Nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân chuyển đổi nghề cấm
Chiều 19-3, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Phi chủ trì buổi làm việc với các sở, ngành và địa phương liên quan về đề án xây dựng chính sách hỗ trợ ngư dân chuyển đổi nghề theo Thông tư 19/2018/TT-Bộ NN-PTNT.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Phi chủ trì buổi làm việc
Theo lộ trình chuyển đổi các loại nghề cấm khai thác thủy sản trên địa bàn Đồng Nai, từ 2021-2022, Đồng Nai cấm hoàn toàn phương tiện và ngư cụ hoạt động nghề te, nghề đáy, nghề lồng xếp và nghề đăng. Tổng số lượng phương tiện, ngư cụ cấm và chuyển đổi là 745 chiếc với số lao động cần chuyển đổi là 1.490 người.
Đề án đưa ra các chính sách đào tạo nghề, hỗ trợ cụ thể theo từng nhóm ngành nghề khuyến khích ngư dân lựa chọn để chuyển đổi sinh kế, dần ổn định cuộc sống… Trong đó, các ngành nghề khuyến khích ngư dân chuyển đổi sang các nghề nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, trồng trọt, tiểu thủ công nghiệp, công nhân, du lịch…
Video đang HOT
Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Phi yêu cầu Sở NN-PTNT sớm hoàn chỉnh đề án trên tinh thần phải xác định chính xác, cụ thể đối tượng hỗ trợ; triển khai nhanh những nội dung có thể hỗ trợ sớm, có lộ trình cụ thể… Tuy nhiên, đề án phải đưa vào nội dung thực hiện nghiêm việc kiểm tra, xử lý vi phạm làm nghề cấm.
Những đứa con của làng
Tự bao đời nay, xứ Thanh nổi danh là vùng đất của trăm nghề. Trải qua biến thiên của thời gian, thăng trầm của lịch sử, vòng xoáy kinh tế thị trường, nhiều nghề và làng nghề không trụ vững, dần bị mai một, thất truyền.
Bên cạnh đó, nhiều nghề và làng nghề truyền thống vẫn được giữ vững và phát triển. Trong đó không thể không kể đến dấu ấn của những người trẻ năng động, nhiệt huyết, sáng tạo, trách nhiệm...
Khu nuôi tôm công nghệ cao của gia đình anh Nguyễn Văn Giang tại xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa).
Một người trẻ "say" nghề
Xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa) vốn có truyền thống nuôi trồng thủy sản. Từ thế hệ này qua thế hệ khác luôn nỗ lực phát huy, khai thác tốt thế mạnh, tiềm năng vốn có, sống gắn bó, thủy chung với nghề. Đó là cội nguồn, là động lực to lớn để chàng trai trẻ Nguyễn Văn Giang (28 tuổi, xã Hoằng Phụ) "hạ quyết tâm" trở về quê, "nối nghiệp" cha ông nuôi trồng thủy sản. Anh Giang thổ lộ: "Trước đây, cũng như phần lớn người trẻ, tôi lựa chọn con đường "ly hương" với hy vọng tìm kiếm cho mình những cơ hội, chân trời rộng mở hơn. Tuy nhiên, sau nhiều năm lăn lộn, "trải đời" qua các công việc khác nhau, tôi đã dần thay đổi suy nghĩ". Chứng kiến nhiều vùng đất có tiềm năng, lợi thế nuôi trồng thủy sản như quê hương mình đã nỗ lực vươn lên, chung tay phát triển kinh tế địa phương, anh Giang trăn trở rất nhiều.
"Ra đi để trở về", anh Giang quyết tâm lập nghiệp trên mảnh đất quê hương, gắn bó với nghề nuôi trồng thủy sản. Từ 2 ao trải bạt nuôi tôm thẻ chân trắng tại quê nhà, trong quá trình phát triển nghề, anh Giang nếm trải đủ khó khăn, vất vả, có cả "trái ngọt" xen lẫn vị mồ hôi, nước mắt. Nhưng tất cả điều ấy không khiến anh nản chí mà ngày càng "say" nghề hơn. Từng bước hoàn thiện mình theo phương châm "chậm mà chắc" cùng với sự ủng hộ, đồng hành của gia đình, sự quan tâm, tạo điều kiện từ chính quyền địa phương, anh Giang ngày càng vững vàng hơn trong nghề. Năm 2014, anh Giang và gia đình quyết tâm xây dựng thêm khu nuôi tôm công nghệ cao tại xã Hoằng Phụ có diện tích khoảng 3 ha, chủ yếu nuôi tôm thẻ chân trắng với nhiều hạng mục như: ao trải bạt, hệ thống oxi, ao lắng nước, xử lý nước đầu vào; ao xử lý nước đầu ra... Tổng chi phí đầu tư khoảng 6 tỷ đồng.
