đảo người thu nhập thấp đô thị, chứ không nhằm giải quyết nhu cầu nhà ở tối đa của một số ít trường hợp hộ đông nhân khẩu đặc thù.
Căn hộ 90m sàn được 1 hộ thụ hưởng, trong lúc nếu xây dựng thành 3 căn hộ 30m sàn sẽ có 3 hộ được thụ hưởng. Về diện tích đất xây dựng NOXH liền kề thấp tầng, nếu được phép xây dựng NOXH trên diện tích xây dựng tối đa 90m, hệ số sử dụng đất tối đa bằng 2 lần, thì tổng diện tích sàn là 180m/căn với nhà 2 tầng là khá lớn. Những hộ gia đình được nhận nhà này cũng sẽ được hưởng hỗ trợ khá lớn từ ngân sách.
Và cũng tương tự như trường hợp căn hộ NOXH 90m sàn, phát triển những loại nhà ở xã hội có diện tích lớn này sẽ làm giảm đi cơ hội tiếp cận nhà ở của nhiều người thu nhập thấp khác.
Theo Công An Nhân Dân
Nhà 100 triệu đồng xuất hiện tại TP.HCM, điều gì sẽ xảy ra?
Mới đây, tỉnh Bình Dương đã khánh thành giai đoạn 1 của dự án nhà ở xã hội loại nhỏ với 5 ngàn căn hộ, đồng thời tiếp tục khởi công giai đoạn 2, xây tiếp 10 ngàn căn nữa.
Mỗi căn hộ với diện tích 30m2, giá khoảng 100 triệu đồng (tùy tầng) đang tạo ra một làn sóng hy vọng cho người thu nhập thấp. Trong đó, nhiều người thắc mắc, có thể "bưng" loại nhà này về TP.HCM được hay không?
Cảnh báo khu ổ chuột giữa lòng thành phố?
Hiện nay, nhu cầu về nhà ở, đặc biệt là giá thấp hoặc nhà ở xã hội là rất cao, đặc biệt là với một đô thị đông dân như TP.HCM. Anh Trần Huy Bằng (quê Hà Tĩnh, hiện đang thuê trọ tại Q.2) chia sẻ: "Tôi vào làm việc và sinh sống ở đây đã 10 năm, đến nay đã lập gia đình và có một cháu nhỏ. Dù đã tích lũy được ít tiền, nhưng vẫn chưa thể mua được một căn chung cư, vì nó quá nhiều tiền so với năng lực của chúng tôi. Trong khi đó, để tiếp cận các nguồn vốn vay cũng là điều rất khó khăn".
Nếu "dời" nhà 100 triệu đồng về TP.HCM thì còn nhiều câu chuyện phải bàn.
Khi được hỏi nếu có loại nhà 100 triệu đồng như của Bình Dương thì anh có mua hay không, anh Bằng nói: "Mua ngay. Bởi, hiện thuê phòng trọ cũng đã hơn 2 triệu đồng/tháng, trong khi đó diện tích cũng chưa đầy 20m2 và rất thiếu các quy chuẩn của các loại nhà ở như phòng cháy chữa cháy, giá điện, nước cao hơn bình thường, thiếu sân chơi cho trẻ em. Vì thế, nếu có nhà như vậy thì chúng tôi sẽ mua ngay".
Nhu cầu là có thật, tuy nhiên để có thể sở hữu loại nhà này ở TP.HCM thì có lẽ là chuyện phải bàn. Phải nói thêm rằng, mỗi căn hộ đã và đang xây dựng ở Bình Dương có tổng diện tích loại phổ biến là 30m2, trong đó 20m2 là sàn và 10m2 là gác. Nó chỉ phù hợp với những gia đình ít người, đặc biệt là những đôi vợ chồng trẻ và một con. Chính vì vậy, nếu đưa mô hình này vào áp dụng vào TP.HCM thì nhiều người cho rằng sẽ rất khó.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc công ty Xây dựng Tuấn Phát cho rằng, ngoài sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và chủ trương, sự quyết tâm mạnh mẽ của UBND TP thì cũng còn đó rất nhiều chuyện khác phải bàn. Đó là tính pháp lý của loại nhà này. Ví như, chuẩn diện tích tối thiểu.
Hiện nay, TP.HCM đang chuẩn bị phê duyệt quy định diện tích tối thiểu trên đầu người. Nếu quy định này được thông qua thì cũng là một rào cản lớn cho loại hình căn hộ này có thể tồn tại. Ông Trần Trọng Tuấn, Giám đốc sở Xây dựng TP.HCM cho biết, theo quy định hiện hành thì mỗi người chỉ cần sở hữu 5m2 nhà ở là có thể nhập khẩu vào TP.HCM. Tuy nhiên, trong Tờ trình của sở Xây dựng và Công an TP thì sẽ nâng lên thành 8m2/người cho khu vực 2, là các huyện và 16m2/người cho khu vực 1 là các quận.
Do vậy, theo các chuyên gia, nếu xây dựng các khu căn hộ nhỏ thì có thể áp dụng được cho các huyện, nơi có quy chuẩn diện tích tối thiểu thấp. Còn xây dựng trong các quận thì rất khó. Tiến sỹ, luật sư Nguyễn Đăng Liêm, Hiệu trưởng trường đại học Gia Định, cố vấn cao cấp văn phòng Luật sư Quang Trung, thành viên Hội Luật gia Châu Á cho rằng, tốt nhất là triển khai ở các khu vực ngoại ô, để tránh vi phạm về diện tích căn hộ.
