Nhiều chị em muốn cạo sạch sành sanh “cỏ” vùng kín: Hãy nghe chuyên gia lưu ý trước khi làm!
BS sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung khẳng định, cạo lông vùng kín đôi khi rất cần thiết nhưng cũng có thể gây hại, điều quan trọng là bạn cần nắm rõ những điều dưới đây khi quyết định cạo lông vùng kín.
Nhiều chị em phát sốt với các trào lưu cạo lông vùng kín
Hiện nay, thời tiết đang trong giai đoạn chuyển mùa, sắp bước sang mùa hè nắng nóng đổ lửa. Trên những trang mạng xã hội, nhóm kín, không thiếu chị em bày tỏ nỗi niềm về lông vùng kín, nhất là càng khó chịu, ngứa ngáy hơn khi trời chuyển nóng hay đến kỳ “đèn đỏ”.
Trên những trang mạng xã hội, nhóm kín, không thiếu chị em bày tỏ nỗi niềm về lông vùng kín, nhất là càng khó chịu, ngứa ngáy hơn khi trời chuyển nóng hay đến kỳ “đèn đỏ”.
Theo đó, nhiều người than phiền lông vùng kín của mình quá rậm rạp, vừa rậm vừa đen, các sợi thì cứng, đâm ra tua tủa rất khó chịu. Mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt, cảm giác càng thêm ngứa ngáy ở vùng kín. Đó là chưa kể vào mùa hè nóng bức, vùng kín vốn bí bách lại thêm nhiều lông rậm đen, khiến nhiều chị em đứng ngồi không yên. Vào mùa hè, chúng ta lại thường có hoạt động đi biển, mặc bikini… nên nhiều người càng muốn cạo lông vùng kín để tự tin hơn trong những bộ cánh yêu thích.
Cùng với sự phát triển thẩm mỹ, nhiều chị em hiện nay còn cạo lông vùng kín để tân trang cho xinh đẹp hơn. Vùng kín vừa ít lông, đỡ rậm rạp lại có hình hài ấn tượng như hình tam giác, khắc tên người yêu… tùy theo yêu cầu của khổ chủ.
Theo BS sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung (Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp), lông vùng kín có khả năng giảm bớt sự cọ sát, đau rát khi va chạm với quần áo trong quá trình sinh hoạt và vận động. Vùng kín vốn là vùng có nhiều tuyến mồ hôi nên lượng mồ hôi tiết ra sẽ nhiều hơn so với những bộ phận khác trên cơ thể. Do đó, lông vùng kín sẽ hút bớt mồ hôi và dịch dính tiết ra từ âm hộ.
Trong trường hợp lông vùng kín quá đỗi rậm rạp, gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày thì việc cạo lông vùng kín là cần thiết nhưng phải đúng cách.
Trong trường hợp lông vùng kín quá đỗi rậm rạp, gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày thì việc cạo lông vùng kín là cần thiết. Nhưng để thực hiện công đoạn này, không phải cứ cầm con dao lam lên làm vài đường là bạn đã hoàn toàn tự tin và an toàn sức khỏe.
Cạo lông vùng kín dù làm theo cách nào cũng không được bỏ qua những cảnh báo này từ chuyên gia
Video đang HOT
BS sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung cho hay, rất nhiều người đã tìm đến bà vì gặp phiền toái sức khỏe ở vấn đề lông vùng kín. Không phải là do không có lông vùng kín hay vùng kín quá đỗi rậm rạp mà là bởi nhiều người sử dụng những phương pháp tẩy lông không đảm bảo sức khỏe.
BS sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung
Việc cạo lông vùng kín bằng dao cạo nếu không cẩn thận sẽ khiến da vùng kín bị tổn thương, lông mọc lại sẽ rất cứng. Cứ thế, những lần cạo lông sau đó, bạn sẽ cảm thấy khó chịu hơn rất nhiều.
Nhiều chị em hiện nay không chỉ cạo lông mà còn thích tạo hình theo lông vùng kín cũng không phải ý tưởng tốt cho sức khỏe. Theo BS Dung, chị em không nên chạy theo cách làm đẹp kỳ quái như waxing theo hình logo, chữ… Nhiều chị em tìm thấy khoái cảm khi chồng có cử chỉ âu yếm lông vùng kín mà thực hiện waxing dù theo cách nào cũng gây bất lợi cho đời sống vợ chồng. Do đó, cạo lông vùng kín cần phải căn cứ vào trường hợp cụ thể của mỗi người.
