Nhiều chất độc, chất gây ung thư có trong thuốc lá điện tử
Ngoài nicotine, theo các chuyên gia thuốc lá điện tử vẫn chứa formaldehyde, benzene, nitrosamines, acetaldehyde… các chất gây ung thư.
Ngày 5/3, tại Hà Nội Bộ Y tế tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến liên quan đến chính sách quản lý các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới diễn ra tại Hà Nội. Xu thế sử dụng thuốc lá điện tử tăng nhanh ở giới trẻ trong vài năm tại nhiều nước, trong đó có Việt Nam.
Ths Nguyễn Tuấn Lâm, đại diện Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam cho biết thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng đều chứa nicotine, gây hại và tăng nguy cơ bắt đầu sử dụng thuốc lá. Một nghiên cứu tổng hợp cho thấy người trẻ tuổi đã sử dụng thuốc lá điện tử thì nguy cơ sau đó dùng thuốc lá thông thường và thành nghiên tăng gần gấp 3,6 lần.
“Thuốc lá điện tử thay vì là công cụ cai thuốc thì lại là công cụ bắt đầu hút thuốc với thanh thiếu niên. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh nó không có tác dụng giúp cai thuốc. Hiện nay cũng có nhiều nghiên cứu cho thấy người sử dụng thuốc lá điện tử có tỷ lệ bỏ thuốc thấp hơn”, Ths Lâm nói.
Bên cạnh đó, nhiều chất độc, chất gây ung thư khác cũng được tìm thấy trong dung dịch và khói thuốc lá điện tử, gây hại cho cả người hút và người xung quanh. Trong đó phải kể đến như formaldehyde, nitrosamines, acetaldehyde, vòng benzen…
Theo Ths Lâm đây là cơ sở để cấm hút thuốc lá điện tử ở môi trường trong nhà như thuốc lá thông thường.
Bên cạnh đó, chuyên gia WHO cũng cảnh báo về xu thế trộn hương vị, thậm chí cả ma tuý trong các dung dịch thuốc lá điện tử.
“Nếu chúng ta không quản lý tốt sẽ báo động tình trạng tăng tỷ lệ hút thuốc lá điện tử trong lớp trẻ, hoc sinh, nguy cơ giống như nhiều nước. Đây là thách thức đặt ra với nhà quản lý”, Ths Lâm nói.
Xu thế gia tăng sử dụng thuốc lá điện tử ở thanh thiếu niên
Ths Lê Thị Thu, Quản lý Chương trình Phòng chống tác hại thuốc lá và các bệnh không lây nhiễm, Tổ chức HealthBridge Canada tại Việt Nam bày tỏ lo ngại về tình hình sử dụng thuốc lá điện tử và nung nóng trên thế giới gia tăng, đặc biệt là ở thanh thiếu niên.
Video đang HOT
Ở Mỹ đã xảy ra “nạn dịch” hút thuốc lá điện tử trong thanh thiếu niên. Từ năm 2011 đến 2018, số lượng sử dụng thuốc lá điện tử ở thanh thiếu niên Mỹ đã tăng từ 1,5% lên mức báo động là 27,5%, tăng rất nhanh. Từ năm 2017 đến 2018, việc sử dụng thuốc lá điện tử đã tăng 135% ở học sinh THPT. Năm 2018, khoảng một phần ba số người sử dụng thuốc lá điện tử là thanh thiếu niên.
Tại châu Âu, 1,5% dân số sử dụng thuốc lá điện tử thường xuyên năm 2014 và tăng lên 1,8% vào năm 2017.
Thực tế cho thấy sử dụng thuốc lá điện tử ở Việt Nam có xu hướng gia tăng ở các thành phố lớn, trong nhóm có mức sống khá và trong giới trẻ. Hệ luỵ của quảng cáo trên các phương tiện, Ths Thu cho biết.
