Nhiều ca H1N1 biến chứng nặng
Chỉ trong ngày 16/3, khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương Hà Nội tiếp nhận 2 ca mắc cúm A (H1N1) trong tình trạng khó thở, suy hô hấp, tổn thương hai bên phổi.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng khoa Cấp cứu bệnh viện này cho biết, trường hợp thứ nhất là người phụ nữ 26 tuổi ở Thanh Hóa, nhập viện vào ngày thứ sáu của bệnh. Bệnh nhân được điều trị ở phòng cách ly, thở máy và là người bị nặng nhất trong gia đình có 6 người cùng bị cúm A (H1N1).
“Do nhà bệnh nhân có gà chết, sợ bị cúm gia cầm nên cả gia đình lên thẳng Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khám. Rất may không phải chủng cúm nguy hiểm”, bác sĩ Cấp nói.
Bệnh nhân cúm A (H1N1) nằm trong phòng cách ly đặc biệt. Ảnh: N.Phương.
Trường hợp nặng thứ hai là cụ ông 67 tuổi ở Hưng Yên, cũng nhập viện khi sốt đến ngày thứ sáu với biểu hiện mệt mỏi, đau mỏi người, khó thở suy hô hấp. Tiên lượng bệnh nhân ổn.
Theo bác sĩ Cấp, từ tháng 2, lượng bệnh nhân đến khám vì cúm A (H1N1) nhiều, mỗi ngày 3-4 ca. Đặc biệt, có những chùm ca bệnh 5-6 thành viên cùng gia đình mắc phải. Trong số này, có 6 ca biến chứng nặng. Bệnh nhân rải rác ở các tỉnh.
Đầu tháng 1 cũng xảy ra chùm ca bệnh hơn 40 học sinh trường nội trú tại Hà Nội cùng mắc. Thời tiết ẩm ướt hiện nay ở miền Bắc tạo điều kiện thuận lợi cho virus cúm phát triển. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp nên nguy cơ lây cao hơn bình thường.
Video đang HOT
Để phòng ngừa, người dân cần chú ý các biện pháp vệ sinh cá nhân như rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, tránh tối đa việc chùi tay lên mắt và mũi, che miệng khi ho hoặc hắt hơi và có thể tiêm vắcxin. Những trường hợp sốt cao, khó thở cần đến cơ sở y tế ngay, không được chủ quan để ở nhà.
“Không chỉ cúm A (H5N1), A (H7N9) mới nguy hiểm mà cúm mùa thông thường trong đó có cúm A (H1N1) cũng có thể gây bội nhiễm viêm phổi, khó thở, thậm chí gây tử vong do suy hô hấp, suy đa tạng. Vì thế, người bệnh không nên chủ quan”, bác sĩ Cấp khuyến cáo.
Có nguồn gốc từ lợn, cúm H1N1 bùng phát mạnh mẽ vào năm 2009, tốc độ lây lan cao. Tại Việt Nam, hàng nghìn người đã nhiễm virus cúm và hơn 50 người tử vong. Sau giai đoạn bùng phát mạnh mẽ vào năm 2009, cúm H1N1 hiện lưu hành như một chủng cúm mùa thông thường. Bệnh thường tự khỏi sau 6-7 ngày.
Nam Phương
Theo vne
Thầy lang chữa "trùng độc", chẩn bệnh 10 giây
Nhiều người đau ốm, bệnh tật lại tự cho mình bị bỏ "trùng độc" rồi chạy chữa theo kiểu mê tín dị đoan và đã tốn bộn tiền ra Bắc vào Nam, tìm đủ "thầy, bà" để chữa trị.
Chuyện về "trùng độc" đã âm ỉ ở thôn 8, xã Ea Kly, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk vài năm nay. Sự việc lên đến đỉnh điểm khi trong thôn có một tiệc liên hoan vào năm rồi. Hôm đó, chị Trần Thị Kiệm cầm ly bia đi cụng mời một số phụ nữ. Sau tiệc, những phụ nữ này cảm thấy mệt mỏi, nhất là bà Phạm Thị Tâm. Cùng thời điểm, cháu Lê Viết Trung trong thôn bị bệnh máu trắng qua đời. Lập tức, mọi nghi ngờ đổ dồn vào chị Kiệm.
Đi bệnh viện làm gì!