Với một người trẻ như anh, đây quả thật là một bước đi đầy táo bạo, thể hiện ý chí, nỗ lực, khát vọng vươn lên làm giàu chân chính. Bởi lẽ, ngoài chi phí đầu tư cao, so với nuôi tôm truyền thống, nuôi tôm theo hướng công nghệ cao đòi hỏi đảm bảo nghiêm ngặt quy trình, kỹ thuật. Để đảm bảo quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm, anh Giang thuê kỹ sư chuyên ngành, được đào tạo bài bản. Nhờ những nỗ lực đó, giờ đây, tại khu nuôi tôm công nghệ cao ở xã Hoằng Phụ, mỗi vụ, anh Giang thu hoạch khoảng 25 tấn tôm thẻ chân trắng, lợi nhuận đạt khoảng 700 triệu đồng - 1 tỷ đồng; tạo việc làm cho 30 - 40 lao động thường xuyên và khoảng 20 lao động thời vụ. Mức thu nhập dao động khoảng 7 triệu đồng/tháng/người đối với lao động thường xuyên; khoảng 300 nghìn đồng/ngày/người đối với lao động thời vụ... Ngoài địa bàn xã Hoằng Phụ, anh Giang còn xây dựng khu nuôi tôm công nghệ cao tại xã Hoằng Yến (Hoằng Hóa) và xã Quảng Thái (Quảng Xương). Được biết, bên cạnh việc nuôi tôm, anh Giang còn cung cấp con giống, thức ăn chăn nuôi và tổ chức thu mua tôm của bà con trong vùng nhập cho các chợ đầu mối, các công ty xuất nhập khẩu thủy sản trong và ngoài tỉnh.
Không chỉ phát triển sản xuất, kinh doanh, với tấm lòng yêu mến quê hương, anh Giang và gia đình nhiệt tình tham gia đóng góp cho các phong trào, hoạt động tại địa phương như: xây dựng nông thôn mới, từ thiện, nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, công tác đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi... Đặc biệt, hằng năm, anh Giang và gia đình đều dành các suất học bổng cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vươn lên trong học tập, cuộc sống tại các trường trên địa bàn xã với trị giá 500 nghìn đồng/cháu. Ngoài ra, anh Giang phối hợp, kêu gọi các cá nhân, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh (vốn là các đối tác sản xuất, kinh doanh của gia đình) trao các suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn xã và các vùng lân cận... Anh Giang chân thành chia sẻ: "Bản thân luôn cố gắng, nỗ lực phát triển nghề truyền thống quê hương với mong mỏi làm sao xây dựng được một mô hình điểm cho bà con, nhất là các bạn đoàn viên, thanh niên trong làng, xã và rộng hơn thế có thêm tự tin, động lực phấn đấu".
Khi thành công bắt đầu từ tình yêu với cây cói
Sinh ra và lớn lên trên quê hương chiếu cói - Nga Sơn, trong gia đình nhiều đời nay sản xuất và buôn bán chiếu cói nên ngay từ thời sinh viên, anh Nguyễn Văn Hùng (32 tuổi), chị Nguyễn Thị Huyền (29 tuổi) đã nuôi ước mơ được tiếp tục kế thừa và phát huy nghề truyền thống của cha ông. Xuất phát từ ý nghĩ ấy, với mong muốn tìm kiếm thị trường, lan tỏa giá trị, thương hiệu nghề truyền thống quê hương, anh Hùng, chị Huyền mở một văn phòng bày bán, giới thiệu, giao dịch và tìm đối tác thu mua các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ sản phẩm cói Nga Sơn trên địa bàn TP Hà Nội. Tuy nhiên, do nguồn hàng cung cấp không ổn định, nhiều sản phẩm do đối tác cung cấp không đảm bảo chất lượng, yêu cầu nên văn phòng hoạt động không ổn định, doanh số không cao, giá bán thấp. Hiệu quả kinh doanh không cao nhưng chính quãng thời gian hoạt động, đồng hành với nhau tại Văn phòng Cói xanh, anh Hùng và chị Huyền ngày càng gắn bó, hiểu và cảm mến nhau hơn. Tình yêu bắt đầu từ cây cói xanh mà dần đơm hoa, kết trái. Hai người tiến đến hôn nhân, sau đó, cùng nhau thành lập Công ty TNHH Sản xuất thương mại và Xuất khẩu Cói Xanh (xã Nga Liên, Nga Sơn). Đôi bạn trẻ mạnh dạn vay vốn ngân hàng, xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị hiện đại, thuê nhân công... mở xưởng sản xuất có tổng diện tích khoảng 400m2 với tổng chi phí đầu tư khoảng 1,5 tỷ đồng. Xưởng tập trung sản xuất mặt hàng chiếu cói.
