Nhiều bí thư tỉnh làm phó ban Nội chính, Kinh tế trung ương
Nhân sự lãnh đạo cấp phó được điều động về hai ban Nội chính, Kinh tế hầu hết là các ủy viên trung ương Đảng và giữ cương vị bí thư tỉnh ủy.
Theo các quyết định điều động, phân công của Bộ Chính trị, ngoài Trưởng ban Nguyễn Bá Thanh, 3 phó ban Nội chính gồm các ông Phan Đình Trạc (Bí thư tỉnh ủy Nghệ An), Nguyễn Doãn Khánh (Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ), Phạm Anh Tuấn (Phó chánh văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng).
Cơ cấu nhân sự của hai ban Nội chính và Kinh tế đã cơ bản hoàn thiện để đi vào hoạt động. Ảnh: Nguyễn Đông – Hoàng Hà.
Ở Ban Kinh tế, ngoài Trưởng ban Vương Đình Huệ, 4 phó ban gồm các ông Phạm Xuân Đương (Bí thư tỉnh ủy Thái Nguyên), Nguyễn Xuân Cường (Bí thư tỉnh ủy Bắc Kạn), Đinh Văn Cương (Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Tây Bắc), Bùi Văn Thạch (phó chánh văn phòng trung ương Đảng).
Các ông này đều được thôi chức để giữ cương vị mới ở hai ban. Cũng theo quyết định của Bộ Chính trị, thay thế vị trí bí thư tỉnh ủy Thái Nguyên là ông Nguyễn Đình Phách (ông Phách thôi giữ chức Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng).
Ban Nội chính đã hoạt động, đầu tiên là với chức năng cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Ban Kinh tế Trung ương nhận chuyển giao tổ chức, bộ máy, con người từ Vụ Kinh tế và Vụ Xã hội (thuộc Văn phòng Trung ương Đảng), tổng cộng hơn 30 người, để bắt đầu thực hiện chức năng là cơ quan tham mưu của Ban chấp hành Trung ương mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương, các chính sách lớn thuộc lĩnh vực kinh tế – xã hội.
Sáng 4/2, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã ra mắt với 16 thành viên. Ngoài trưởng ban là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong số 5 phó trưởng ban có 3 người là ủy viên Bộ Chính trị, 2 ủy viên trung ương Đảng; trong số 10 ủy viên cũng có 3 người là ủy viên Bộ chính trị, 2 người là bí thư trung ương Đảng và 5 người còn lại là ủy viên trung ương Đảng.
Video đang HOT
Theo VNE
Thành lập BCĐ T.Ư về phòng chống tham nhũng với 16 thành viên
Bộ Chính trị vừa ban hành các quyết định số 162, 163 thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (gọi tắt BCĐ) và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của BCĐ.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng - Ảnh: Ngọc Thắng
Theo quyết định 162, BCĐ trực thuộc Bộ Chính trị gồm 16 thành viên (trong đó có 7 thành viên là Ủy viên Bộ Chính trị) do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban. 5 Phó trưởng ban gồm: Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư Ngô Văn Dụ, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó chủ tịch QH Uông Chu Lưu và Trưởng ban Nội chính T.Ư Nguyễn Bá Thanh.
Các thành viên còn lại của BCĐ gồm: Trưởng ban Tổ chức T.Ư Tô Huy Rứa, Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư Đinh Thế Huynh, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, Bí thư T.Ư Đảng - Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND VN Ngô Xuân Lịch, Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình, Viện trưởng Viện KSNDTC Nguyễn Hòa Bình, Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh, Tổng kiểm toán nhà nước Đinh Tiến Dũng, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban T.Ư MTTQ VN Vũ Trọng Kim, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH Nguyễn Văn Hiện.
9 nhiệm vụ và 6 quyền hạn
Tất cả 16 đồng chí thành viên BCĐ phải là 16 tấm gương về giữ gìn đạo đức lối sống, không bị cám dỗ bởi bất cứ lợi ích nào, không ngại bất cứ lực cản không trong sáng nào
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
Theo Quyết định 163 của Bộ Chính trị, trong 9 nhóm nhiệm vụ của BCĐ, đáng chú ý là nhiệm vụ chỉ đạo cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc T.Ư thông qua hoạt động thuộc phạm vi trách nhiệm của mình làm rõ nguyên nhân, điều kiện phát sinh tham nhũng, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để xảy ra tham nhũng chỉ đạo các cấp ủy và tổ chức đảng trực thuộc T.Ư phối hợp kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra trong phòng, chống tham nhũng chỉ đạo đôn đốc điều tra, truy tố, xét xử đối với vụ, việc tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp hoặc dư luận xã hội đặc biệt quan tâm Chỉ đạo Ban Cán sự Đảng Chính phủ và các cơ quan liên quan báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng...
