Nhiều chủ doanh nghiệp ở Đà Nẵng nợ hàng trăm tỷ đồng tiền BHXH rồi mất tích
Hiện Đà Nẵng có 4.727 đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp gần 337 tỷ đồng, trong đó có nhiều doanh nghiệp mất tích.
Chiều 3/5, đoàn Đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng có buổi làm việc với Bảo hiểm xã hôi (BHXH) thành phố về tình hình các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn nợ BHXH.
Theo ông Đinh Văn Hiệp, Giám đốc BHXH Đà Nẵng, tính đến 31/3, các DN tại Đà Nẵng còn nợ gần 337 tỷ đồng tiền BHXH và tiền lãi.
“Có nhiều đơn vị mất tích, không còn hoạt động, không có người quản lý, điều hành, phá sản hoặc giải thể… dẫn đến tình trạng nợ BHXH gần như không có khả năng thu hồi”, ông Hiệp nói.
Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng làm việc với BHXH thành phố chiều 3/5.
Cũng theo ông Hiệp, Thanh tra Chính phủ đã vào làm việc nhưng không thể thu hồi nợ ở một số đơn vị vì họ không có khả năng tài chính. Cơ quan BHXH đã áp dụng nhiều biện pháp như kiểm tra, khởi kiện… nhưng vẫn không thu được nợ do đơn vị không còn khả năng trả nợ.
Video đang HOT
“Ngoài việc đôn đốc thu hồi nợ, trong năm 2018, BHXH Đà Nẵng đã chuyển 6 hồ sơ vụ việc đến Công an thành phố xem xét, điều tra xử lý theo quy định pháp luật.
Năm 2019, BHXH Đà Nẵng tiếp tục phối hợp với Công an thành phố xem xét quy trình, thủ tục để chuyển hồ sơ một số DN có dấu hiệu trốn đóng BHXH, đề nghị xử lý hình sự”, ông Hiệp cho biết thêm.
Từ những bất cập trên, lãnh đạo BHXH Đà Nẵng đề nghị đoàn ĐBQH thành phố tiếp tục có ý kiến đối với các cơ quan pháp luật cần có hướng dẫn cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức công đoàn khởi kiện các đơn vị nợ BHXH ra tòa.
Ông Nguyễn Bá Sơn, Phó trưởng đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng nhìn nhận, DN vi phạm pháp luật về BHXH tức là quyền lợi của người lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ông Nguyễn Bá Sơn, Phó trưởng Đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng phát biểu tại buổi làm việc.
Theo ông Sơn, thống kê cho thấy rất nhiều loại DN sai phạm về BHXH. Về mặt pháp lý, cần phải có sự phân loại cụ thể để quyết định cách hành xử cho phù hợp với từng loại DN.
“Đề nghị BHXH Đà Nẵng tiếp tục đẩy mạnh thanh tra, xử phạt hành chính đối với các hành vi mà Bộ luật hình sự trước đây không coi là tội phạm.
Đồng thời khi chuyển cơ quan điều tra, BHXH Đà Nẵng cũng nên gửi cho đoàn ĐBQH một bản sao hồ sơ để đoàn thực hiện trách nhiệm giám sát với địa phương”, ông Sơn nói.
XUÂN TIẾN
Theo VTC
Tập đoàn Hoa Sen giải thể hàng loạt chi nhánh
Mới đây, CTCP Tập đoàn Hoa Sen (mã HSG) vừa có văn bản gửi đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) thông báo chấm dứt hoạt động của 21 chi nhánh trên địa bàn 2 tỉnh Bình Định và Tây Ninh.
Cụ thể, Tập đoàn Hoa Sen đóng cửa 13 chi nhánh tại tỉnh Bình Định gồm chi nhánh tại Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ, Bồng Sơn, Hoài Nhơn, Quy Nhơn, Hoài Ân, Vân Canh, An Lão, An Nhơn, Tây Sơn, Bình Dương, Vĩnh Thạnh.
Tập đoàn này cũng cho chấm dứt hoạt động 8 chi nhánh tại tỉnh Tây Ninh gồm các chi nhánh tại Tây Ninh, Trảng Bàng, Tân Châu, Suối Đá, Bến Cầu, Châu Thành, Dương Minh Châu, Ninh Sơn.
Tập đoàn Hoa Sen đóng cửa nhiều chi nhánh ở Bình Định và Tây Ninh. (Ảnh: Hoa Sen Group)
Văn bản phát đi nêu rõ, ngày 23/1/2019, Tập đoàn Hoa Sen đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ/HĐQT/2019 về việc chấp nhận việc chấm dứt hoạt động một số Chi nhanh trực thuộc để chuyển đổi thành địa điểm kinh doanh thuộc chi nhanh tỉnh nhằm tăng cường hoạt động hiệu quả.
Đồng thời, tập đoàn cũng thông qua chủ trương xử lý thanh toán các khoản nợ, giải quyết chế độ đối với người lao động, thực hiện các hợp đồng của các chi nhánh kể trên.
Theo báo cáo thường niên mới công bố đầu năm 2019, tính đến cuối năm 2018 Tập đoàn Hoa Sen có 491 chi nhánh, cửa hàng trên cả nước.
Trước đó, tại ĐHĐCĐ thường niên mới tổ chức ngày 17/1, lãnh đạo Tập đoàn Hoa Sen từng đề cập về việc cho giải thể nhiều chi nhánh. Lãnh đạo Tập đoàn này cho biết, hệ thống chi nhánh là cốt lõi của HSG. Tuy nhiên, Tập đoàn Hoa Sen áp dụng thành công hệ thống ERP nên cần cấu trúc lại hệ thống phân phối theo mô hình nhóm tỉnh, tức một tỉnh chỉ còn một chi nhánh, các chi nhánh còn lại bị giải thể và được chuyển sang thành cửa hàng trực thuộc chi nhánh đó. Địa điểm kinh doanh của HSG là không giảm đi.
Theo lãnh đạo công ty, việc cấu trúc lại hệ thống phân phối theo hướng này giúp HSG tinh gọn, tiết giảm được chi phí về nhân sự và quản lý, chi phí khác. Hệ thống phân phối của HSG có vai trò cực kỳ quan trọng đối với hoạt động kinh doanh trong giai đoạn giá thép đi xuống, vì có tăng trưởng ổn định.
Theo THPL
Trường ĐH tỉnh phải tự sống Khi trường ĐH phải tự chủ thì cũng là lúc các trường ĐH tỉnh lẻ đứng trước nguy cơ giải thể. Không chỉ vì tình trạng èo uột trong tuyển sinh, mà vì tư duy không còn ngân sách nhà nước thì không thể nào "sống" nổi! Hàng loạt trường ĐH tỉnh lẻ đang không rõ số phận đi đâu về đâu khi...