Lựa chọn về quê lập nghiệp với nghề truyền thống quê hương, đôi vợ chồng trẻ vừa có điều kiện thuận lợi về nguồn nguyên liệu, nhân lực tại chỗ, sự quan tâm, động viên, hỗ trợ của các cấp, các ngành nhưng cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách. Tuy nhiên, chính bản lĩnh, quyết tâm, thái độ cầu tiến, ham học hỏi và nhạy bén thị trường đã trở thành những nấc thang vững chắc đưa đôi vợ chồng trẻ từng bước gặt hái thành công. Từ việc chỉ tập trung sản xuất mặt hàng chiếu cói, cung cấp chủ yếu cho các trường học, bệnh viện, các siêu thị mẹ và bé... Đến nay, công ty đã sản xuất đa dạng hóa các sản phẩm từ cói như: túi xách, hộp, giỏ đựng... Ngoài ưu thế về thẩm mỹ, các sản phẩm từ cói do công ty sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng, độ bền cao nên được đông đảo khách hàng ưa chuộng, là mặt hàng xuất khẩu sang một số nước như: Hàn Quốc, Nhật Bản... Bình quân mỗi tháng, công ty sản xuất khoảng 3 nghìn sản phẩm, trong đó, sản lượng xuất khẩu đạt khoảng 1 nghìn sản phẩm. Doanh thu đạt khoảng 400 - 500 triệu đồng/tháng; giải quyết việc làm cho 12 lao động thường xuyên với mức thu nhập từ 3,5 - 4 triệu đồng/người/tháng.
Mặc dù đạt được những kết quả đáng ghi nhận nhưng chị Huyền vẫn luôn trăn trở: "Các sản phẩm từ cói của công ty sản xuất tuy có ưu thế xuất khẩu nhưng do tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cùng lĩnh vực nên giá thành sản phẩm chưa cao. Thị trường bấp bênh, thiếu tính ổn định, bền vững cũng là điều tác động không nhỏ đến việc phát triển ngành, nghề". Do đó, trong thời gian tới, công ty sẽ cố gắng mở rộng xưởng, đầu tư cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh và giá trị hàng hóa trên thị trường. Song song với đó, công ty tìm kiếm cơ hội, đẩy mạnh liên kết sản xuất, mở rộng thị trường nhằm đưa các sản phẩm từ cói của quê hương ngày càng vươn xa hơn, có mặt ở nhiều nước trên thế giới.
Người trẻ khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp với nghề truyền thống của quê hương nói riêng chưa bao giờ là điều dễ dàng. Việc thiếu nguồn vốn, thiếu kinh nghiệm, kỹ năng... là "bài ca muôn thuở". Dẫu vậy, bằng tất cả tình yêu với quê hương, trân trọng giá trị văn hóa truyền thống mà các thế hệ cha ông đã nặng lòng dựng xây, gìn giữ và tinh thần xung kích, nhiệt huyết, dám nghĩ dám làm, trên khắp miền quê Thanh, "những đứa con của làng" vẫn không ngừng nỗ lực, phấn đấu, vươn lên làm chủ chính mình, làm giàu cho mình, cho gia đình và quê hương, đất nước.
Kiểm ngư Vùng 1 ra quân thực hiện nhiệm vụ đầu năm Sáng 14/1 tại Hải Phòng, Chi cục Kiểm ngư Vùng 1 (Cục Kiểm ngư) tổ chức Lễ ra quân thực hiện nhiệm vụ đầu năm 2021, đồng hành cùng ngư dân bám biển. Tàu kiểm ngư KN - 168 trước giờ lên đường thực hiện nhiệm vụ. Ảnh: Đinh Mười Tham dự lễ ra quân, ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng...