Nhiều cơ hội cho xuất khẩu tôm
Biến động địa chính trị thế giới cùng với lạm phát kinh tế tại nhiều quốc gia đã khiến các giao dịch nông sản gặp nhiều trở ngại, trong đó có sản phẩm tôm.
Đó là chưa kể đến tình hình dịch bệnh trong nuôi tôm bùng phát, ảnh hưởng đến nguồn tôm nguyên liệu cung ứng cho chế biến và xuất khẩu. Tuy nhiên, các chuyên gia ngành tôm nhìn nhận, dù gặp nhiều khó khăn nhưng con tôm Việt Nam vẫn có rất nhiều cơ hội phát triển trong vòng xoáy biến động này.
Công nhân Bạc Liêu sơ chế tôm xuất khẩu. Ảnh tư liệu: Tuấn Kiệt/TTXVN
Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam ( VASEP), mặc dù lạm phát kinh tế khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, lựa chọn dòng thực phẩm phù hợp với khả năng chi trả nhưng tôm Việt Nam vẫn được người tiêu dùng thế giới ưa chuộng trong quyết định lựa chọn thực phẩm hàng ngày.
Ông Mohandas Kizhakke, Đại diện Công ty Captain Fisher Foodstuff, tại Kuwait cho biết, tôm nhập khẩu từ Việt Nam thường bán được rất tốt. Tại vùng Vịnh và Kuwait, tôm là mặt hàng rất được ưa chuộng. Trong thực đơn sẽ phải ghi rõ tôm có nguồn gốc từ đâu. Các nhà hàng mà Công ty Captain Fisher Foodstuff cung cấp nguồn tôm chỉ muốn bán tôm từ Việt Nam.
Cũng theo ông Mobandas Kizhakke, sở dĩ người tiêu dùng nơi đây ưa chuộng tôm Việt Nam vì tôm Việt Nam hiện có một quy trình xử lý vệ sinh hơn một số nước. Chính vì vậy, tôm Việt Nam được xếp vào dòng thực phẩm cao cấp và trong nhiều trường hợp thị trường còn không có đủ để bán.
Ngoài việc tôm được xếp vào dòng sản phẩm cao cấp tại một số thị trường, tôm Việt vẫn được lựa chọn nhập khẩu tại một số thị trường lớn như Mỹ, châu Âu, Trung Quốc. Đơn cử, bởi tình hình dịch bệnh trên tôm bùng phát tại Trung Quốc nên nguồn cung tôm ít đi, trong khi nhu cầu lại tăng lên, điều này khiến cho thị trường Trung Quốc bắt buộc phải tăng nhập khẩu tôm từ các thị trường Ecuadore, Ấn Độ và Việt Nam.
Theo VASEP, trong 8 tháng, Trung Quốc nhập khẩu hơn 60.000 tấn tôm từ Ecuadore, hơn 18.000 tấn từ Ấn Độ và hơn 7.400 tấn từ Việt Nam. Tuy nhiên, do tình hình lạm phát, tỷ giá đồng Nhân dân tệ (NDT) giảm so với đồng Đô la Mỹ (USD) nên gây thiệt hại không ít cho các nhà nhập khẩu.
Một thùng carton 9,5 kg tôm chân trắng nhập khẩu đông lạnh, cỡ 50/60 con có giá 570 NDT (82,47 USD hay 9,16 USD/kg) với giá buôn tại Trung Quốc tuy nhiên khi quy đổi ngoại tệ có giá 620 NDT, chênh lệnh 50 NDT.
Chính vì vậy, các nhà nhập khẩu tôm Trung Quốc dự đoán có khả năng sẽ giảm lượng nhập khẩu chờ nhà nước Trung Quốc có động thái điều chỉnh tỷ giá và kinh tế để giảm thiểu thiệt hại cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, vừa qua, Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã có động thái nâng lãi suất lần thứ 5 kể từ khi xảy ra lạm phát 5 tháng trước. Động thái này cũng sẽ có hiệu ứng rộng đối với các nền kinh tế khác nên các nhà nhập khẩu tôm Trung Quốc cũng sẽ nhanh chóng được Chính phủ tháo gỡ khó khăn này.