Nhiều chị em hiện nay không chỉ cạo lông mà còn thích tạo hình theo lông vùng kín cũng không phải ý tưởng tốt cho sức khỏe.
BS sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung
Da vùng kín rất mỏng và nhạy cảm. Nếu bạn cạo lông vùng kín sạch hoàn toàn thì lớp da mỏng manh này khó thích ứng và dễ bị tổn thương do quá trình vận động, chạy nhảy hoặc cọ sát với trang phục, ghế ngồi… Từ đó khiến “cô bé” dễ bị kích ứng, nổi mẩn đỏ, đau rát. Khu vực này cũng rất dễ nóng, đổ mồ hôi, nếu mất đi lớp bảo vệ, nguy cơ viêm nhiễm cũng tăng mạnh.
“Mặc dù vậy, đây không phải là lý do bạn không nên cạo lông vùng kín. Bạn vẫn nên dọn dẹp khu vực này nếu vùng kín quá rậm rạp, gây bí hơi, hoặc muốn tự tin hơn khi diện bikini gợi cảm. Điều quan trọng là cần phải thực hiện đúng cách, không nên tự ý làm tại nhà”, BS Dung cho hay.
Bạn có thể sử dụng các phương pháp tại spa như tẩy lông, wax, công nghệ máy triệt lông dùng sóng… bởi thời gian mọc lại lông khá lâu, trong khi vùng da sau khi làm sẽ mềm mại, sáng đẹp hơn.
Bạn có thể sử dụng các phương pháp tại spa như tẩy lông, wax, công nghệ máy triệt lông dùng sóng… bởi thời gian mọc lại lông khá lâu, trong khi vùng da sau khi làm sẽ mềm mại, sáng đẹp hơn.
Tất nhiên, trước đó đừng quên đi thăm khám tình trạng vùng kín bởi các chuyên gia sản phụ khoa, da liễu để đảm bảo mình có nên cạo lông vùng kín hay không. Những người mắc một số bệnh mạn tính như tiểu đường, vảy nến, eczema, người bị suy giảm hệ thống miễn dịch, đến ngày “đèn đỏ”… không được thực hiện cạo lông vùng kín theo bất cứ hình thức nào để tránh thương tổn không mong muốn.
Theo Helino
Da nổi nhiều vết ban loang lổ, đi khám mới biết mình mắc bệnh ung thư ở nơi chẳng ai ngờ tới
Sống chung với những vết ban này suốt 11 tháng trời, người phụ nữ 73 tuổi không nghĩ rằng mình lại mắc bệnh ung thư hậu môn.
Mới đây, trên trang Daily Mail đã chia sẻ một trường hợp mắc bệnh ung thư hậu môn là nữ giới (73 tuổi). Người phụ này đã đi khám vì thấy có nhiều vết ban loang lổ ở vùng đùi, mông, bụng và nách của mình. Tình trạng này kéo dài hơn 11 tháng và sau khi đi khám, bác sĩ đã kê một đơn thuốc kháng histamine. Tuy nhiên, tình trạng bệnh của người phụ nữ này vẫn không được cải thiện.
Đáng lo hơn, các vết ban này còn gây ngứa ngáy, đau rát khắp cơ thể. Đồng thời, người phụ nữ này cũng thấy mình xuất hiện triệu chứng đau dạ dày, nôn mửa và tiêu chảy. Trong 4 tháng sau đó, tình trạng phát ban chuyển biến thành các mảng vảy. Lo sợ mình mắc bệnh ngoài da như vẩy nến hay nổi mề đay nên người phụ nữ này đã vào bệnh viện Đại học Kansas để kiểm tra.
Tại đây, sau khi được bệnh nhân chia sẻ về quá trình bệnh của mình, các bác sĩ ở Kansas đã điều tra nguyên nhân phát ban theo một hướng khác. Bất ngờ hơn, họ phát hiện thấy đây là một triệu chứng hiếm gặp của bệnh ung thư hậu môn. Thực chất, loại phát ban này là một dấu hiệu rất hiếm gặp của bệnh ung thư nên việc xác định cũng gặp nhiều khó khăn.
