Nhiều biện pháp hỗ trợ dân vùng hạn, mặn
Trong số 64 xã, phường, thị trấn của tỉnh Bến Tre đến nay, chỉ còn bốn xã ở huyện Chợ Lách nguồn nước sinh hoạt chưa bị nước mặn tấn công. Xâm nhập mặn làm thiệt hại hơn 13 ngàn ha trong tổng số 14 ngàn ha lúa đông xuân của tỉnh, chiếm hơn 90%. Tuy nhiên, khả năng 100% diện tích lúa đông xuân sẽ bị thiệt hại do lúa đang giai đoạn ngâm sữa lại bị mặn xâm nhập nên không thể trổ bông. Ngoài ra, 88 ngàn hộ dân trong tỉnh thiếu nước ngọt sinh hoạt, phải tốn kém, vất vả trong việc tìm nguồn nước thay thế. Riêng người dân ba huyện Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú phải mua nước ngọt với giá từ 40-70 ngàn đồng/m3. Các bệnh viện, trường học trong tỉnh thiếu nước ngọt phục vụ sản xuất, đời sống.
Tại Kiên Giang, theo thống kê đến ngày 7-3, có thêm 21 ngàn ha lúa đông xuân khu vực Tứ giác Long Xuyên và U Minh Thượng bị thiệt hại, nâng tổng số diện tích lúa đông xuân bị thiệt hại lên 55 ngàn ha. Hàng chục ngàn hộ dân ở sáu đơn vị gồm: TP Rạch Giá, thị xã Hà Tiên, huyện Châu Thành, Hòn Đất, Kiên Lương, Kiên Hải thiếu nước sinh hoạt. Riêng các xã đảo thuộc huyện Kiên Hải, quần đảo Nam Du phải trông chờ nguồn nước từ đất liền chở ra.
Mặn đã xâm nhập toàn bộ tỉnh Cà Mau, kể cả vùng ngọt hóa ở hai huyện Thới Bình và Trần Văn Thời. Các kênh, rạch cạn kiệt, khô đáy nên việc cung cấp nước ngọt sinh hoạt, đi lại khó khăn. Mực nước trong rừng tràm U Minh Hạ thấp hơn ba tấc so với trung bình hàng năm, khoảng 40 ngàn ha rừng tràm thiếu nước. Trong đó, khoảng 4.000 ha nguy cơ cháy cao, trong khi các kênh đang khô cạn, nếu cháy rừng xảy ra không có nước chữa. Hơn 2.700 ha tôm thiệt hại do độ mặn cao từ 20-25 gam/lít. Triều cường dâng cao tràn qua gần 100 km đê biển Tây. Đường Hồ Chí Minh đoạn mới thông xe từ thị trấn Năm Căn đến huyện Ngọc Hiển nhiều đoạn nước biển tràn qua, gây thiệt hại lớn.
Video đang HOT
Bản đồ hiện trạng và dự báo mặn xâm nhập vùng ĐBSCL năm 2016.
Trước tình trạng hạn, xâm nhập mặn nghiêm trọng này, các tỉnh trong vùng thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ người dân duy trì sản xuất, ổn định cuộc sống.
Ông Võ Thành Hạo, Bí thư Tỉnh ủy Bến tre, cho biết: Tỉnh ứng ngân sách xây dựng cống, đập tạm thời ở các đoạn sông để cứu lúa, vườn cây ăn trái. Sử dụng xà lan, xe bồn, xe chữa cháy chở nước ngọt đến cho dân ba huyện ven biển, đến bệnh viện, trường học, nhà máy công nghiệp, khách sạn phục vụ dân. Tỉnh có kế hoạch hỗ trợ các hộ dân trữ nước mưa tại các ao hồ bằng các dùng vải nhựa (giá 30 ngàn đồng/m2) để sử dụng lâu dài, hỗ trợ các hộ ven biển mua thêm lu, bồn chứa nước mưa. Về lâu dài, Nhà nước cần hỗ trợ tỉnh 300 tỷ đồng để xây cống Thủ Cửu tích nước ngọt phục vụ cho dân ba huyện ven biển Ba Tri, Thạnh Phú và Bình Đại.
