Nhiều ca mắc viên não Nhật Bản, bác sĩ cảnh báo nguy hiểm
Liên tiếp nhiều trường hợp mắc viêm não Nhật Bản phải nhập viện điều trị trong tình trạng nặng. Bác sĩ cảnh báo viêm não Nhật Bản đang gia tăng trở lại, đe dọa sức khỏe những người chưa được chủng ngừa trong cộng đồng.
Thập tử nhất sinh vì chưa được chích ngừa
Ngày 18/5, tại khoa Cấp cứu Hồi sức Tích cực Chống độc Trẻ em, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TPHCM đang điều trị cho trường hợp bệnh nhi Lê Quốc H. (11 tuổi, ngụ tại Lâm Đồng). BS Phan Tứ Quí, Trưởng khoa cho hay: “khoảng 2 tuần trước, bệnh nhân có biểu hiện sốt, nhức đầu ở ngày thứ 2 của bệnh bé tiếp tục sốt cao, rối loạn tri giác, lơ mơ, không tiếp xúc. Bệnh nhi được gia đình đưa đến Bệnh viện tỉnh Lâm Đồng cấp cứu sau đó tiếp tục chuyển xuống Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới”.
Bệnh nhi rơi vào nguy kịch vì viêm não Nhật Bản
Khi vào viện, bệnh nhi đã trong tình trạng mê sâu, suy hô hấp, nguy kịch tính mạng. Bác sĩ đã tiến hành đặt nội khí quản hỗ trợ hô hấp, hồi sức đồng thời thức hiện các xét nghiệm tìm tác nhân, chụp MRI, phối hợp điều trị nội khoa tích cực. Các kết quả kiểm tra hình ảnh và xét nghiệm cho thấy, bệnh nhi bị tổn thương thân não vùng đồi thị do vi rút. Xét nghiệm vi sinh xác định bệnh nhi dương tính với viêm não Nhật Bản B.
Video đang HOT
Sau 2 tuần điều trị tích cực, bệnh nhi vẫn trong tình trạng mê sâu, thang điểm glasgow đánh giá tri giác đạt khoảng 6 điểm (bình thường là 15 điểm). Phân tích chuyên môn của BS Tứ Quí cho thấy, đây là ca bệnh rất nặng, việc điều trị rất khó khăn, thời gian nằm viện kéo dài. Nếu bệnh nhân may mắn qua nguy kịch cũng sẽ phải đối mặt với di chứng thần kinh khiến trẻ rơi vào tình trạng sống thực vật suốt phần đời còn lại.
Khai thác bệnh sử của bác sĩ từ thân nhân bệnh nhi được biết, khu vực gia đình sinh sống ở khu vực nông thôn. Do hoàn cảnh kinh tế nên cha mẹ bệnh nhi ít có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ y tế. Từ khi chào đời đến nay, bệnh nhi mới chỉ được chích các loại vắc xin thông thường trong chương trình tiêm chủng mở rộng, chưa chích ngừa vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản.
Bệnh nguy hiểm nhưng có thể phòng tránh
Viêm não Nhật Bản là một bệnh nhiễm trùng của não do vi rút gây ra với các triệu chứng thường gặp gồm nhức đầu, nôn ói, sốt, lú lẫn và co giật. Tình trạng này xảy ra khoảng 5 đến 15 ngày sau khi nhiễm.
Bệnh nguy hiểm nhưng đã có vắc xin dự phòng
Lợn và chim hoang dã là nguồn chứa vi rút gây viêm não Nhật Bản, bệnh đa số truyền qua muỗi đặc biệt ở loài muỗi culex (còn gọi là muỗi ruộng) nên nhóm đối tượng mắc bệnh thường tập trung ở vùng ngoại ô thành phố, nông thôn. Viêm não Nhật Bản có thể xảy ra quanh năm nhưng dịch thường xảy ra vào các tháng mùa hè, thời điểm chim di trú và mùa thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển.
Thống kê sơ bộ tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới cho thấy, từ đầu năm đến nay tại đây đã tiếp nhận, điều trị khoảng 20 trường hợp mắc viêm não Nhật Bản. BS Phan Tứ Quí cho hay, viêm não Nhật Bản là bệnh nguy hiểm, tỷ lệ tử vong lên tới 30%, tỷ lệ di chứng chiếm khoảng 50%. Hiện bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên bác sĩ chỉ tiến hành điều trị triệu chứng. Một ca viêm não Nhật Bản nặng phải tiến hành hồi sức, thở máy, dịch truyền, điều trị rối loạn tuần hoàn, bội nhiễm, kháng sinh… thời gian điều trị kéo dài, chi phí có thể tốn cả trăm triệu nhưng khả năng bình phục rất thấp.
