Nhiều câu hỏi về tương lai của Syria sau khi chính phủ sụp đổ
Diễn biến chính trị bất ngờ trong chưa đầy hai tuần qua khiến nhiều câu hỏi được đặt ra về tương lai của người dân cũng như của đất nước Syria thời gian tới.
Các tay súng phiến quân HTS trên đường phố Syria. Ảnh: AA/TTXVN
Sau khi lật đổ chính phủ Syria, nhóm đối lập Hồi giáo Ha’yat Tahrir al-Sham (HTS), lực lượng dẫn đầu cuộc lật đổ, vẫn chưa bộc lộ rõ ràng ý định thực sự và làm dấy lên nhiều câu hỏi về tương lai chính trị đất nước.
Tại thành phố Idlib, HTS duy trì quyền lực bằng những biện pháp kiểm soát cứng rắn, bất chấp những tuyên bố về tự do và công bằng.
Các thông tin về việc HTS tấn công người Kurd và hành động lạm quyền trong các nhà tù của nhóm này khiến nhiều người nghi ngờ về ý định thực sự của thủ lĩnh nhóm là Abu Mohammed al-Jolani.
Cùng lúc đó, Ngân hàng Trung ương Syria bị cướp bóc sau khi Tổng thống Bashar al-Assad rời đất nước, gợi nhớ những hình ảnh hỗn loạn ở Baghdad sau khi nhà lãnh đạo Saddam Hussein bị lật đổ vào năm 2003.
Mặc dù HTS tạm thời kiểm soát Damascus, nhưng Syria vẫn là một quốc gia đầy rẫy bất ổn. Lượng vũ khí dồi dào và tâm lý tuyệt vọng của người dân sau 13 năm nội chiến là mảnh đất màu mỡ cho các cuộc nổi loạn mới. Tốc độ sụp đổ của chính quyền Tổng thống Assad là đáng kinh ngạc, nhưng điều đó không đảm bảo rằng trật tự mới của HTS sẽ không bị phản đối.
Trong khi đó, vai trò của các cộng đồng tôn giáo và dân tộc thiểu số, đặc biệt là người Kurd, cũng đặt ra câu hỏi lớn về khả năng hòa giải và ổn định lâu dài tại Syria.
Video đang HOT
Sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Assad đã khiến các cường quốc khu vực phải điều chỉnh chiến lược. Các quốc gia Arab như Saudi Arabia, Ai Cập và UAE, vốn đã tìm cách bình thường hóa quan hệ với Tổng thống Assad, nay đối mặt với nguy cơ HTS nắm quyền, một kịch bản họ không mong muốn. Các nước này lo ngại HTS sẽ củng cố quyền lực chính trị Hồi giáo và khơi dậy phong trào phản đối chính quyền tại các quốc gia của họ.
Với Israel, sự sụp đổ của Tổng thống Assad mang lại cơ hội lật ngược ảnh hưởng của Iran trong khu vực nhưng cũng tạo ra thách thức mới.
Một chính phủ Hồi giáo tại Damascus, đặc biệt với Abu Mohammed al-Jolani, người từng tuyên bố chủ quyền với Cao nguyên Golan, làm tăng nguy cơ đối đầu với Israel.
Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ dường như là quốc gia duy nhất hưởng lợi trực tiếp. Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã âm thầm hỗ trợ việc lật đổ Tổng thống Assad, nhưng liệu Ankara có thể kiểm soát được HTS và định hình trật tự tại Syria hay không vẫn là một dấu hỏi lớn.
Tại Washington, sự sụp đổ của ông Assad đặt chính quyền Mỹ trước một ngã rẽ chiến lược. Sau nhiều năm đứng ngoài cuộc, cả Tổng thống Joe Biden và Tổng thống đắc cử Donald Trump đều phát tín hiệu rõ ràng rằng Mỹ không nên can thiệp sâu vào tình hình Syria. Dẫu vậy, một Syria bất ổn có thể ảnh hưởng đến lợi ích của Mỹ và đồng minh trong khu vực.
Syria đang đứng trước một ngã rẽ lịch sử sau sự sụp đổ của Tổng thống Bashar al-Assad. Trong khi người dân Syria hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn, thì những rủi ro của bất ổn, nội chiến mới và các toan tính chính trị từ bên ngoài vẫn là mối đe dọa hiện hữu.
Syria của người Syria, nhưng con đường đến một trật tự hòa bình và ổn định vẫn còn đầy chông gai.
Syria quay trở lại Liên đoàn Arab - đôi bên cùng có lợi?
Nhiều quốc gia Arab đã công nhận chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad tại Syria và muốn các mối quan hệ trở lại bình thường.
Tổng thống Syria Bashar al-Assad (thứ 3, trái) tới tham dự Hội nghị thượng đỉnh AL ở Jeddah, Saudi Arabia, ngày 18/5. Ảnh: AFP/TTXVN
Cuộc nội chiến Syria bùng phát từ năm 2011 khiến nước này bị loại khỏi Liên đoàn Arab (AL). Sau 12 năm, các thành viên của Liên đoàn Arab cho biết họ không thấy giải pháp nào khác ngoài việc thỏa thuận trực tiếp với chính phủ Tổng thống Assad một lần nữa.
Bình luận về quyết định này, các thành viên của Liên đoàn Arab cho biết họ hy vọng về "các giải pháp của Arab cho các vấn đề của Arab", đồng thời nói thêm rằng họ sẽ bắt đầu một tiến trình chính trị mới với chính phủ Syria.
