Nhiều ca nhiễm Covid-19 bí ẩn, mẹ bầu truyền virus cho bào thai
Theo thống kê của Worldometers, số ca nhiễm virus corona trên toàn cầu ước tính đã lên tới hơn 13 triệu, tăng thêm một triệu chỉ trong 5 ngày.
Đại dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn nửa triệu người trong vòng 6,5 tháng. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) c ảnh báo, đại dịch sẽ nghiêm trọng hơn nếu các nước không tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng ngừa.
Theo các chuyên gia y tế, đợt lây nhiễm thứ hai ở Anh trong mùa đông năm nay có thể cướp đi sinh mạng của 120.000 người trong vòng 9 tháng, và đó là viễn cảnh xấu nhất.
Bé trai nhiễm virus corona từ trong bụng mẹ
Tại Pháp, một mẹ bầu truyền virus cho bào thai. Ảnh: Guardian
Các nhà khoa học đang tìm cách trấn an công chúng sau khi phát hiện trường hợp mẹ bầu truyền virus corona cho con trai còn trong bụng tại Pháp.
Theo Guardian, bé trai mới sinh bị viêm não chỉ vài ngày sau khi sinh. Tình trạng này xảy ra sau khi virus đi qua nhau thai và gây lây nhiễm trước khi em bé chào đời. Kể từ đó tới nay, người mẹ và bé trai này đều đã khoẻ và xuất viện.
Trường hợp trên, được đăng tải trên tạp chí Nature Communications, diễn ra sau khi một số trẻ đã nhiễm Covid-19 sau khi ra đời. Các bác sĩ cho rằng các em đã nhiễm virus từ trong bụng mẹ. Cho tới giờ, các bác sĩ Pháp vẫn chưa thể loại trừ khả năng những trẻ này bị nhiễm trong hoặc ngay sau khi chào đời.
“Thật không may song không nghi ngờ gì về việc có lây truyền trong trường hợp này”, Daniele De Luca, một bác sĩ tại bệnh viện Antoine Beclere tại Paris nói. “Các bác sĩ phải biết việc này có thể xảy ra. Nó không phổ biến song có thể xảy ra”.
Video đang HOT
Bà mẹ 23 tuổi nhập viện vào ngày 24/3 trong tình trạng ho nhiều, sốt sau khi nhiễm virus corona vào giai đoạn ba của thai kì. Ngay sau khi nhập viện, cô này được chẩn đoán dương tính với Covid-19.
Các chuyên gia y tế cho hay, các ca truyền virus từ mẹ sang con còn rất hiếm và không đáng để gây ra những lo ngại không đáng có.
Các ca nhiễm virus bí ẩn ở Argentina
Argentina đang cố tìm ra câu trả lời cho một bí ẩn y tế sau khi 57 ngư dân dương tính với virus corona sau 35 ngày trên biển dù trước khi xuất phát họ đều âm tính.
Daily Mail dẫn tin từ cơ quan y tế phụ trách tỉnh Tierra del Fuego cho biết, tàu cá Echizen Maru trở lại bờ sau khi một số thuỷ thủ bắt đầu bộc lộ các triệu chứng điển hình của nhiễm Covid-19.
Theo cơ quan này, 57 trong số 61 thuỷ thủ, được chẩn đoán nhiễm virus sau khi trải qua một cuộc xét nghiệm mới. “Thật khó để biết tại sao các thuỷ thủ lại nhiễm virus, vì trong 35 ngày liền họ không tiếp xúc với đất liền”.
Hiện, nhà chức trách Argentina vẫn chưa thể lý giải tại sao các triệu chứng nhiễm bệnh lại xuất hiện.
Virus quay trở lại nơi nó từng bị tiêu diệt
Louisiana đã nổi lên như một điểm nóng mới về virus corona tại Mỹ chỉ vài tháng sau khi khu vực này dường như đã kiểm soát được sự bùng phát của dịch bệnh này.
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đang có kế hoạch gặp gỡ thống đốc bang Louisiana John Bel Edward, các quan chức y tế để bàn về phản ứng của bang này với Covid-19.
Để ứng phó với sự lây lan của virus, ông Edward đã ra quy định buộc đeo khẩu trang với bất cứ ai trên 8 tuổi.
Philippines tái phong tỏa một phần thủ đô, WHO lo viễn cảnh tồi tệ vì Covid-19
Số ca nhiễm mới Covid-19 tiếp tục tăng buộc Philippines phải tái phong tỏa một phần thủ đô. Trong khi, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo dịch sẽ ngày càng tồi tệ nếu các nước lơ là phòng chống.
Trang Worldometers thống kê, tính đến sáng sớm ngày 14/7 (theo giờ Việt Nam), hơn 13,2 triệu người trên toàn cầu đã nhiễm virus corona chủng mới với ít nhất 574.528 trường hợp trong số đó đã tử vong. Tuy nhiên, thế giới cũng chứng kiến gần 7,7 triệu bệnh nhân Covid-19 được chữa khỏi.