Hiện nay, Việt Nam chưa có cơ chế chính sách quản lý thuốc lá thế hệ mới này tuy nhiên các sản phẩm này được bán và quảng cáo mạnh trên mạng xã hội.
Theo Ths Thu cần có sự vào cuộc của cơ quan chức năng, không để các sản phẩm chưa được phép lưu hành bán tự do trên thị trường. Đồng thời, cần xem xét cấm bán, sản xuất, quảng cáo các sản phẩm này ở Việt Nam.
TS Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế.
Cấm thuốc lá điện tử hay quy định cấp phép như dược phẩm?
Chung quan điểm này, Th.S Đoàn Thu Huyền, Giám đốc Văn phòng tại Việt Nam, Tổ chức Chiến dịch vì Trẻ em không thuốc lá, Mỹ cho rằng Việt Nam cần có hàng rào pháp lý để giảm nguy cơ rủi ro sức khỏe cho người hút và cả người chưa hút. Phải phòng ngừa việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng ở người hút, đặc biệt là thanh thiếu niên. Bất cứ thế hệ nào phụ thuộc vào chất gây nghiện đều không tốt.
Đối với sản phẩm thuốc lá điện tử, các quốc gia thường quy định theo 3 phương án. Quy định cấm hoàn toàn sản phẩm thuốc lá điện tử, 24 quốc gia cấm hoàn toàn (buôn bán, phân phối, quảng cáo…) như Ấn Độ, Singapore, Brunei… Một số quy định thuốc lá điện tử được xếp vào mặt hàng có điều kiện như dược phẩm hoặc sản phẩm điều trị. Ít nhất 8 quốc gia và vùng lãnh thổ đã thực hiện quy định này.
“Thuốc lá điện tử chỉ được lưu hành sau khi được cấp giấy phép là dược phẩm hoặc sản phẩm điều trị cai nghiện. Đây thực là quy định cấm bởi hiện tại chưa có loại sản phẩm thuốc lá điện tr nào được công nhận và cấp giấy phép”, Ths Huyền nhấn mạnh.
Phương án 3 là quản lý chặt chẽ theo các biện pháp về kiểm soát thuốc lá.
TS Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết bên cạnh thuốc lá truyền thống thì thời gian gần đây xuất hiện thêm thuốc lá thế hệ mới, trong đó có thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng. Hiện ở Việt Nam chưa có cơ chế pháp lý để kiểm soát. Các hoạt động liên quan nhập khẩu buôn bán, kinh doanh, sử dụng thuốc lá điện tử và nung nóng hiện trên thị trường chưa được phép của Chính phủ Việt Nam.
“Chúng ta cần xem xét các loại thuốc lá này tác hại như thế nào đến sức khỏe và tính mạng của người dân, thuế, phòng chống cháy nổ…”, TS Quang nhấn mạnh.
Nam Phương
Theo Dân trí
Có thể nắm chắc 'bản án' ung thư nếu nghiện thứ này
Trong thuốc lá điện tử có thể chứa formaldehyde, benzene, nitrosamines (chất gây ung thư), acetaldehyde, các chất gây ung thư khác.
Thuốc lá điện tử là gì
Một số thuốc lá điện tử có hình dáng giống với thuốc lá truyền thống, xì gà hoặc ống điếu, một số khác trông giống như cây bút hoặc USB hoặc có thiết kế hoàn toàn khác nhau.
Nghiện thuốc lá điện tử có nguy cơ mắc bệnh ung thư. Ảnh minh họa
Thuốc lá điện tử có loại dùng một lần và loại có thể "sạc" lại. Hầu hết các mẫu thuốc lá điện tử hiện nay sử dụng ống chứa dung dịch - loại dùng một lần hoặc có thể bơm dịch vào để dùng tiếp. Dung dịch này thường chứa nicotin, chất tạo hương, propylene glycol và glycerin thực vật.