BCĐ có 6 quyền hạn, trong đó đáng chú ý là chỉ đạo, phối hợp các cơ quan kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử đối với các vụ, việc tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp hoặc dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Trong trường hợp cần thiết, trực tiếp chỉ đạo về chủ trương xử lý đối với một số vụ, việc cụ thể hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền giải quyết lại nhằm bảo đảm việc xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật. Đồng thời, kiến nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định hoặc trực tiếp chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền tạm đình chỉ công tác, sinh hoạt đảng, sinh hoạt cấp ủy theo phân cấp quản lý khi cán bộ, đảng viên có dấu hiệu tham nhũng hoặc có hành vi cản trở, gây khó khăn đối với hoạt động phòng, chống tham nhũng. Được sử dụng bộ máy tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan, tổ chức có liên quan để phục vụ nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng khi cần thiết.
Các quyết định trên có hiệu lực thi hành từ ngày 1.2.2013.
Mỗi thành viên phải hết sức gương mẫu
Phát biểu kết luận tại phiên họp đầu tiên của BCĐ, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Việc T.Ư quyết định thành lập BCĐ T.Ư về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị là xuất phát từ yêu cầu khách quan, với mong muốn, quyết tâm cao hơn, tạo bước chuyển mới, rõ rệt hơn nữa trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
Theo Tổng bí thư, phòng, chống tham nhũng là công việc vô cùng hệ trọng, liên quan đến sự bền vững của chế độ, nhưng cực kỳ khó khăn, phức tạp vì liên quan đến lợi ích vật chất, tiền tài, danh vọng, liên quan đến chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, động chạm đến những người có chức, có quyền. Chính vì vậy, Đảng, Nhà nước ta đã làm nhiều lần, làm quyết liệt nhiều việc, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm và phải làm lâu dài, làm quyết liệt hơn nữa, kiên trì, bền bỉ, không thể nóng vội. Việc thành lập BCĐ lần này với mong muốn đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng, vừa kế thừa những cái đã có trước, vừa có những điểm mới bổ sung, phát triển.
Ông cũng đề nghị mỗi thành viên, cán bộ làm việc trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng phải hết sức gương mẫu, liêm, dũng, chính, trực, tức là phải trong sạch, dũng cảm, ngay thẳng, công tâm, trung thực. Bản thân mỗi đồng chí và cả gia đình, vợ, con, phải giữ gìn sự trong sạch, rồi mới chống tham nhũng được, nếu không nói chẳng ai nghe, tay đã nhúng chàm thì không thể làm gì khác được. Tất cả 16 đồng chí thành viên BCĐ phải là 16 tấm gương về giữ gìn đạo đức lối sống, không bị cám dỗ bởi bất cứ lợi ích nào, không ngại bất cứ lực cản không trong sáng nào.
Phân công cấp phó của Ban Nội chính và Ban Kinh tế Trung ương
Sau quyết định phân công Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh giữ chức Trưởng ban Nội chính và Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ giữ chức Trưởng ban Kinh tế T.Ư, tại phiên họp ngày 31.1.2013, Bộ Chính trị quyết định việc điều động, phân công ông Phan Đình Trạc, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An và ông Nguyễn Doãn Khánh, Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ, đồng giữ chức Phó trưởng ban Nội chính T.Ư.
Cũng theo quyết định điều động của Bộ Chính trị, các ông gồm: Phạm Xuân Đương - Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Nguyễn Xuân Cường - Bí thư Tỉnh ủy Bắc Kạn và ông Đinh Văn Cương - Phó trưởng ban Thường trực BCĐ Tây Bắc, cùng giữ chức Phó trưởng ban Kinh tế T.Ư.
Bộ Chính trị đồng thời phân công ông Nguyễn Đình Phách thôi giữ chức Chánh văn phòng BCĐ T.Ư về phòng, chống tham nhũng để giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên.
Trước đó, Ban Bí thư cũng đã quyết định phân công ông Phạm Anh Tuấn thôi giữ chức Phó chánh văn phòng Thường trực BCĐ T.Ư về phòng, chống tham nhũng để giữ chức Phó trưởng ban Nội chính T.Ư ông Bùi Văn Thạch thôi giữ chức Phó chánh văn phòng T.Ư Đảng để giữ chức Phó trưởng ban Kinh tế T.Ư.
Ban Nội chính T.Ư và Ban Kinh tế T.Ư chính thức hoạt động từ ngày 1.2.2013 Trụ sở của Ban Nội chính T.Ư đặt tại số 6 Bà Huyện Thanh Quan, Q.Ba Đình, Hà Nội Trụ sở của Ban Kinh tế T.Ư đặt tại 3B Hoàng Diệu, Q.Ba Đình, Hà Nội.
Theo TNO
Toàn cảnh nhân sự Ban Nội chính Trung ương Dự kiến ngày 4/2, Ban Nội chính Trung ương, cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng chính thức ra mắt. Lãnh đạo Ban Nội chính Trung ương gồm 1 trưởng ban và 3 phó ban. Trưởng Ban Nội chính T.Ư Nguyễn Bá Thanh Ngày 28/12/2012, Bộ Chính trị đã ban hành các quyết định về...