Mỹ hiện vẫn là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, với tổng số ca mắc (gần 3,5 triệu người) và tử vong (hơn 138.000 người) đều cao nhất thế giới. Châu Âu và khu vực Mỹ Latinh cũng là các "điểm nóng" về Covid-19 với tổng số ca nhiễm mới tăng mạnh và tổng số trường hợp tử vong lần lượt là 202.505 người và 144.758 người..
Khoảng 250.000 dân ở thủ đô Manila, Philippines sẽ phải tuân thủ sắc lệnh tái phong tỏa trong 2 tuần để dập dịch. Ảnh: Word Press
Nỗi lo từ ổ dịch lớn thứ hai Đông Nam Á
Kênh Channel News Asia ngày 13/7 trích dẫn lời một quan chức Philippines cho biết, dịch diễn biến phức tạp buộc nhà chức trách địa phương phải tái áp phong tỏa một phần thủ đô Manila để làm chậm lại sự lây lan của virus.
Theo quyết định mới, khoảng 250.000 cư dân tại Navotas, một trong 16 thành phố hợp thành Manila sẽ phải ở nhà trong 14 ngày tới. Lệnh được triển khai chỉ 6 tuần sau khi chính quyền địa phương nới lỏng các biện pháp hạn chế.
Các quan chức thống kê, số ca nhiễm mới tại Navotas, một trong những khu vực nghèo nhất thủ đô đã tăng vọt trong 2 tuần trở lại đây và hiện lên tới 931 người với 59 trường hợp đã tử vong. Toby Tiangco, Thị trưởng thành phố tiết lộ, sắc lệnh tái phong tỏa dự kiến sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15/7 hoặc 16/7.
Nhà chức trách vẫn đang hoàn thiện các chỉ dẫn, bao gồm cả quy định cấm người dân tập thể dục ngoài trời, dù họ vẫn được phép đi làm. Các cửa hàng và doanh nghiệp có thể tiếp tục mở cửa, nhưng các nhà hàng sẽ chỉ được phép phục vụ khách đến mua đồ mang đi.
Ông Tiangco đã yêu cầu cảnh sát trưởng Manila triển khai lực lượng giám sát việc thực thi sắc lệnh cũng như bắt giữ những người vi phạm.
Philippines hiện là ổ dịch lớn thứ hai ở Đông Nam Á với hơn 57.000 ca nhiễm và 1.599 bệnh nhân đã tử vong. Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Philippines dự báo, tổng số trường hợp mắc Covid-19 ở nước này có thể lên tới 80.000 người vào cuối tháng 7.
Carlito Galvez, lãnh đạo lực lượng liên ngành chống Covid-19 của chính phủ Philippines tuyên bố, các biện pháp giới hạn sẽ tiếp tục được siết chặt ở một số khu vực. Tổng thống Rodrigo Duterte dự kiến sẽ thông báo chi tiết vào ngày 15/7..
Virus corona vẫn là kẻ thù số 1
Các quan chức WHO cảnh báo, dịch Covid-19 sẽ ngày càng trầm trọng hơn nếu các nước không tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng chống. Phát biểu hôm 13/7, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus lưu ý, quá nhiều quốc gia đang đi sai hướng trong khi virus vẫn là "kẻ thù số 1".
Mike Ryan, quan chức phụ trách các tình huống khẩn cấp của WHO nói, một số nơi thuộc châu Mỹ có thể cần áp lệnh hạn chế hoặc phong tỏa theo khu vực địa lý.
Cũng tại cuộc họp, Tổng giám đốc Tedros cho biết thêm, WHO vẫn chưa nhận được văn bản thông báo chính thức về việc Mỹ sẽ rời khỏi tổ chức này như tuyên bố của Tổng thống Donald Trump.
Theo quy định, lãnh đạo Mỹ sẽ phải thông báo trước 1 năm về quyết định từ bỏ tư cách thành viên WHO cũng như thực thi các nghĩa vụ khác nêu trong một nghị quyết chung từ năm 1948. BBC trích dẫn thông tin đăng tải trên trang web của WHO cho biết, Mỹ đang nợ tổ chức này khoảng 200 triệu USD tiền đóng góp..
Cập nhật Covid-19: Vượt mốc 12 triệu ca mắc trên toàn cầu Sáng 9/7, thế giới đã ghi nhận hơn 12 triệu ca mắc, trong đó 550.840 ca tử vong do Covid-19. Theo số liệu cập nhật trên trang Worldometers tính đến 6h sáng ngày 9/7, tổng số ca mắc Covid-19 trên toàn thế giới là 12.135.948 trường hợp, trong đó 550.840 trường hợp tử vong. Số ca mắc bệnh đã phục hồi là 7.015.882...