Ngoài yếu tố giao dịch trực tiếp qua các nhà nhập khẩu, tôm Việt Nam còn có thêm nhiều cơ hội xuất khẩu khi mặt hàng tôm tẩm bột (BBC) và tôm siêu chế biến (HP) được đưa vào danh sách các mặt hàng được hưởng ưu đãi theo Chương trình can thiệp ưu đãi (CBIS) – Cơ chế dành ưu đãi cho hàng hóa là thực vật nhập khẩu vào Australia được hưởng tỷ lệ kiểm tra an toàn sinh học ít hơn.
Theo đó, kể từ ngày 22/8/2022 tôm BBC và HP từ tất cả các nước đã được phê duyệt sẽ được hưởng các ưu đãi trong Chương trình CBIS. Các sản phẩm này sẽ được ưu đãi dựa vào lịch sử tuân thủ các quy định về an toàn sinh học và tỷ lệ kiểm tra xác suất rủi ro của Chính phủ Australia.
Cụ thể, đối với tôm BBC, thay vì 100% các lô hàng phải kiểm tra nguyên niêm phong để xác minh hàng hóa, từ 22/8/2022, chỉ một phần các lô hàng phải kiểm tra còn nguyên niêm phong. Đối với tôm HP, thay vì 25% số lô hàng phải kiểm tra để xác minh hàng hóa, từ 22/8/2022 chỉ một phần nhỏ hơn các lô hàng phải đưa đi kiểm tra.
Giữ vững mục tiêu xuất khẩu
Video đang HOT
Dây chuyền chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu của Công ty CP thuỷ sản Minh Phú Hậu Giang. Xuất khẩu tôm năm 2021 dự kiến cán đích gần 3,9 tỷ USD. Ảnh tư liệu: Vũ Sinh/TTXVN
Chính từ trong những khó khăn do thị trường, biến động chính trị cũng như lạm phát, giá cước vận chuyển vẫn ở mức cao dù tình hình giá dầu thế giới đã hạ nhiệt hơn 1 tháng qua, con tôm Việt Nam vẫn tìm thấy nhiều cơ hội tung ra thị trường quốc tế với vị thế cao, chất lượng tốt, đáp ứng được các tiêu chí khó thuyết phục của người tiêu dùng. Đây là dấu hiệu để ngành tôm Việt Nam vẫn giữ vững được mục tiêu xuất khẩu đã đề ra từ đầu năm.
Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta chia sẻ, chính những yếu tố bất lợi hiện nay lại trở thành điều thuận lợi cho ngành tôm, doanh thu lợi nhuận đạt được của ngành tôm là kết quả của sách lược thị trường từng giai đoạn và mở rộng hoạt động nuôi tôm của toàn ngành tôm thời gian qua. Ước tính, trong 9 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu tôm có thể đạt 3,37 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kì năm 2021; trong đó, các thị trường có chuyển biến tăng trưởng mạnh là Australia, Trung Đông, Trung Quốc, …
Các thị trường chủ lực có sự chậm lại bởi diễn biến lạm phát kinh tế nhưng không có dấu hiệu giảm mạnh. Như vậy, xuất khẩu tôm vẫn có thể đạt được mục tiêu đề ra trong năm 2022.
Với các thị trường lớn, thị trường Trung Quốc luôn chiếm tỷ lệ nhập khẩu tôm Việt Nam cao nhất trong các thị trường. Đây là thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất thế giới.
Trung Quốc có hàng nghìn nhà máy chế biến lớn và nhập tôm sơ chế các nơi trên thế giới, chủ yếu từ Ecuador, Ấn Độ, Agentina về chế biến lại, phục vụ trong nước và một phần xuất khẩu, trong đó các doanh nghiệp Trung Quốc tập trung mua tôm sú ở Việt Nam vì tôm làm chín có màu đỏ bắt mắt mà đây lại là thế mạnh của Cà Mau và Bạc Liêu. Chính vì vậy, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu tôm không thể bỏ lỡ thị trường đầy “quyến rũ” này.
Với diễn biến dịch bệnh trên tôm hiện nay tại Việt Nam nói riêng, các quốc gia nuôi tôm trên thế giới nói chung, tất yếu sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung tôm nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu. Đồng thời, cũng sẽ tác động đến giá thành sản xuất tôm, tác động đến giá tôm trên thị trường thế giới.