Bệnh viêm não Nhật Bản nguy cơ tử vong và di chứng rất cao
Dù chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng bệnh đã có vắc xin phòng ngừa, từ những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ trước Việt Nam đã sản xuất thành công vắc xin viêm não Nhật Bản. Sau thời gian trên, chiến lược truyền thông được đẩy mạnh, tỷ lệ chích ngừa trong cộng đồng ở mức cao nên số ca nhiễm bệnh giảm thấp. Tuy nhiên, từ những năm 2015 trở lại đây, số ca viêm não Nhật Bản ở cả trẻ em và người lớn đang gia tăng trong cộng đồng.
BS Tứ Quí khuyến cáo cộng đồng, ngoài việc chủ động phòng bệnh bằng các biện pháp phát quang bụi rậm, vệ sinh môi trường, diệt muỗi, ngủ mùng, không để bị muỗi đốt thì vắc xin phòng bệnh là giải pháp hiệu quả để tránh nguy cơ mắc viêm não Nhật Bản.
Hiện vắc xin viêm não Nhật Bản là loại vắc xin dịch vụ nhưng chi phí rất rẻ (khoảng 100.000 đồng cho 3 mũi). Cộng đồng cần chích ngừa vào các thời điểm: mũi thứ nhất lúc 12 tháng tuổi trở lên (người trưởng thành cũng cần chích); mũi 2 chích sau mũi đầu 1 tháng; mũi thứ 3 sau mũi thứ hai 12 tháng. Ở nhóm bệnh nhi sau 3 đến 4 năm cần tiêm nhắc một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.
Theo dantri
Giải pháp tiên tiến trong việc phòng ngừa viêm não Nhật Bản
Vào hai ngày 20/4/2019 và 21/4/2019, tại TP.HCM & Hà Nội, chuỗi hội thảo khoa học Dự phòng Viêm não Nhật Bản: Cập nhật khuyến cáo và dữ liệu lâm sàng của vắc xin thế hệ mới đã được Hội Y học dự phòng Việt Nam tổ chức, với sự tài trợ của Văn phòng đại diện Sanofi Pasteur tại TP.HCM thu hút hơn 600 nhân viên y tế trong lĩnh vực Y tế dự phòng và Nhi khoa cùng tham dự.
Viêm não Nhật Bản là bệnh lý nhiễm trùng thần kinh do virus viêm não Nhật Bản lan truyền qua đường muỗi đốt, thường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khi có khoảng 30% các ca bệnh Viêm não Nhật Bản dẫn đến tử vong và ít nhất 50% số bệnh nhân được cứu sống có các di chứng nặng nề.
Theo phân loại của Tổ chức y tế thế giới, Việt Nam nằm trong số các quốc gia lưu hành dịch của Viêm não Nhật Bản. Do đó cần đưa vắc xin phòng ngừa Viêm não Nhật Bản vào chương trình tiêm chủng quốc gia và duy trì tỷ lệ chủng ngừa cao với các vắc xin thế hệ mới được Tổ Chức Y Tế Thế Giới khuyến cáo gồm có: vắc xin bất hoạt nuôi cấy trên tế bào Vero; vắc xin sống, giảm độc lực; vắc xin sống, giảm độc lực, tái tổ hợp.
Tại Hội thảo, các nhân viên y tế đã được cập nhật về dữ liệu lâm sàng của vắc xin sống, giảm độc lực, tái tổ hợp với tính hiệu quả và an toàn đã nghiên cứu và chứng minh trên nhiều đối tượng người lớn và trẻ em tại các quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương.
Theo Tiền phong
Bác sĩ Nhi cảnh báo căn bệnh nguy hiểm, dễ tử vong ở trẻ em đang sắp vào mùa dịch Giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm là thời điểm bùng phát bệnh viêm não Nhật Bản. Các bác sĩ nhận định căn bệnh nguy hiểm này có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, đặc biệt ở trẻ em và gây ra hậu quả nặng nề. Con đường lây truyền bệnh viêm não Nhật Bản Viêm não Nhật Bản...