Nhiều cầu trọng điểm phía Nam hạn chế tàu thuyền lưu thông
Theo Chi cục Đường thủy phía Nam, trên các tuyến như sông Tiền, Vàm Cỏ Đông, Quản Lộ – Phụng Hiệp đang có các điểm hạn chế giao thông thủy.
Phương tiện thủy lưu thông qua cầu đường sắt Bình Lợi sông Sài Gòn
Ngày 18/11, Chi cục Đường thủy nội địa phía Nam cho biết, bờ phải sông Tiền nhánh cù lao Tây Ma tại khu vực từ Km 12 520 đến Km13 400 (địa phận thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, An Giang) đang bị sạt lở nghiêm trọng nên bắt đầu hạn chế giao thông thủy để phục vụ thi công xử lý sạt lở khẩn cấp.
“Luồng chạy tàu qua đoạn sông trên bị hạn chế và có bố trí lực lượng thường trực điều tiết giao thông, báo hiệu đường thủy. Tàu thuyền qua khu vực trên khi qua khu vực trên phải tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của lực lượng điều tiết, báo hiệu để đảm bảo ATGT đường thủy. Thời gian hạn chế kéo dài đến tháng 5/2020″, Chi cục đường thủy cho biết.
Video đang HOT
Theo Cục Đường thủy nội địa VN, trên hệ thống đường thủy trọng điểm phía Nam hiện có hàng chục điểm hạn chế giao thông thủy dài ngày để phục vụ thi công cầu, công trình trên sông. Cụ thể, trên kênh Quản Lộ – Phụng Hiệp (Cà Mau) đang thi công các cầu, công trình tại Km 49 500, Km 101 700, kênh Rạch Giá (Hà Tiên) đang đắp đập ngăn mặn tại Km 65 950 nên luồng bị tắc hoàn toàn. Sông Sài Gòn đang điều tiết giao thông tại cầu đường sắt Bình Lợi, cầu Phú Long (cũ, để phục vụ tháo dỡ).
Tương tự, cầu Rạch Ông tại Km4 900 trên rạch Ông Lớn, cầu Măng Thít tại Km 21 500 tuyến kênh Măng Thít, cầu Ô Môn tại Km 6 trên rạch Ô Môn, cầu Hồng Ngự tại Km 44 trên kênh Hồng Ngự – Vĩnh Hưng, cầu An Long tại Km 89 620 kênh Tháp Mười số 1, cầu Rạch Sỏi 2 tại Km 58 425 kênh Rạch Sỏi (Hậu Giang), cầu Cái Sắn tại Km0 800 kênh Rạch Sỏi (Hậu Giang)… đang được hạn chế giao thông, phương tiện thủy đi qua cần tuân thủ hướng dẫn và điều động của lực lượng điều tiết giao thông thủy tại hiện trường để đảm bảo ATGT và an toàn công trình cầu vượt sông.
“Chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện thủy lưu thông cần chủ động tìm hiểu thực tế luồng tuyến, các điểm hạn chế giao thông và chỉ dẫn báo hiệu trên tuyến để quyết định điều khiển phương tiện qua lại an toàn”, lãnh đạo Cục Đường thủy nội địa VN khuyến nghị.
Huy Lộc
Theo GTVT
Nuôi đàn trăn to bự trong nhà, ai cũng sợ còn ông chủ bảo "hiền lắm"
Do không có đất chăn nuôi nên ông Nguyễn Văn Phước ở xã Hiệp Xương, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang tận dụng không gian nhà ở để chăn nuôi.
Con vật mà ông Phước chọn nuôi là con trăn. Tuy là con vật hung dữ nhưng việc nuôi trăn trong nhà của người đàn ông này hơn 6 năm qua xem ra rất an toàn vì ông biết cách thuần dưỡng để con vật trở nên thân thiện với con người mà còn đẻ ra tiền.
Ông Nguyễn Văn Phước cho biết: "Chổ hẹp quá nên để tôi mới chăn nuôi trong nhà, nó khỏe mạnh thì mình cho ăn bình thường, tắm rửa hằng ngày thì nó mau tốt. trăn rừng đụng nó thì nó táp chứ Ttăn thịt thường thì nó hiền. Tôi cũng khoái nuôi nên nuôi nó liên tục hằng năm. Trăn thịt nó cũng hiền lắm, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ thì nó tốt thôi, lâu lâu có bệnh thì mình chích thuốc".
Ông Phước đang chăm sóc một con trăn to, bự.
Bí quyết nuôi trăn an toàn của ông Phước không gì khác hơn là vệ sinh chuồng trại đều đặn, sạch sẽ. Mỗi ngày trăn ăn đầy đủ thức ăn có trong thiên nhiên như đầu gà, chuột và thịt sống. Trăn nuôi được thuần dưỡng lâu ngày và nhốt kín trong lồng lưới chắc chắn nên không gây nguy hiểm.
Từ khi phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở tỉnh An Giang được đẩy mạnh. Ông Nguyễn Văn Phước đã chọn hướng nuôi trăn sinh sản để góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế địa phương. Sau 2 năm nuôi dưỡng, trăn lớn nhanh có thể phối giống để sinh sản, mỗi năm anh Phước cho trăn cái đẻ một lần, mỗi lần một con.
Trăn đẻ ít nhất 60 trứng và ấp nở thành con sau 55 ngày. Theo anh Phước, trăn là con vật cũng rất dễ nuôi, dễ kiếm nguồn thức ăn, không đòi hỏi nhiều kỹ thuật, ít bệnh lại nhẹ công chăm sóc. Với giá bán 100 ngàn đồng một trăn con, nhiều năm qua cuộc sống gia đình ông Phước ổn định hơn và dư tiền nuôi con ăn học.
Nói về mô hình chăn nuôi hiệu quả này, ông Phan Văn Tông, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hiệp Xương, huyện Phú Tân có nhận xét: "Lúc đầu nuôi trăn thương phẩm bán với giá ba trăm ngoài một ký, từ đó thấy hiệu quả kinh tế nên ông Phước để lại nhân giống. Đến nay đàn trăn của ông có 7 con trăn sinh sản, mỗi một con mỗi năm đẻ một lần, bình quân khoảng 60 trăn con/con. Hiện nay giá bán một con trăn con là 100 ngàn đồng. Như thế mô hình nuôi trăn của ông Phước phải nói là hiệu quả. Từ hiệu quả thì ảnh mới có điều kiện nuôi con ăn học ở nước Nhật".
Không có đất làm chuồng trại nên việc nuôi trăn trong nhà của ông Nguyễn Văn Phước cũng bất tiện, tuy nhiên vì mưu sinh hiện người đàn ông này đành chấp nhận cảnh sống chung với bầy trăn, và về lâu dài cần lắm sự hỗ trợ của nhà nước để công việc chăn nuôi thuận lợi hơn, góp phần cải thiện cuộc sống và đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn.
Theo Danviet
An Giang: Mùa lũ đi chất mô bắt lươn đồng, kiếm nửa triệu mỗi ngày Mỗi năm khi mùa lũ về, nước tràn khắp các cánh đồng xã lũ, người dân của huyện cù lao Phú Tân bắt đầu mưu sinh bằng nhiều nghề khác nhau như: chất mô bắt lươn, giăng lưới, đặt dớn, nhấp ếch, hái bông điên điển,v.v... Trong đó, nghề chất mô bắt lươn được nhiều người thực hiện, vì đây là nghề đơn...