Nhiều cơ hội cho người thu nhập thấp mua nhà
Chưa khi nào người thu nhập thấp lại có nhiều cơ hội sở hữu nhà ở như hiện nay khi mà các dự án hướng đến phân khúc này ồ ạt bung hàng, cộng thêm những chính sách của nhà nước hỗ trợ người mua đã thật sự đi vào cuộc sống. Giấc mơ có nhà của người nghèo đã bớt xa xôi.
Người dân đến tìm hiểu mua nhà tại một dự án của Công ty cổ phần đầu tư Hưng Thịnh.
* Nhiều lựa chọn hơn
Sau gần một tháng mở bán, 600 căn hộ tại dự án nhà ở xã hội Jamona Apartment của Công ty cổ phần địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal) đã được khách hàng đặt mua. Chị Nguyễn Thị Hương Lan, ngụ quận Tân Phú, một khách hàng mua nhà dự án nêu trên cho biết, lý do chị chọn mua nhà ở dự án này là vì được vay gói tín dụng 30 nghìn tỷ đồng của Chính phủ, khách hàng sẽ được ngân hàng cho vay đến 80% giá trị căn hộ trong vòng 15 năm với lãi suất ưu đãi 5%/năm.
Như vậy, với giá trị 363 triệu đồng/căn, chị Lan chỉ cần trả trước 136 triệu đồng (tương đương 20%) là được sở hữu căn hộ, phần còn lại, mỗi tháng chị thanh toán từ 2,8 triệu đến 5 triệu đồng theo hình thức dư nợ giảm dần.
Phó Tổng Giám đốc Sacomreal Bùi Tiến Thắng cho biết, dự án Jamona có vị trí thuận lợi, nằm ngay đầu đường Đào Trí, quận 7 và tiếp giáp với mặt sông Sài Gòn. Dự án có tất cả 1.200 căn hộ với diện tích từ 46 m2 đến 69m2 để khách hàng lựa chọn.
Cũng tại quận 7, Công ty Hoàng Anh Gia Lai land cũng mở bán đợt cuối 200 căn hộ Hoàng Anh Thanh Bình. Trong đợt mở bán này, khách hàng chỉ cần thanh toán 30% giá trị căn hộ là có thể ký hợp đồng. Sau khi chủ đầu tư thông báo bàn giao căn hộ, khách hàng mới phải đóng số tiền còn lại. Ngoài ra, khách hàng còn được hỗ trợ vay vốn ngân hàng tối đa 70%, thời hạn vay tối đa 20 năm với lãi suất hiện tại là 8%/năm, áp dụng trong 12 tháng đầu tiên.
Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long (NLG) mới đây cũng công bố ra thị trường dòng sản phẩm mới Flora. Đây là dòng căn hộ kế thừa sự thành công của dòng nhà giá rẻ Ehom mà NLG đã khá thành công trong những năm qua. Dự án Flora Anh Đào vừa được công ty chào bán gồm một block cao 16 tầng với 500 căn hộ tọa lạc trên đường Đỗ Xuân Hợp, phường Phước Long B, quận 9. Đây là dòng sản phẩm dành cho đối tượng thu nhập trung bình khá và ổn định với tiêu chí 3G: Getable (trong tầm tay), Green (không gian xanh), Greater (nâng tầm cuộc sống)…
Video đang HOT
Ở phân khúc đất nền, Công ty địa ốc Kim Oanh cho biết, trong tháng 4-2015, công ty sẽ tung ra thị trường hai dự án với khoảng 700 sản phẩm nhà xây sẵn và đất nền tại tỉnh Bình Dương. Đây là mô hình dự án nhà ở lần đầu xuất hiện tại Bình Dương với các tiện ích khép kín, hệ thống hạ tầng đồng bộ với giá bán khoảng hơn 300 triệu đồng/căn. Khách hàng Kim Oanh hướng tới là đối tượng người thu nhập thấp, những công nhân chưa có nhà ở. Khách hàng mua sản phẩm sẽ được vay gói hỗ trợ nhà ở 30 nghìn tỷ đồng hoặc Kim Oanh sẽ hỗ trợ vay vốn ngân hàng với lãi suất ưu đãi.
* Khi chính sách hỗ trợ đi vào cuộc sống
Theo các chuyên gia kinh tế, năm 2015, ngoài việc nguồn cung nhà ở thu nhập thấp dồi dào, thì cũng là năm các chính sách hỗ trợ thật sự đi vào cuộc sống, rõ nhất là gói hỗ trợ tín dụng 30 nghìn tỷ đồng.
Theo Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh TP Hồ Chí Minh Nguyễn Hoàng Minh, năm 2015 là năm để gói tín dụng này đẩy nhanh tiến độ giải ngân. Bởi, đến thời điểm này, những khó khăn, vướng mắc mới thật sự được tháo gỡ.