Ông Hồ Quốc Lực nhận xét, xuất khẩu sẽ lệ thuộc nhiều vào tình hình kinh tế thế giới, khi kinh tế thế giới phục hồi thì sức tiêu thụ tôm chắc chắn sẽ tăng mạnh hơn bình thường. Các doanh nghiệp phải tập trung vào tôm chế biến sâu bán giá tốt, qua đó mới có thể chia sẻ với người nuôi tôm thông qua giá mua tôm thương phẩm.
Doanh nghiệp thủy sản đối diện dấu hiệu xuất khẩu giảm tốc
Trong khi kết quả sản xuất kinh doanh ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ thời gian qua, doanh nghiệp thủy sản đang đối diện với tình hình xuất khẩu có dấu hiệu hạ nhiệt. Điều này được dự báo có thể ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp trong thời gian tới.
Chế biến cá tra xuất khẩu tại Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Cần Thơ. Ảnh minh họa: Danh Lam/TTXVN
Thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), sau khi tăng nóng từ 39 - 62% trong 4 tháng đầu năm, từ tháng 5, xuất khẩu thủy sản đã có dấu hiệu hạ nhiệt, tăng trưởng chậm lại. Xuất khẩu tăng 34% trong tháng 5 và tăng 18% trong tháng 6. Sang tháng 7, xuất khẩu thủy sản tiếp tục chững lại với giá trị xuất khẩu 970 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước và giảm 4% so với tháng trước.
Theo bà Lê Hằng, Phó giám đốc Trung tâm Đào tạo và Xúc tiến thương mại VASEP, nguyên nhân xuất khẩu giảm tốc từ tháng 5 do thời tiết bất lợi, mưa sớm hơn so với mọi năm làm ảnh hưởng đến sản lượng thủy sản.
Về phía các công ty thủy sản cho biết tồn kho tại các thị trường xuất khẩu, đặc biệt là Mỹ đã đạt mức cao, do khối lượng nhập khẩu cao trong khoảng thời gian từ tháng 1 - 5 vừa qua. Cùng với việc vào mùa xuất khẩu thủy sản thấp điểm, dự kiến tăng trưởng xuất khẩu sẽ giảm tốc trong quý III.
Ở góc độ phân tích với doanh nghiệp xuất khẩu tôm, chuyên gia Công ty Chứng khoán SSI cho rằng, giá bán bình quân của tôm thẻ chân trắng Việt Nam hiện đã cao hơn Ấn Độ và Ecuador tại thị trường Hoa Kỳ, nên các doanh nghiệp xuất khẩu khó có thể giữ giá bán bình quân của tôm cao như mức giá trong nửa đầu năm 2022.
Theo SSI, điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp chế biến tôm vốn lấy thị trường Mỹ là thị trường xuất khẩu chính, do giá tôm nguyên liệu dự kiến sẽ cao hơn trong nửa cuối năm 2022 do nguồn cung thiếu hụt vì dịch bệnh bùng phát.
Về thị trường xuất khẩu cá tra, chuyên gia của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng, xuất khẩu trong quý III sẽ chậm lại so với quý II trước khi phục hồi vào quý IV.
Tháng 7, xuất khẩu sang thị trường Mỹ sẽ giảm đáng kể về lượng trong khi giá bán vẫn ở mức cao do lạm phát lương thực toàn cầu cao.
Tuy nhiên, thị trường Trung Quốc có thể hồi phục do gỡ bỏ chính sách tạm ngừng nhập khẩu đối với thực phẩm đông lạnh nhiễm COVID-19. Nhu cầu cá tra ở Trung Quốc đang dồi dào sau hai năm giảm nhập khẩu.
VDSC kỳ vọng sự gia tăng xuất khẩu vào thị trường này có thể bù đắp một phần cho sự sụt giảm của thị trường Mỹ và các công ty có thị trường xuất khẩu chính sang Trung Quốc có thể được hưởng lợi.
Dù vậy, giới phân tích cho rằng, nhu cầu mặt hàng thủy sản sẽ tăng nhanh trong tháng 9, ngay trước kỳ nghỉ lễ từ tháng 11 đến tháng 12 để chuẩn bị cho mùa lễ hội, song khó có thể trở lại mức đỉnh trong những tháng đầu năm.