Ngay sau đó, gần 10 người trong gia đình bà Tâm và cháu Trung kéo đến nhà chị Kiệm đập vỡ cửa kính, rắc muối và những thứ dơ bẩn lên bàn thờ, chăn chiếu, nền nhà để giết "trùng độc". Ông Bùi Văn Sơn, chồng bà Tâm, còn cầm dao đuổi chém Kiệm nhưng chị nhanh chân chạy thoát. Sau vụ việc này, con gái chị Kiệm cũng bị bạn học đánh đập, xa lánh.
Kể lại với chúng tôi, ông Sơn giận dữ: "Vợ tôi ngồi ở bàn bên này thì Kiệm cầm ly bia sang mời rồi vuốt tóc khen đẹp để bỏ "trùng độc". Về nhà, vợ tôi kêu mệt mỏi, cơ thể mềm như cọng bún, chân nhấc không nổi. Nghi ngờ, tôi mang chiếc áo của vợ đi khám thì "thầy" bảo bà ấy bị "trùng độc" rất nặng. Gia đình tôi đã vay mượn mấy chục triệu đồng đưa bà ấy ra Hà Tĩnh chữa trị".
"Thầy" Thiện (phải) cắt thuốc trị "trùng độc" cho phóng viên
"Sao không đến bệnh viện khám?" - chúng tôi thắc mắc. Ông Sơn ngần ngừ: "Đi bệnh viện làm gì! Trước đây, thôn có nhiều người bị "trùng độc", đi bệnh viện mà đâu có khỏi". Ông Sơn nhắc tên hơn 10 người trong thôn phải ra Hà Tĩnh nhờ "thầy" chữa bệnh rồi cho biết: "Vợ tôi không kiêng cữ theo lời thầy nên bệnh vừa tái phát".
"Có bệnh thì vái tứ phương", anh Nguyễn Quang Việt ở thôn Tân Thái 3, xã Phú Xuân, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk, cũng đã tiêu tốn không ít tiền bạc để chữa trị "trùng độc". "Tôi bị "trùng độc" hơn 1 năm nay, chữa trị nhiều nơi nhưng vẫn chưa hết. Tôi cũng đã đến "thầy" Thiện ở TP Buôn Ma Thuột 3 lần, mua thuốc về uống nhưng chỉ đỡ một thời gian, gần đây người lại mệt mỏi" - anh bi quan.
Chẩn bệnh... 10 giây
Tại Đắk Lắk, "thầy" Thiện ở TP Buôn Ma Thuột nổi danh hơn cả trong giới "thầy, bà" chữa trị "trùng độc", được xem là người "cao tay" nhất. Căn nhà 2 tầng khang trang của "thầy" nằm trong hẻm 93 Hùng Vương, TP Buôn Ma Thuột. Thấy chúng tôi đến, một phụ nữ đứng tuổi bước ra đon đả chào mời rồi vào gọi "thầy".
Một người đàn ông trung niên tầm thước bước ra nhìn chúng tôi một lượt từ đầu xuống chân rồi hỏi: "Chữa bệnh hả?". Tôi bịa chuyện: "Ông anh tôi mấy hôm nay chẳng ăn uống được gì, đi nhiều bệnh viện mà vẫn không khỏi. Giờ anh ấy yếu lắm, chẳng đi lại được. Nghe nói thầy có thể xem áo chữa bệnh...".
"Thầy" Thiện liền bảo tôi đưa chiếc áo của "ông anh". Tôi lấy chiếc áo của mình đã chuẩn bị sẵn trong giỏ, đưa ông ta. "Thầy" mang áo tiến nhanh lại phía "bàn khám" - nơi để sẵn một cái ống nghe, một chiếc lọ nhỏ bên trong chứa ít bột màu trắng. Đưa lọ ra giữa bàn, "thầy" trùm chiếc áo của tôi lên rồi áp ống nghe vào áo. Chưa đầy 10 giây, "thầy" phán: "Bị nội tạng rồi đó! Bị dạ dày, đường ruột... mà nguyên nhân là do nhiễm "trùng độc" nên nó mới hành như vậy. Bây giờ, tôi cắt thuốc về uống cho nó tống ra. Tống nó ra thì mới ăn được, ngủ được".