UBND thành phố đã chỉ đạo các quận, huyện, xã, phường xác nhận đúng thực trạng tại khu vực cho người đi vay có nhu cầu. Sở Tư pháp thành phố đã chỉ đạo các phòng công chứng công chứng nhà ở hình thành trong tương lai. Việc xác nhận điều kiện thu nhập để vay vốn của ngân hàng cũng được nới lỏng khi người đi vay không phải xác nhận điều kiện thu nhập mà chỉ cần chứng minh thu nhập. Bên cạnh đó, từ ngày 15-1-2015, đã có thêm 10 ngân hàng tham gia cho vay gói 30 nghìn tỷ đồng, như vậy là có 15 ngân hàng tham gia. Việc mở rộng mạng lưới cho vay sẽ góp phần vào giải ngân tốt hơn trong thời gian tới. Quan trọng hơn, đối tượng được vay gói hỗ trợ mua nhà của Chính phủ được mở rộng, không chỉ công nhân, viên chức… mà cả những người thu nhập thấp (năm triệu đồng/tháng) cũng có thể mua nhà. Đặc biệt, gói này không chỉ dành cho mua nhà mà với những người thu nhập thấp có thể vay để xây nhà, sửa nhà. Đó là chưa kể, thời hạn cho vay không phải là 10 năm mà là 15 năm…
Cũng theo ông Nguyễn Hoàng Minh, với tất cả những điểm mới về chính sách nêu trên, thì vấn đề còn lại chỉ còn là lượng cung về nhà ở xã hội, nhà thu nhập thấp mà thôi.
Tuy nhiên, theo Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh, dù trong những năm gần đây nguồn cung nhà ở xã hội, nhà dành cho người thu nhập thấp đã tăng lên đáng kể, nhưng nhìn vào thực tế và so sánh thì nguồn cung nhà vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Cụ thể, trong tổng số 500 dự án nhà ở đang triển khai xây dựng thì chỉ có 46 dự án dành cho người thu nhập thấp, chiếm 6,8%.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này được ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP Hồ Chí Minh lý giải là do lợi nhuận đạt được khi đầu tư vào phân khúc nhà ở này rất thấp, chỉ từ 5% đến 12%, nên không không thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia.
Do vậy, để người thu nhập thấp có thêm nhiều cơ hội tiếp cận được nhà ở, thì ngoài những chính sách hỗ trợ người mua nhà, còn cần thêm nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp để những doanh nghiệp xây dựng thêm những dự án nhà ở với giá bán hợp lý cho người dân. VŨ NGUYÊN
Theo_Báo Nhân Dân
Biến tướng nhà tái định cư - Kỳ 2: Hoang vắng
Nhiều khu nhà tái định cư (TĐC) ở Hà Nội được đưa vào sử dụng nhiều năm, nhưng ít người vào ở. Trong khi đó, không ít người được bố trí TĐC chỉ mong nhận nhà để bán kiếm lời.
Khu TĐC thành phố giao lưu (Nam Từ Liêm, Hà Nội) hoang vắng.
Lãng phí hàng trăm tỷ đồng
Khu TĐC thành phố Giao lưu (đường Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) nằm tại ví trị đẹp khi bao quanh là trụ sở lớn của Bộ Công an, siêu thị Metro... Tuy nhiên, theo quan sát của PV Tiền Phong, con đường dẫn vào khu TĐC bụi mù vì còn nhiều công trình xung quanh đang xây dựng dở dang. Khu nhà được đưa vào sử dụng tháng 8/2014 nhưng đến nay, toàn bộ 3 khối nhà CT1 A, B,C vẫn thưa thớt người ở. Khác hẳn với quang cảnh tấp nập người ra vào, hàng quán vây quanh như một số khu TĐC khác.
Tòa nhà CT1 B cao 12 tầng với hơn 60 căn hộ. Mỗi tầng có 6 căn hộ nhưng tầng 4 của tòa nhà có đến 5 căn không có người ở. Tìm hiểu tiếp ở tầng 5, 6, 7 của tòa nhà, thấy tình cảnh "bỏ hoang" diễn ra tương tự. Ngay tại sảnh tầng 1, tổ bảo vệ tòa nhà phải dán thông báo lưu ý kẻ gian đột nhập trộm đồ tại những căn hộ trống.
Ông H.N, bảo vệ tòa nhà CT1B cho biết: "Cư dân đã dọn về ở trong 1/3 tổng số căn hộ. Vì vậy, một số dịch vụ chung chưa đưa vào hoạt động như: Nhà sinh hoạt cộng đồng, tầng hầm để xe... Thậm chí ánh sáng công cộng tòa nhà phải giảm công suất để đỡ tốn chi phí".