Như Công ty Vĩnh Hoàn có các đơn đặt hàng để sản xuất đến hết quý III và các đơn đặt hàng quý IV với giá bán bình quân dự kiến sẽ ngang bằng với quý II. Hiện doanh nghiệp này đang tập trung vào chiến lược mở rộng cơ sở khách hàng tại Trung Quốc khi cố gắng thâm nhập vào phân khúc cao cấp vốn có giá cả ít biến động.
Song song đó, doanh nghiệp thuỷ sản có thể hưởng lợi từ thông tin Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông tư 06/2022/TT-BNNPTNT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản. Theo đó, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu làm nguyên liệu để gia công xuất khẩu, sản xuất xuất khẩu được miễn kiểm dịch.
Đại diện VASEP đánh giá, Thông tư 06/2022/TT-BNNPTNT thực sự tháo gỡ một gánh nặng về thủ tục cho doanh nghiệp thuỷ sản, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để gia công, sản xuất xuất khẩu trong bối cảnh nguồn nguyên liệu trong nước không ổn định và thiếu hụt theo mùa vụ, gặp khó khăn vì thời tiết và các chi phí quá cao.
Đối diện với thị trường nguyên liệu, Công ty Đầu tư và Phát triển đa quốc gia I.D.I chuẩn bị khởi công xây dựng nhà máy chế biến số 3, nâng tổng công suất chế biến từ 450 tấn nguyên liệu/ngày lên mức 900 tấn/ngày để đảm bảo nhu cầu sản xuất và tăng giai đoạn 2023 - 2025.
Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam ước tính nếu nhà máy thủy sản số 3 được vận hành đầu năm 2023, IDI sẽ cần khoảng 164.000 tấn cá nguyên liệu cho cả năm và sản lượng thành phẩm ước tính đạt 93.800 tấn, tăng 65% so với sản lượng ước tính năm 2022.
Trước đó, các doanh nghiệp trên báo lãi quý II tăng gấp nhiều lần cùng kỳ năm ngoái. Công ty Đầu tư và Phát triển đa quốc gia I.D.I công bố báo cáo tài chính công ty mẹ với doanh thu thuần 1.578 tỷ đồng, tăng 41%; lợi nhuận gộp đạt 378 tỷ đồng, gấp 3,5 lần cùng kỳ năm trước. Doanh nghiệp lý giải doanh thu tăng nhờ doanh số bán hàng và giá bán cùng tăng. Biên lợi nhuận cải thiện từ 9,7% lên 24% nhờ doanh nghiệp chủ động được nguồn nguyên liệu giá tốt và giá cá xuất khẩu trên thị trường tăng cao.
Công ty Vĩnh Hoàn cũng ghi nhận doanh thu hợp nhất quý II đạt 4.226 tỷ đồng, tăng 80,4%; lãi ròng 784 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ năm trước và thiết lập kỷ lục mới. Theo doanh nghiệp, sản lượng và giá bán đều tăng là động lực giúp lợi nhuận tăng cao. Hầu hết các thị trường xuất khẩu chính của Vĩnh Hoàn đều phục hồi tốt trong nửa đầu năm, đặc biệt là thị trường Mỹ.
Thực phẩm Sao Ta - đơn vị thành viên Công ty Tập đoàn PAN cũng báo lãi sau thuế 118,4 tỷ đồng, tăng 44,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ là 114 tỷ đồng, tăng 50,4%. Đây là mức lợi nhuận cao nhất trong một quý của doanh nghiệp. Theo lý giải của doanh nghiệp này, lãi ròng quý này tăng chủ yếu nhờ thu hoạch dứt điểm tôm tự nuôi vụ đầu tiên năm nay, làm giá vốn giảm.
Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần qua (6/8), cổ phiếu VHC của Công ty Vĩnh Hoàn niêm yết ở mức 81.800 đồng, cổ phiếu IDI của Công ty Đầu tư và Phát triển đa quốc gia I.D.I niêm yết ở mức 19.900 đồng, cổ phiếu PAN của Công ty Tập đoàn PAN niêm yết mức nức 23.850 đồng/đơn vị.
Nông sản Việt tìm cách chinh phục thị trường Hà Lan và Bắc Âu Chiều 15/9, Tổ Diễn đàn Kết nối nông sản 970 phối hợp với Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Diễn đàn Kết nối tiêu thụ nông sản tại thị trường Hà Lan, các nước khu vực Bắc Âu và kết nối kinh doanh nông sản quốc tế. Đóng gói chuối già...