"Thực tế, thời gian qua, có những dự án căn hộ có diện tích nhỏ quá TP đã không cấp phép xây dựng. Do đó, bây giờ cho phép triển khai các căn hộ có diện tích nhỏ như vậy thì lại mâu thuẫn. Lúc đó, chủ trương đó sẽ đi ngược với quy chuẩn, nhất là đối với TP đặc biệt như TP.HCM. Nếu UBND TP và Liên đoàn Lao động xét thấy những căn hộ nhỏ như vậy phù hợp thì cần xây dựng ở Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè hay một phần ở Thủ Đức... Khi đó, phải có phương tiện đưa đón công nhân. Một số nước cũng đang triển khai theo cách này. Nếu không, xây dựng ở ngoại ô công nhân không ở, lại cho thuê, rồi vào trung tâm thuê nhà", Tiến sỹ, luật sư Liêm phân tích thêm.
Chính vì lo ngại vướng vào quy chuẩn diện tích tối thiểu mà nhiều người cho rằng sẽ khó hình thành các khu ổ chuột trong lòng TP. Tuy nhiên, theo nhận định của ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch hiệp hội Bất động sản TP.HCM, cách làm ở Bình Dương là xây dựng những khu căn hộ diện tích nhỏ. Nghĩa là họ đảm bảo và kiểm soát được các khu đô thị kiểu này. Nó hoàn toàn trái ngược với các loại nhà trọ mọc mỗi nơi một kiểu, lại thiếu thốn các điều kiện đảm bảo cho cuộc sống, sinh hoạt.
Ai sẽ nhảy vào?
Cũng theo ông Nguyễn Anh Tuấn, ở Bình Dương, tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp - TNHH một thành viên (Becamex IDC) là một doanh nghiệp Nhà nước, hơn nữa họ cũng là đơn vị triển khai cơ sở hạ tầng cho hầu hết các dự án của tỉnh thì lợi nhuận trong các dự án này có vẻ "chưa cần bàn tới nhiều". Tuy nhiên, nếu nhân rộng mô hình này tại TP.HCM thì tại đây phải có một đơn vị tương tự như vậy để thực hiện.
Xem thêm video: Hai nữ quái liều lĩnh cậy cốp trộm đồ.
"Với các doanh nghiệp thì điều đầu tiên được tính đến là lợi nhuận, trong khi đó làm các dự án này lợi nhuận rất ít. Do vậy, khi mà lợi nhuận được đặt sau thì liệu có ai mặn mà hay không?", ông Tuấn phân tích. Đồng quan điểm, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch hiệp hội Bất động sản TP.HCM cũng cho rằng, ngay cả các chương trình xây dựng nhà ở xã hội ở TP.HCM hiện nay cũng thu hút được ít doanh nghiệp tham gia vì lợi nhuận thấp.
"Sau khi kiểm toán định giá xong thì họ chỉ thu được lợi nhuận khoảng 10% trên mỗi dự án, trong khi đó lại phải chi nhiều khoản khác mà kiểm toán không thể định giá được. Do vậy, nhiều doanh nghiệp không mấy mặn mà với các dự án nhà ở xã hội", ông Châu nói. Mặt khác, ông Dương Chí Thành, Giám đốc công ty Đầu tư - Phát triển Dương Thành cho rằng, nếu TP.HCM muốn học theo mô hình căn hộ 100 triệu đồng như ở Bình Dương thì chính các doanh nghiệp sử dụng lao động cũng phải tham gia tích cực vào việc xây dựng các loại căn hộ nhỏ, giá rẻ này.
Ví như tại Bình Dương, 20% giá trị căn hộ được các doanh nghiệp trả trước cho người lao động, nghĩa là họ cũng muốn người lao động gắn kết với mình lâu dài. Đó chính là đảm bảo lợi ích của họ và của cả người lao động. Trong khi đó, một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp tại TP.HCM còn lờ các khoản phúc lợi của người lao động, chứ chưa bàn tới chuyện hỗ trợ mua nhà. Đó là điều khó thực thi.
Cũng theo ông Châu, các sản phẩm nhà ở giá rẻ này đang đáp ứng được nhu cầu của đại bộ phận người thu nhập thấp. Do vậy, nếu triển khai tốt, đặc biệt là kết nối với các hệ thống giao thông, các dịch vụ khác... sẽ giải quyết được rất nhiều về nhu cầu nhà ở cho công nhân, người thu nhập thấp.
Nếu không khéo thì dẫn tới tai hại kép
Nói về mô hình này, Tiến sỹ, luật sư Liêm cho rằng, nếu triển khai các dự án này thì phải lập một khu riêng để không ảnh hưởng đến tiêu chuẩn căn hộ. Nếu làm không cẩn trọng và tính toán kỹ lưỡng thì không những vi phạm các quy chuẩn đặt ra mà còn hình thành nên những khu nhà ổ chuột, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị của TP.HCM.
Theo Đời Sống & Pháp Luật
Công nhân được mua nhà giá 100 triệu đồng Những căn hộ rộng 30m2 (trong đó diện tích sàn 20m2, gác 10m2) với giá chỉ 100-150 triệu đồng, người lao động chỉ phải trả trước 20%. Vợ chồng anh Trần Văn Vững (30 tuổi, quê Long An) và chị Hoàng Thị Mai (29 tuổi) cùng con trong căn hộ tại tầng 3, block A2e, khu nhà ở xã hội Hòa Lợi, Bình...