Theo ông N, bên cạnh một số căn trống do chủ đầu tư chưa bố trí được người về ở thì hầu hết căn hộ đã bàn giao cư dân không đến ở vì chê xa. "Nhiều hộ dân còn gửi tôi chìa khóa, nhờ bán hộ nếu có ai hỏi mua. Mỗi căn hộ có giá chênh từ 200 đến 350 triệu đồng tùy vào từng căn", ông N nói. Vừa nói, ông N đưa một bảng danh sách dài những gia đình nhờ bán lại căn hộ.
Mặc dù mới đưa vào sử dụng hơn nửa năm nhưng theo quan sát của chúng tôi, nền gạch tại tầng 1 tòa nhà CT1C bong tróc, nhiều mảng tường ngấm nước ố vàng.
Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, do yêu cầu cấp bách bố trí nhà TĐC phục vụ công tác giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm nên nhiều dự án chưa hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội (bao gồm nhà trẻ, trường mẫu giáo, trạm y tế công lập...) đã phải bố trí hộ dân vào ở.
Ngoài ra, một số dự án khu tái định cư được triển khai xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 2001 chưa tính đủ diện tích bố trí phục vụ sinh hoạt cộng đồng; hoặc diện tích để xe tại tầng 1 không đáp ứng đủ nhu cầu ảnh hưởng đến điều kiện sinh hoạt của các hộ dân.
Người được mua không mặn mà
Khu nhà TĐC X1, X2 Hạ Đình (Thanh Xuân, Hà Nội) đang trong quá trình hoàn thiện đưa vào bàn giao vào tháng 5/2015 tới. Tuy nhiên, nhiều hộ dân trong danh sách được mua nhà này lưỡng lự ký hợp đồng.
Ông Nguyễn Minh Trác được bố trí mua nhà TĐC X1 Hạ Đình sau khi nhà nước giải phóng mặt bằng trên đường Trường Chinh. Ông Trác chia sẻ: "Gia đình tôi có diện tích đất bị thu hồi là 13,10m2 nên được quyền mua căn hộ 55,8m2. Tổng số tiền tôi phải trả mua căn hộ gần 800 triệu đồng. Dù nhận được nhiều thông báo từ phường nhưng đến thời điểm này tôi vẫn chưa ký hợp đồng mua căn hộ. Đợi lúc nhận nhà có sổ đỏ xong tôi bán lại luôn vì không có nhu cầu ở nơi xa thế này".
Cùng tâm trạng, bà Lê Thị Thìn, chủ nhân một căn hộ tại khu TĐC X1 Hạ Đình cho hay: "Mặc dù nhà mới được xây khang trang nhưng không thuận tiện cho con cháu tôi làm việc và học tập. Nếu nhận nhà xong không bán lại được, tôi sẽ cho thuê để lấy tiền thuê căn hộ chỗ khác thuận tiện hơn".
Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Ngọc Minh, Phó Tổng Giám đốc Cty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội (Sở Xây dựng Hà Nội) cho biết: Một số dự án nhà TĐC đã đưa vào sử dụng nhưng số lượng người dân về ở ít do thành phố chưa bố trí được dân vào. Ngay cả khu TĐC có điều kiện tốt, người dân cũng không thích vào vì họ muốn ở khu vực phù hợp với công ăn việc làm. Theo thống kê chưa đầy đủ của Hiệp hội Đô thị Việt Nam, từ năm 2000 đến nay, để phục vụ cho các dự án phát triển mở rộng Thủ đô, thành phố Hà Nội đã triển khai 80 dự án nhà ở TĐC với trên 20.000 căn hộ. Trong đó, mới hoàn thành 12.000 căn hộ và đưa vào sử dụng gần 11.000 căn. Chỉ tính riêng năm 2014, để phục vụ cho các dự án đang và sẽ triển khai, Hà Nội cần 6.500 căn hộ để bố trí chỗ ở cho người dân nhưng dự kiến đến cuối năm nay, quỹ nhà này cũng chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu. Dự tính, tổng số vốn để xây dựng nhà TĐC của Hà Nội lên đến 46.000 tỷ đồng.
Theo Ngọc Mai
Tiền Phong
Thêm 1.500 căn hộ giá thấp cho người nghèo ăn Tết trong nhà mới Đúng như cam kết giao nhà trước Tết Nguyên đán, dự án xã hội khu đô thị Đặng Xá giai đoạn 3 khánh thành ngày 3/2, đã về đích trước hạn 6 tháng. Với gần 1.500 căn hộ được đưa vào sử dụng, hàng chục nghìn người dân có thu nhập thấp được đón Tết ở nhà mới. Thứ trưởng Xây dựng Nguyễn...