Nhiều chủ tàu thu lợi khủng nhờ vận chuyển dầu thô Nga
Bất chấp mọi rủi ro từ việc phương Tây áp lệnh cấm vận và không cung cấp bảo hiểm cho các tàu chở dầu Nga, nhiều chủ tàu vẫn sẵn sàng vận chuyển dầu thô của Moskva và thu được lợi nhuận khủng.
Theo dữ liệu do hãng tin Bloomberg tổng hợp, các chủ tàu từ Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp có thể kiếm khoảng 1,6 triệu USD khi vận chuyển dầu ESPO của Nga trên một tàu chở dầu từ cảng phía đông Kozmino đến Trung Quốc. Khoản lợi nhuận này cao gấp 3 lần thời điểm trước khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra và họ chỉ cần vận chuyển đúng một tuyến đường như vậy.
Sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine, các công ty vận chuyển thuộc các nước OPEC đã ít vận chuyển dầu thô của Nga hơn, do lo ngại bị tổn hại danh tiếng hoặc vi phạm các lệnh trừng phạt. Điều đó dẫn đến tình trạng hầu hết sản phẩm dầu thô đều được vận chuyển đến các cảng ở Trung Quốc, đôi khi là Ấn Độ.
Dữ liệu được tổng hợp bởi Bloomberg và các nhà môi giới tàu biển cho thấy Cosco Shipping của Trung Quốc là một trong những công ty tích cực nhất trong việc vận chuyển dầu ESPO cùng với Sovcomflot của Nga. Ngoài ra, các công ty vận chuyển của Thổ Nhĩ Kỳ – bao gồm Active Shipping & Management, BEKS Ship Management & Trading SA và Dynacom Tankers Management – cũng vẫn tiếp tục tham gia vào hoạt động này. Cùng với đó là các công ty Avin International và Estoril Navigation của Hy Lạp.
Video đang HOT
Các công ty vận chuyển này chưa trả lời yêu cầu bình luận về vấn đề trên.
Tàu chở dầu Aframax (cỡ tàu lớn nhất theo hệ thống phân loại tàu dầu AFRA) thường mất khoảng 5 ngày để vận chuyển dầu ESPO từ Nga đến Trung Quốc. Đây là tuyến đường vận chuyển dầu thu lợi nhuận cao nhất thế giới ở thời điểm này.
Thời gian vận chuyển ngắn đồng nghĩa với việc tần suất hoạt động của tàu sẽ tăng lên và tỷ lệ thuận với thu nhập. Một tàu Aframax có thể chở khoảng 730.000 thùng dầu thô. Dù rủi ro khi chở hàng trăm nghìn thùng dầu thô là rất lớn, hơn nữa lại không có bảo hiểm, nhưng lợi nhuận khủng khiến nhiều chủ tàu vẫn bất chấp. Họ đang tận dụng thời điểm này để thu lợi nhuận, trước khi các lệnh trừng phạt mới của Liên minh châu Âu (EU) có hiệu lực. Sau đó, EU chắc chắn sẽ giám chặt chẽ hơn các giao dịch với Moskva.
Vào tuần trước, nhóm G7 đã thảo luận về những biện pháp khác nhau để duy trì nguồn cung dầu toàn cầu sau khi áp lệnh cấm vận dầu Nga và cấm cung cấp bảo hiểm cho các tàu chở dầu của Moskva. Trong đó, đề xuất – bao gồm giới hạn giá và các hạn chế tiếp cận dịch vụ bảo hiểm và vận chuyển – đã được đưa ra mặc dù chưa có quyết định nào được hoàn thiện.
Châu Âu tăng lượng mua dầu thô của Nga
Các nhà máy lọc dầu của châu Âu đang tăng cường mua dầu thô của Nga.
Bất chấp các lệnh trừng phạt, dầu của Nga vẫn chảy mạnh vào châu Âu. Ảnh: RT
Trang tin Oilprice.com ngày 20/6 dẫn dữ liệu theo dõi các tàu chở dầu cho thấy các nhà máy lọc dầu của châu Âu đã tiếp nhận một lượng dầu thô ngày càng tăng từ Nga trong tuần trước.
Các nhà máy lọc dầu của châu Âu đã nhận 1,84 triệu thùng dầu thô mỗi ngày của Nga vào tuần trước. Đây là lần tăng thứ ba về lượng dầu thô của Nga cho các nhà máy lọc dầu trong nhiều tuần.
Dòng dầu từ Nga sang châu Âu, bao gồm cả đến Thổ Nhĩ Kỳ, hiện đạt mức cao nhất trong gần hai tháng.
Mức tăng chủ yếu đến từ Litasco SA của Nga - chi nhánh thương mại của tập đoàn Lukoil - và Thổ Nhĩ Kỳ. Lukoil có ba nhà máy lọc dầu ở châu Âu - tại Italy, Romania và Bulgaria - và họ tiếp tục tăng cường mua dầu thô của Nga.
EU đã đồng ý cấm vận 90% tất cả lượng dầu nhập khẩu từ Nga vào cuối năm nay, nhưng có lẽ khía cạnh gây tổn hại nhất trong nỗ lực của Liên minh nhằm vào Nga thông qua doanh thu từ dầu của Moskva - là lệnh cấm bảo hiểm.
Theo lệnh cấm, các nhà khai thác EU sẽ không được phép bảo hiểm hoặc tài trợ cho việc vận chuyển đường biển dầu thô của Nga đến các nước khác. Các nhà phân tích cho rằng điều này sẽ làm tê liệt khả năng xuất khẩu dầu thô của Nga ở mọi nơi trên thế giới.
Moskva cho biết họ sẽ đảm bảo thỏa thuận thương mại của Nga với các nước khác, cách ly khỏi bất kỳ lệnh cấm nào mà EU có thể đưa ra. Mặc dù vậy, hầu hết các cảng trên thế giới không cho phép tàu chở dầu cập cảng trừ khi chúng có bảo hiểm trọn gói.
Nga đang tiếp tục vận chuyển một lượng lớn dầu thô của mình sang Trung Quốc và Ấn Độ, với tổng doanh thu của Nga từ thuế xuất khẩu tăng 6% trong tuần trước.
Trung Quốc nhập khẩu dầu thô nhiều nhất từ Nga Lượng dầu thô Trung Quốc nhập khẩu từ Nga đã tăng 55% lên mức cao kỷ lục vào tháng 5 năm nay so với một năm trước đó, và Nga thậm chí đã vượt qua Saudi Arabia để trở thành nhà cung cấp dầu lớn nhất cho đất nước tỉ dân. Các tàu chở dầu tại thành phố Nam Thông, tỉnh Giang Tô,...