Độ nặng của thuốc lá điện tử dựa trên lượng nicotin trong dung dịch, được biểu thị bằng miligam trên mililit hoặc tính theo phần trăm. Tuy nhiên, các nghiên cứu cảnh báo rằng các nhãn mác không phải lúc nào cũng cung cấp thông tin chính xác về hàm lượng nicotin.
Một số loại vỏ thuốc dùng một lần chứa dạng nicotin cô đặc, gọi là muối nicotin, chúng ta có ví dụ như sau, một vỏ thuốc chứa 5% muối nicotin có thể có 30 đến 50 miligram nicotin, tương đương lượng nicotin trong một đến ba gói thuốc lá thông thường.
Giữa năm 2019 này, các cơ quan sức khỏe của Hoa Kì đã công bố hơn 200 trường hợp tổn thương phổi liên quan đến thuốc lá điện tử. Những trường hợp này đang dấy lên hồi chuông cảnh báo về việc thuốc lá điện tử có thể gây tổn thương phổi.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến cáo không nên sử dụng thuốc lá điện tử trong khi chờ đợi cơ quan này nghiên cứu về nguyên nhân chính xác của các bệnh lí phổi này.
Thuốc lá điện tử không đốt cháy sợi thuốc, hầu hết các chuyên gia đồng thuận rằng thuốc lá điện tử ít gây hại hơn thuốc lá truyền thống, nhưng một số loại thuốc lá điện tử có thể chứa những thành phần nguy hiểm như chất gây ung thư, hóa chất độc hại và chất kích thích thần kinh chính của cần sa - Tetrahydrocannabinol (THC).
Thuốc lá điện tử có khả năng gây ung thư
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trong thuốc lá điện tử chứa formaldehyde, benzene, nitrosamines (chất gây ung thư), acetaldehyde, các chất gây ung thư khác. Người hút trực tiếp có nguy cơ mắc hơn 25 loại bệnh tật như ung thư phổi, thanh quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đột quỵ, xuất huyết não, ung thư dạ dày... hay các vấn đề sẽ ảnh đến chất lượng cuộc sống như vô sinh, liệt dương, dạ dày.
Thành phần của chất lỏng sử dụng trong thuốc lá điện tử thường bao gồm nicotine, nước, propylene glycol, glycerine, hương liệu, một số chất hoá học khác, các chất kim loại nặng... gây hại nặng nề. "Nhiều quảng cáo thuốc lá điện tử không nói về những tác hại này", giáo sư cho biết.
Hiện, các phương pháp được chứng minh có hiệu quả góp phần cai nghiện thuốc lá thành công là thuốc hỗ trợ trong điều trị cai nghiện, gồm liệu pháp nicotine thay thế, varenicline, bupropion, tư vấn cai nghiện thuốc lá (trực tiếp, qua tổng đài điện thoại).
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện nay chưa có bằng chứng quốc tế cho thấy thuốc lá điện tử là an toàn và có tác dụng cai nghiện thuốc lá điếu thông thường. Tổ chức Y tế Thế giới cũng khẳng định, các sản phẩm thuốc lá đều độc hại dưới mọi hình thức.
Mỹ ghi nhận 7 người chết do hút thuốc lá điện tử và hơn 450 người mắc các bệnh lý nghi liên quan thuốc lá điện tử. Canada cũng ghi nhận người đầu tiên nước này chết do hút thuốc lá điện tử. Nhiều nước đã cấm toàn diện thuốc lá điện tử, gần nhất là chính phủ Ấn Độ ban hành lệnh cấm hôm 18/9.
Diệu Tâm
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Hút thuốc lá điện tử khiến hệ vi sinh trong khoang miệng thay đổi Kiểm tra sức khỏe răng miệng và sức khỏe chung của 40 tình nguyện viên, trong số đó có 1/3 không hút thuốc, những người còn lại hút thuốc lá thông thường hoặc thuốc lá điện tử, các nhà khoa học Mỹ nhận thấy hệ vi sinh trong khoang miệng của họ xuất hiện những thay đổi khiến phát triển các bệnh về...