Và một số chuyên gia cho rằng diễn biến mới này sẽ mang lại lợi thế cho cả hai phía.
Syria tăng vị thế trong khu vực
Kênh Al Jazeera đánh giá việc Syria trở lại Liên đoàn Arab và Tổng thống Bashar al-Assad tham dự Hội nghị thượng đỉnh của AL tại Saudi Arabia chủ yếu sẽ mang tính biểu tượng. Tuy nhiên, nó phản ánh sự thay đổi quan trọng về cách các bên trong khu vực nhìn nhận về chính phủ của Tổng thống al-Assad, theo cách trái ngược với phương Tây.
Liên minh gồm 22 thành viên này đã nhất trí khôi phục tư cách thành viên của Syria và chính thức mời ông Assad tới dự hội nghị khai mạc ngày 19/5.
Theo ông Aron Lund tại trung tâm nghiên cứu Century International, việc giành lại tư cách thành viên chính thức trong Liên đoàn Arab đánh dấu chiến thắng lớn đối với chính phủ Syria.
Kênh DW (Đức) dẫn lời ông Ranj Alaaldin, một chuyên gia tại Hội đồng Trung Đông về các vấn đề toàn cầu có trụ sở tại Doha (Qatar), cho biết quyết định này đã được xem xét trong nhiều năm. Nhưng ông đánh giá nó đã tăng tốc trong thời gian gần đây, một phần do khoảng cách ngày càng tăng giữa các nước phương Tây và khu vực, cũng như sự cạnh tranh để giành ảnh hưởng không chỉ ở các quốc gia thuộc khu vực như những nước vùng Vịnh và Iran mà còn cả Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.
Không chỉ dừng lại ở hội nghị của khu vực, Syria còn được mời góp mặt ở sự kiện lớn mang tầm quốc tế. Vào ngày 15/5, Tổng thống Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) Sheikh Mohammed bin Zayed đã mời người đồng cấp Syria Bashar al-Assad tham dự Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) mà nước này đăng cai tổ chức vào cuối năm nay.
Các quốc gia Arab mở rộng ảnh hưởng ở Syria
Hàng cứu trợ của UAE cho những người dân bị ảnh hưởng bởi trận động đất được chuyển tới sân bay Damascus, Syria, ngày 25/2. Ảnh: AFP/TTXVN
Thường xuyên có lời kêu gọi tài trợ cho các nỗ lực nhân đạo tại Syria cũng như tái thiết quốc gia này sau chiến tranh. Các chuyên gia cho rằng các quốc gia vùng Vịnh giàu có nói riêng đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh và đây là một trong những động cơ thúc đẩy Liên đoàn Arab chào đón Syria trở lại.
Tuy nhiên, ông Jihad Yazigi, người thành lập trang mạng The Syria Report lại phân tích tác động kinh tế từ động thái này sẽ "bị hạn chế bởi Đạo luật Caesar". Đạo luật Caesar của Mỹ có hiệu lực từ năm 2020. Đạo luật này cho phép Mỹ trừng phạt bất cứ các công ty nước ngoài nào tham gia vào các lĩnh vực năng lượng, xây dựng hoặc kỹ thuật của Syria cũng như bất cứ tổ chức, cá nhân hỗ trợ tài chính cho chính phủ Tổng thống al-Assad.
Ông Yazigi giải thích, việc trừng phạt này không chỉ áp dụng cho Syria mà còn đối với bất kỳ bên thứ ba nào giao dịch với Damascus. Vì vậy, nó gây khó cho những bên cũng muốn làm ăn với Mỹ - chẳng hạn như các quốc gia vùng Vịnh.
Vậy nhưng, các nhà phân tích tin rằng UAE và Saudi Arabia coi Đạo luật Caesar là một trở ngại tạm thời mà Washington sẽ dỡ bỏ hoặc nới lỏng. Theo DW, UAE và Saudi Arabia cho rằng sẽ có thời điểm họ có thể bắt đầu đổ tiền vào Syria sau xung đột và tận dụng mạng lưới của họ để tạo được ảnh hưởng địa chính trị lớn hơn ở quốc gia này. Saudi Arabia ngày 9/5 thông báo các nhà ngoại giao nước này sẽ nối lại hoạt động phái bộ tại Syria. Động thái khôi phục quan hệ ngoại giao này sau đó cũng đã được chính quyền Damascus xác nhận.
Theo kênh DW, sự quan tâm của quốc tế đối với thảm họa động đất tại Syria vào tháng 2 vừa qua đã góp phần đẩy nhanh việc hàn gắn khu vực. Ngoại trưởng UAE, Jordan và Ai Cập đã đến thăm Damascus. UAE cam kết hỗ trợ trên 100 triệu USD cho Syria. Các nạn nhân trong vụ động đất 6/2 tại Syria cũng được chuyển đến bệnh viện của UAE điều trị. Trận động đất 6/2 đã khiến 6.000 người Syria và 46.000 người Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng.
Hé lộ hành trình máy bay nghi chở Tổng thống Assad tới Nga Máy bay nghi chở Tổng thống Bashar al-Assad và gia đình tới Nga được cho là đã cất cánh từ thành phố Latakia ở tây bắc Syria, theo BBC. Tổng thống Syria Bashar al-Assad và vợ Asma (Ảnh: Sky). "Một máy bay Nga đã khởi hành từ Latakia cách đây vài giờ. Sau đó, bộ phát đáp của máy bay đã bị tắt...