Bác sĩ Adil Sheraz (Chuyên gia tư vấn Da liễu tại London, đồng thời là người phát ngôn của Tổ chức Da liễu Anh) cho biết: "Erythema Gyratum Repens (phát ban) là một tình trạng hiếm gặp và trong số những trường hợp mắc phải triệu chứng này, có tới 80% ca liên quan đến các bệnh ác tính, bao gồm cả ung thư phổi hoặc ung thư thực quản. Các khối u ác tính và ung thư bên trong cơ thể thường xuất hiện dưới dạng phát ban. Tuy nhiên, bệnh nhân này còn nhiễm HPV (Human Papillomavirus - ung thư u nhú) nên mới gặp phải tình trạng phát ban loang lổ nghiêm trọng như vậy".
Ông chia sẻ thêm rằng, những vết phát ban kiểu này cũng có thể liên quan đến bệnh ung thư máu. Còn ung thư hậu môn là trường hợp rất hiếm gặp, có khoảng 1.500 người được chẩn đoán ở Anh mỗi năm và 8.300 người ở Mỹ.
Bác sĩ Megan Prouty (một trong những bác sĩ da liễu tham gia vào quá trình điều trị trường hợp này) cho biết: "Chúng tôi đã thực hiện nội soi và phát hiện thấy người phụ nữ này đang mắc bệnh ung thư hậu môn ở giai đoạn 2 do nhiễm HPV. Lẽ ra chúng tôi đã phát hiện bệnh sớm hơn nhưng vị trí khối u nằm ở vùng hậu môn nên quá khó để quan sát".
Sau đó, người phụ nữ này phải tiếp nhận quá trình hóa trị và xạ trị trong suốt 3 tháng. Các vết phát ban dần biến mất trên cơ thể nhưng chúng để lại khá nhiều sẹo. Hiện tại, vẫn chưa rõ người phụ nữ này sẽ phải tiếp tục điều trị thêm bao lâu nhưng báo cáo cho biết, tình trạng bệnh đã tốt hơn sau 8 tháng.
Một vài triệu chứng giúp nhận biết bệnh ung thư hậu môn từ sớm:
- Xuất huyết ở vùng âm đạo (ra máu trực tràng).
- Ngứa và đau rát xung quanh hậu môn.
- Nổi cục, mụn nhỏ xung quanh hậu môn.
- Chảy dịch nhầy từ hậu môn.
- Đại tiện mất kiểm soát.
HPV là gì? Tại sao lại có mối liên quan tới bệnh ung thư hậu môn?
Virus Papillomavirus (HPV) là tên một nhóm virus gây ảnh hưởng đến làn da và lớp niêm mạc của cơ thể. Loại virus này cũng có thể lây lan qua đường âm đạo, hậu môn, miệng và khi tiếp xúc da kề da với bộ phận sinh dục, đặc biệt là lúc quan hệ giao hợp.
Có hơn 100 loại HPV, khoảng 30 trong số đó có thể gây ảnh hưởng tới khu vực sinh dục. Hiện tại, chứng nhiễm trùng HPV sinh dục là phổ biến và dễ lây lan nhất. Đồng thời, HPV cũng có thể là nguyên nhân gây ung thư vòm họng, cổ, lưỡi, amidan, âm đạo, dương vật hoặc hậu môn... Tuy nhiên, bệnh thường mất một thời gian dài mới có thể phát hiện ra được.
Tại Anh, HPV có liên quan đến 9/10 trường hợp mắc bệnh ung thư hậu môn. Có tới 8 trong số 10 người chắc chắn sẽ nhiễm loại virus này tại một số thời điểm trong cuộc đời.
Source (Nguồn): Dailymail
Cắt môi bé vùng kín được nhiều chị em quan tâm nhưng trước khi làm thì đừng bỏ qua lời khuyên này của chuyên gia Theo BS sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, phẫu thuật cắt môi bé vùng kín cần được thực hiện tại các bệnh viện để đảm bảo khâu gây tê cũng như các công đoạn khác trong phẫu thuật. "Cô bé" xinh đẹp, hồng hào là ước mơ của mọi chị em phụ nữ Chị Tâm (Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ, trước...