Tỉnh Kiên Giang đã đắp 96 đập tạm ở các sông, rạch để bảo vệ lúa đông xuân. Tỉnh cũng khoan giếng ngầm cung cấp nước bổ sung 20 ngàn mét khối nước ngọt sinh hoạt cho người dân TP Rạch Giá, các huyện Hòn Đất, Châu Thành; Đào hồ chứa nước ngọt tại vùng U Minh Thượng; Sử dùng xà lan chở nước ngọt phục vụ dân ở các huyện Kiên Hải, Kiên Lương và các xã đảo thuộc quần đảo Nam Du. Ông Phạm Vũ Hồng, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang chia sẻ: “Đây chỉ là những biện pháp tình thế để giải quyết khó khăn trước mắt. Về lâu dài, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cần chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng mùa vụ, từng địa phương trên cơ sơ quy hoạch lại hệ thống thủy lợi thích ứng với biến đổi khí hậu, làm tuyến đê, cống ven biển ngăn mặn, giữ ngọt, chống sạt lở, giúp dân sinh sống ổn định lâu dài”.
Dự báo tình trạng hạn, xâm nhập mặn còn gay gắt, kéo dài đến tháng 6-2016, ảnh hưởng đến nửa triệu ha lúa hè thu không thể xuống giống do thiếu nước ngọt, hàng trăm ngàn hộ dân thiếu nước ngọt sinh hoạt. Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát, cho biết: “Bộ NN&PTNT đánh giá cao sự chủ động của các địa phương trong thực hiện nhiều biện pháp phòng chống hạn, xâm nhập mặn bảo vệ sản xuất, đời sống người dân. Bên cạnh sự hỗ trợ của các bộ, ngành Trung ương, người dân và cả hệ thống chính trị cần phải vào cuộc trong công tác phòng chống hạn, mặn lịch sử này. Bộ NN&PTNT đã và đang rà soát lại quy hoạch hệ thống thủy lợi toàn vùng, trên cơ sở đó ưu tiên xây dựng các công trình thủy lợi phòng chống hạn mặn, thích ứng với biến đổi khí hậu, gắn với quy hoạch lại sản xuất từng vùng, từng tỉnh để chuyển đổi cây trồng, vật nuôi ở những nơi không thể trồng lúa, nuôi thủy sản… nhằm ổn định cuộc sống người dân.
THANH TÂM
Theo_Báo Nhân Dân
Hàng chục hộ dân ở Tiền Giang bị thiệt hại do gió lốc
Một cơn mưa kèm theo lốc xoáy đã làm thiệt hại 50 căn nhà dân ở thị trấn Mỹ Phước và xã Phước Lập.
Ngày 14/10, Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai tỉnh Tiền Giang cho biết: trên địa bàn tỉnh vừa xảy ra một trận mưa dông kèm theo lốc xoáy làm thiệt hại hàng chục căn nhà của người dân.
Các căn nhà bị hư hỏng ngay sau khi gió lốc đi qua.
Chiều 13/10, tại huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang đã xảy ra một cơn mưa kèm theo lốc xoáy đã làm thiệt hại 50 căn nhà dân ở thị trấn Mỹ Phước và xã Phước Lập. Trong đó, có 11 căn nhà sập hoàn toàn, 20 căn nhà bị tốc mái, 19 căn nhà bị xiêu vẹo. Ngoài ra, trận lốc xoáy này còn làm đổ ngã nhiều cây ăn trái, cây xanh khác. Ước tính thiệt hại sơ bộ ban đầu lên đến hàng trăm triệu đồng.
Trước đó, mưa to kèm theo gió lốc đã làm sập 4 căn nhà, tốc mái 21 căn nhà của người dân các xã Tam Hiệp, Kim Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Ngoài ra khu vực này còn có 32 cây sa pô từ 4-9 năm tuổi, 52 cây vú sữa đã cho trái và 3 cây dừa đã bị đổ ngã do dông gió.
Thiệt hại do thiên tai gây ra tại huyện Châu Thành trên 420 triệu đồng. Rất may là không có thiệt hại về người. Sau khi thiên tai đi qua, chính quyền, đoàn thể các địa phương trên đã đến thăm, tổ chức lực lượng hỗ trợ các gia đình nạn nhân khắc phục hiện trường, sửa lại nhà ở. Đồng thời thống kê chính xác thiệt hại, hoàn cảnh của từng gia đình nạn nhân để có chính sách hỗ trợ./.
Nhật Trường
Theo_VOV
Được bồi thường thế nào khi bị thiệt hại do xe khách hủy chuyến? Khi hanh khach đa mua ve xe, ngươi vân chuyên cân phai vân chuyên theo đung hơp đông, đam bao quyên lơi cho hanh khach theo đung quy đinh cua phap luât. Hỏi: Chúng tôi từ Thái Bình vào Sài Gòn để làm việc sau Tết, đã mua vé xe giường nằm cho 16 người nhưng đến giờ đi nhà xe bảo hết...