Chúng tôi giả vờ ngơ ngác, không hiểu "trùng độc" là gì, ông Thiện liền giải thích: "Đây là loại trùng được người ta nuôi để hại người mà họ ghét. Cùng với loại trùng này, quá trình ăn uống tích tụ chất độc sẽ gây biến chứng. Vì bệnh đã biến chứng nên các bác sĩ tây y không thể tìm ra. Người bị nhiễm "trùng độc" để lâu sẽ di căn qua thần kinh, nội tạng rất nguy hiểm đến tính mạng".
Theo ông Thiện, trước mắt, chúng tôi không phải chở "ông anh" đến khám mà chỉ cần mua 3 thang thuốc về sắc uống. "Uống hết 3 thang này, bệnh sẽ giảm. Khi đó, đến đây cho tôi kiểm tra lại để biết uống thêm mấy thang nữa là dứt" - "thầy" dặn.
Chúng tôi tỏ ra dè dặt, đề nghị lấy trước 1 thang cho "ông anh" uống thử, nếu khả quan sẽ lên lấy tiếp. "Thầy" Thiện tỏ vẻ khó chịu nhưng cũng vào phòng lấy 1 gói thuốc nhỏ trao cho chúng tôi, giá 180.000 đồng. "Người bị "trùng độc" phải kiêng ăn thịt gà, các loại lòng và nhất là tránh xa đám ma. Trong gia đình có ai đi đám ma về thì phải dùng sả, bồ kết... xông kỹ mới được vào nhà" - ông ta nhắc.
Như để khách thêm tin tưởng, "thầy" với tay lấy cuốn sổ ghi tên tuổi người đến khám rồi khoe: "Tôi chữa bệnh khắp nước. Người đến chỗ tôi rất đông. Bố tôi học nghề bên Campuchia về chữa bệnh hơn 60 năm thì mất. Tôi nối nghiệp bố hơn 5 năm nay, người được tôi chữa khỏi bệnh không đếm xuể" - ông huênh hoang.
Rời nhà "thầy" Thiện, chúng tôi mang gói thuốc tìm đến Hội Đông y TP Buôn Ma Thuột và Trung tâm Kiểm định Dược phẩm - Mỹ phẩm, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk. Các cán bộ ở đây cho biết các loại cây, lá trong gói thuốc chỉ là lạc tiên, mã đề... thông thường.
Chỉ là suy nhược cơ thể, sốt siêu vi... Bác sĩ Hoàng Đức Hưng, Phó trưởng Khoa Cấp cứu - Khám bệnh Bệnh viện Đa Khoa Thiện Hạnh (tỉnh Đắk Lắk), cho biết thỉnh thoảng ông lại gặp một số người mắc cúm, sốt siêu vi, suy nhược cơ thể... nhưng cho rằng mình bị "trùng độc". "Mới đây, có một bệnh nhân tới khám vì thấy trong người mệt mỏi, khó chịu. Ông ta cho biết đã tới một "thầy" ở TP Buôn Ma Thuột khám thì "thầy" phán bị "trùng độc" giai đoạn cuối. Tuy nhiên, sau khi xét nghiệm, chúng tôi chỉ thấy bệnh nhân này bị sốt siêu vi" - bác sĩ Hưng nhớ lại. Theo bác sĩ Hưng, một số người bị cúm, sốt siêu vi... đã đến "thầy" bốc thuốc về uống. Các loại bệnh này nhiều khi không cần chữa trị vẫn tự khỏi nhưng khi hết bệnh, họ cứ nghĩ "thầy" cao tay. Từ đó, họ đồn thổi, thần thánh hóa "thầy, bà" khiến không ít người tin rằng có "trùng độc". "Đây là chuyện không có thật, không có cơ sở khoa học nhưng nhiều người vẫn tin theo" - bác sĩ Hưng băn khoăn.
Theo Cao Nguyên (Người lao động)
Tái xuất ca viêm não mô cầu ở miền Bắc Bệnh nhân B.H.D (21 tuổi, Phú Xuyên, Hà Nội) là ca đầu tiên ghi nhận viêm não mô cầu tại miền Bắc sau 1 năm vắng bóng. Ghi nhận ca đầu tiên ở miền Bắc BS Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng khoa Cấp cứu (BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết , bệnh nhân nhập viện tối ngày 10/2 trong tình trạng...