Nhiều bộ, ngành không chịu ‘nhả’ trụ sở cũ
Chủ trương di dời trụ sở các bộ, ngành, bệnh viện, trường học, cơ sở sản xuất ra khỏi nội thành Hà Nội đã phá sản vì nhiều đơn vị không chịu “nhả” trụ sở cũ.
Đó là một trong những nội dung được báo cáo giám sát của Ban Đô thị, HĐND TP Hà Nội gửi tới kỳ họp 3, HĐND TP Hà Nội khóa XV dự kiến diễn ra vào tuần tới (từ ngày 5 đến 8-12).
Cụ thể báo cáo kết quả giám sát về “Kết quả thực hiện các biện pháp đảm bảo thực hiện quy hoach, quy định về diện tích đất ở, nhà ở để phát triển nhà ở xã hội trong các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị theo quy định của Luật Thủ đô và nghị quyết của HĐND TP Hà Nội” do Ban Đô thị, HĐND TP Hà Nội chỉ rõ:
“Một số cơ quan, cơ sở giáo dục, y tế sau khi di dời đến cơ sở mới nhưng vẫn tiếp tục quản lý, sử dụng trụ sở cũ. Việc phê duyệt quy hoạch khu đất xây dựng mới một số bệnh viện để di dời ra khỏi khu vực nội thành chứa đảm bảo yêu cầu của Luật Thủ đô”.
Trụ sở mới khang trang của Bộ Nội vụ tại số 8 Tôn Thất Thuyết, quận Cầu Giấy (Hà Nội).
Video đang HOT
Nhưng Bộ Nội vụ vẫn “giữ” trụ sở cũ tại số 37 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội).
Theo đó báo cáo dẫn chứng một số bộ, ngành không chịu “nhả” những khu đất vàng là trụ sở cũ khi đã có trụ sở mới như Bộ Nội vụ; Thanh tra Chính phủ, BV Nội tiết Trung ương, BV K…
Theo báo cáo, nguyên nhân của hiện tượng trên là do trung ương chưa có cơ chế, quy định bắt buộc các đơn vị sau khi di dời phải bàn giao lại trụ sở cũ để phục vụ làm công trình công cộng, hạ tầng kỹ thuật như quy hoạch đề ra; nguồn vốn thực hiện công tác di dời lớn, đồng thời thiếu cơ chế chính sách sử dụng quỹ đất trụ sở sau di dời.
Báo cáo đề nghị Chính phủ chị đạo các bộ (Xây dựng, Y tế, Giáo dục, Lao động) sớm hoàn chỉnh lộ trình, biện pháp di dời trụ sở ra khỏi nội đô theo Quyết đinh 130/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ vào ngày 23-1-2015; ban hành cơ chế tài chính để khuyến khích, khai thác quỹ đất sau di dời có hiệu quả, đảm bảo tiến độ, lộ trình di dời.
Theo Trọng Phú ( Pháp Luật TPHCM)
Quảng Bình tiếp tục mưa lớn, nguy cơ lũ lụt tái diễn
Mưa lớn diễn ra từ đêm 7/11 đến ngày hôm nay 8/11 khiến nước tại các sông ở Quảng Bình lên nhanh, nhiều tuyến đường giao thông bị ngập trong nước. Người dân Quảng Bình đang đứng trước nguy cơ tiếp tục phải đương đầu với lũ.
Mưa lớn đã xảy ra ở các vùng phía Tây huyện Bố Trạch và các huyện Quảng Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa... khiến nước ở các sông dâng cao. Tại xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, mưa lớn đã làm nước ở sông Son dâng lên, nhiều nhà hàng, khách sạn và nhà dân đã bị ngập nước. Đặc biệt, khu chợ Sơn Trạch bị ngập sâu khoảng 1,5m, trục đường vào xã Sơn Trạch ngập khoảng gần 1m.
Nhiều nơi tại Quảng Bình tiếp tục bị ngập trong nước. (Ảnh M.K)
Còn tại xã Phúc Trạch, khu vực chợ Troóc cũng bị ngập nặng, khoảng 1km đường Hồ Chí Minh qua địa bàn xã ngập sâu. Theo thống kê sơ bộ, đã có gần 1.000 nhà dân ở đây bị ngập. Để đảm bảo an toàn, trong sáng 8/11, nhiều trường học tại địa bàn xã này phải cho học sinh nghỉ học. Người dân cũng đang tất bật dọn đồ lên cao để tránh lũ.
Trường Tiểu học số 1 Phúc Trạch bị ngập trong nước. (Ảnh Q.H)
Tại thị xã Ba Đồn, mưa lớn cũng khiến nhiều thôn của xã Quảng Sơn bị chia cắt, nhiều tuyến đường giao thông tê liệt.
Nếu mưa lớn còn tiếp diễn, nhiều địa phương khả năng sẽ tiếp tục chìm trong nước. Người dân Quảng Bình đứng trước nguy cơ phải hứng chịu liên tiếp 3 trận lũ trong vòng chưa đầy 1 tháng.
Tiến Thành
Theo Dantri
Thêm 12 người nhiễm virus Zika tại TP. HCM Viện Pasteur TP.HCM cho biết, với số ca mắc mới phát hiện (12 ca) đã nâng tổng số ca mắc Zika trên địa bàn thành phố đến thời điểm này là 17 trường hợp. Phụ nữ bi nhiễm virus zika trong 3 tháng đầu có nguy cơ sinh con mắc hội chứng đầu nhỏ. Ngày 31/10, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y...